Thay vì kết thúc vào ngày 20/2 như dự kiến ban đầu thì Nga bất ngờ kéo dài tập trận ở Belarus đến tận giữa năm nay. Điều này càng khiến Mỹ và NATO lo ngại về việc Moscow có lực lượng lớn áp sát cả phía Đông và Tây của Ukraine."Tổng thống Belarus và Nga đã quyết định tiếp tục kiểm tra mức độ sẵn sàng của các lực lượng", Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Victor Khrenin hôm nay cho biết trong một tuyên bố.Ông giải thích quyết định này được đưa ra do hoạt động quân sự gia tăng dọc biên giới Belarus - Nga và vì tình hình "leo thang" ở miền đông Ukraine.Các cuộc tập trận tại Belarus, dự kiến kết thúc vào ngày 20/2 vốn đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Moscow và phương Tây trước cáo buộc Nga muốn động binh xâm lược Ukraine.Việc quyết định kéo dài tập trận trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố trước đó được đưa ra từ phía Belarus lẫn Nga."Hãy đặt thời hạn cụ thể và công khai thông tin về cuộc diễn tập, để chúng ta không bị cáo buộc vô cớ tập kết lực lượng chuẩn bị cho chiến tranh", Tổng thống Lukashenko nói với các quan chức quân đội Belarus trước khi cuộc tập trận diễn ra.Còn Điện Kremlin từng cho biết, thông tin Estonia chuẩn bị tiếp nhận 5.000 lính NATO khiến Nga có lý do lo lắng."Chính những điều này chứng tỏ chúng tôi có cơ sở lo ngại và chứng minh Nga không phải nguyên nhân gây căng thẳng", phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.Washington trước đó nói rằng Điện Kremlin đã điều động khoảng 30.000 quân đến tham gia các cuộc tập trận trên khắp Belarus, cả ở khu vực biên giới phía bắc Ukraine.Bộ Quốc phòng Belarus cho hay các cuộc tập trận quy mô lớn sẽ tiếp diễn với mục đích đảm bảo phản ứng quân sự kịp thời trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.“Ở thao trường huấn luyện Baranovichi, các đơn vị phòng không thuộc lính thủy đánh bộ Nga đã thực hiện việc đánh lui những cuộc không kích của đối phương. Các đơn vị thuộc lữ đoàn cơ động của quân đội Belarus cũng tham gia vào hoạt động huấn luyện phòng ngự”, hãng tin TASS dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Belarus nêu rõ.“Ở khu vực Rechitsa, lực lượng bộ binh cơ giới Nga đã đập tan những cuộc không kích giả định của đối phương, thực hiện các nhiệm vụ duy trì khả năng sống sót trên chiến trường, chạy thoát khỏi vòng vây và quay trở lại các vị trí phòng thủ, cũng như vượt qua các chướng ngại vật được đặt trên mặt sông Pripyat”, thông cáo cho biết thêm.Theo giới chức quân sự Belarus, các binh sĩ bộ binh cơ giới của nước này tại trường bắn Gozhsky “đã tiến hành che chắn sở chỉ huy, nhiều đồn bốt và vị trí phòng thủ của các đơn vị quân đội khỏi những cuộc không kích từ đối phương”.Còn tại thao trường Brestsky, lực lượng đặc nhiệm Belarus và lính dù Nga đã “tiến hành bảo vệ các cơ sở quân sự, các đoàn xe hậu cần cũng như khám phá nhiều rương vũ khí của các băng đảng buôn lậu”.Cuộc tập trận ban đầu được lên kế hoạch từ ngày 10/2 đến 20/2/2022 trên lãnh thổ Belarus, tập trung vào cách đẩy lùi cuộc xâm lược từ bên ngoài, chống khủng bố và bảo vệ lợi ích của hai nước.Hàng chục nghìn binh sĩ bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm, xe tăng, pháo tự hành, pháo phản lực, chiến đấu cơ và hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 của Nga đã được huy động cho sự kiện này.Ngoài các thao trường gần biên giới với Ukraine, liên quân Nga - Belarus cũng diễn tập tại các thao trường gần Ba Lan và Litva, cả hai nước này đều là thành viên của NATO.Ông Aleksandr Volfovich khẳng định Belarus sẽ không giúp đỡ Nga tấn công Ukraine, và Nga cũng không cần làm điều đó.Đây là lần triển khai quân sự lớn nhất của Nga trên lãnh thổ Belarus kể từ sau Chiến tranh Lạnh.Belarus là đồng minh chủ chốt của Nga. Moscow từng hỗ trợ chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko đối phó các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn năm 2020. Trong khi đó ông Lukashenko gần đây tuyên bố Belarus sẵn sàng tham chiến nếu đồng minh Nga bị tấn công.Căng thẳng Ukraine tăng nhiệt từ cuối năm ngoái, sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 120.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công nước láng giềng.Trong những tuần qua, Mỹ liên tục phát cảnh báo Nga "sắp tấn công" nhưng chính phủ Ukraine tin rằng tình hình "không có gì mới".Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự ở biên giới là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.Điện Kremlin cáo buộc phương Tây đang cố gắng làm suy yếu an ninh Nga bằng cách kéo gần Ukraine về phía NATO.Sau nhiều tuần căng thẳng lên cao, bất ngờ ngày 15/2 Nga thông báo các đơn vị thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam đang trở về căn cứ sau khi hoàn thành diễn tập gần Ukraine. Động thái này được đánh giá là nhằm hạ nhiệt căng thẳng và đáp trả cáo buộc họ sẽ tấn công Ukraine ngày 16/2.Tuy nhiên, Ukraine và nhiều lãnh đạo phương Tây hoài nghi tuyên bố của Nga, khi nói rằng không thấy bằng chứng Moscow rút quân.Tình báo phương Tây vẫn lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể ra lệnh tấn công Ukraine bất cứ khi nào.
Thay vì kết thúc vào ngày 20/2 như dự kiến ban đầu thì Nga bất ngờ kéo dài tập trận ở Belarus đến tận giữa năm nay. Điều này càng khiến Mỹ và NATO lo ngại về việc Moscow có lực lượng lớn áp sát cả phía Đông và Tây của Ukraine.
"Tổng thống Belarus và Nga đã quyết định tiếp tục kiểm tra mức độ sẵn sàng của các lực lượng", Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Victor Khrenin hôm nay cho biết trong một tuyên bố.
Ông giải thích quyết định này được đưa ra do hoạt động quân sự gia tăng dọc biên giới Belarus - Nga và vì tình hình "leo thang" ở miền đông Ukraine.
Các cuộc tập trận tại Belarus, dự kiến kết thúc vào ngày 20/2 vốn đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Moscow và phương Tây trước cáo buộc Nga muốn động binh xâm lược Ukraine.
Việc quyết định kéo dài tập trận trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố trước đó được đưa ra từ phía Belarus lẫn Nga.
"Hãy đặt thời hạn cụ thể và công khai thông tin về cuộc diễn tập, để chúng ta không bị cáo buộc vô cớ tập kết lực lượng chuẩn bị cho chiến tranh", Tổng thống Lukashenko nói với các quan chức quân đội Belarus trước khi cuộc tập trận diễn ra.
Còn Điện Kremlin từng cho biết, thông tin Estonia chuẩn bị tiếp nhận 5.000 lính NATO khiến Nga có lý do lo lắng.
"Chính những điều này chứng tỏ chúng tôi có cơ sở lo ngại và chứng minh Nga không phải nguyên nhân gây căng thẳng", phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.
Washington trước đó nói rằng Điện Kremlin đã điều động khoảng 30.000 quân đến tham gia các cuộc tập trận trên khắp Belarus, cả ở khu vực biên giới phía bắc Ukraine.
Bộ Quốc phòng Belarus cho hay các cuộc tập trận quy mô lớn sẽ tiếp diễn với mục đích đảm bảo phản ứng quân sự kịp thời trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.
“Ở thao trường huấn luyện Baranovichi, các đơn vị phòng không thuộc lính thủy đánh bộ Nga đã thực hiện việc đánh lui những cuộc không kích của đối phương. Các đơn vị thuộc lữ đoàn cơ động của quân đội Belarus cũng tham gia vào hoạt động huấn luyện phòng ngự”, hãng tin TASS dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Belarus nêu rõ.
“Ở khu vực Rechitsa, lực lượng bộ binh cơ giới Nga đã đập tan những cuộc không kích giả định của đối phương, thực hiện các nhiệm vụ duy trì khả năng sống sót trên chiến trường, chạy thoát khỏi vòng vây và quay trở lại các vị trí phòng thủ, cũng như vượt qua các chướng ngại vật được đặt trên mặt sông Pripyat”, thông cáo cho biết thêm.
Theo giới chức quân sự Belarus, các binh sĩ bộ binh cơ giới của nước này tại trường bắn Gozhsky “đã tiến hành che chắn sở chỉ huy, nhiều đồn bốt và vị trí phòng thủ của các đơn vị quân đội khỏi những cuộc không kích từ đối phương”.
Còn tại thao trường Brestsky, lực lượng đặc nhiệm Belarus và lính dù Nga đã “tiến hành bảo vệ các cơ sở quân sự, các đoàn xe hậu cần cũng như khám phá nhiều rương vũ khí của các băng đảng buôn lậu”.
Cuộc tập trận ban đầu được lên kế hoạch từ ngày 10/2 đến 20/2/2022 trên lãnh thổ Belarus, tập trung vào cách đẩy lùi cuộc xâm lược từ bên ngoài, chống khủng bố và bảo vệ lợi ích của hai nước.
Hàng chục nghìn binh sĩ bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm, xe tăng, pháo tự hành, pháo phản lực, chiến đấu cơ và hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 của Nga đã được huy động cho sự kiện này.
Ngoài các thao trường gần biên giới với Ukraine, liên quân Nga - Belarus cũng diễn tập tại các thao trường gần Ba Lan và Litva, cả hai nước này đều là thành viên của NATO.
Ông Aleksandr Volfovich khẳng định Belarus sẽ không giúp đỡ Nga tấn công Ukraine, và Nga cũng không cần làm điều đó.
Đây là lần triển khai quân sự lớn nhất của Nga trên lãnh thổ Belarus kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Belarus là đồng minh chủ chốt của Nga. Moscow từng hỗ trợ chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko đối phó các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn năm 2020. Trong khi đó ông Lukashenko gần đây tuyên bố Belarus sẵn sàng tham chiến nếu đồng minh Nga bị tấn công.
Căng thẳng Ukraine tăng nhiệt từ cuối năm ngoái, sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 120.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công nước láng giềng.
Trong những tuần qua, Mỹ liên tục phát cảnh báo Nga "sắp tấn công" nhưng chính phủ Ukraine tin rằng tình hình "không có gì mới".
Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự ở biên giới là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.
Điện Kremlin cáo buộc phương Tây đang cố gắng làm suy yếu an ninh Nga bằng cách kéo gần Ukraine về phía NATO.
Sau nhiều tuần căng thẳng lên cao, bất ngờ ngày 15/2 Nga thông báo các đơn vị thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam đang trở về căn cứ sau khi hoàn thành diễn tập gần Ukraine. Động thái này được đánh giá là nhằm hạ nhiệt căng thẳng và đáp trả cáo buộc họ sẽ tấn công Ukraine ngày 16/2.
Tuy nhiên, Ukraine và nhiều lãnh đạo phương Tây hoài nghi tuyên bố của Nga, khi nói rằng không thấy bằng chứng Moscow rút quân.
Tình báo phương Tây vẫn lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể ra lệnh tấn công Ukraine bất cứ khi nào.