Chỉ trong ít ngày vừa qua, rất nhiều quốc gia NATO tỏ ra rất "nhiệt tình" với cuộc xung đột Ukraine, thậm chí nhiều nước còn trực tiếp gửi binh lính tới hỗ trợ Kiev, trong cuộc xung đột đang ngày càng trở nên nóng bỏng với Moscow.Đầu tiên phải kể đến là Anh, quốc gia có sức mạnh quân sự và kinh tế hàng đầu châu Âu này đã gửi khoảng 30 lính tinh nhuệ, cùng ít nhất 2000 tổ hợp súng chống tăng tới Ukraine.Động thái của Anh có thể được coi là công khai nhất và London cũng được cho là có sự ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev, trong vấn đề căng thẳng ở miền Đông Ukraine.Kế đến là Mỹ, quốc gia này đã hỗ trợ rất lớn cho Ukraine về mặt tài chính. Cụ thể, chỉ tính riêng trong năm 2021 vừa rồi, Washington đã hỗ trợ cho Kiev lượng hàng hóa quân sự quốc phòng lên tới 400 triệu USD.Trong số những loại vũ khí được Mỹ viện trợ hoặc bán với giá rẻ cho Quân đội Ukraine, phải kể đến các tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin - thứ vũ khí được cho là đủ khả năng tấn công, tiêu diệt mọi xe tăng chủ lực của Nga hiện tại.Pháp và Đức - hai quốc gia đồng minh thân thiết nhất ở châu Âu, cũng tỏ ra rất quan tâm tới vấn đề Ukraine. Hai quốc gia này hiện đang tham gia cuộc tập trận chung đa quốc gia, được tổ chức ở Lithuania.Cuộc tập trận được cho là có kịch bản để đối phó với cuộc chiến tranh tiềm tàng với Moscow. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng, Pháp và Đức nhiều khả năng sẽ không muốn can thiệp quá sâu vào vấn đề Ukraine.Đơn giản là vì cả Pháp và Đức - cùng nhiều quốc gia khác ở châu Âu, đang phải đối mặt với mùa đông lạnh giá. Và trong trường hợp "mất lòng" Moscow, rất có thể một lượng khí đốt khổng lồ tới các quốc gia này sẽ bị cắt giảm.Đan Mạch - một quốc gia ít tiếng tăm về mặt quân sự ở châu Âu, thực tế cũng đã nhúng tay vào cuộc xung đột ở Ukraine, bằng cách gửi một khinh hạm và nhiều chiến đấu cơ tới vùng biển Baltic.Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao của Đan Mạch còn khẳng định trên truyền hình quốc gia của nước này rằng, Đan Mạch đang "sẵn sàng hơn bao giờ hết" trong nỗ lực trừng phạt Nga của phương Tây.Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Canada cũng can dự vào cuộc xung đột của Ukraine - hoặc ít nhất là có động thái "đổ thêm dầu vào lửa", khi gửi quân tới Latvia tập trận và hứa hẹn với Kiev về một khoản vay trị giá 95 triệu USD.Nhiều quốc gia khác ở châu Âu - ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, lại lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với cuộc xung đột này - đó là tiếp cận từ phía Nga, khi muốn cả Nga và Ukraine hạ nhiệt và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chỉ trong ít ngày vừa qua, rất nhiều quốc gia NATO tỏ ra rất "nhiệt tình" với cuộc xung đột Ukraine, thậm chí nhiều nước còn trực tiếp gửi binh lính tới hỗ trợ Kiev, trong cuộc xung đột đang ngày càng trở nên nóng bỏng với Moscow.
Đầu tiên phải kể đến là Anh, quốc gia có sức mạnh quân sự và kinh tế hàng đầu châu Âu này đã gửi khoảng 30 lính tinh nhuệ, cùng ít nhất 2000 tổ hợp súng chống tăng tới Ukraine.
Động thái của Anh có thể được coi là công khai nhất và London cũng được cho là có sự ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev, trong vấn đề căng thẳng ở miền Đông Ukraine.
Kế đến là Mỹ, quốc gia này đã hỗ trợ rất lớn cho Ukraine về mặt tài chính. Cụ thể, chỉ tính riêng trong năm 2021 vừa rồi, Washington đã hỗ trợ cho Kiev lượng hàng hóa quân sự quốc phòng lên tới 400 triệu USD.
Trong số những loại vũ khí được Mỹ viện trợ hoặc bán với giá rẻ cho Quân đội Ukraine, phải kể đến các tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin - thứ vũ khí được cho là đủ khả năng tấn công, tiêu diệt mọi xe tăng chủ lực của Nga hiện tại.
Pháp và Đức - hai quốc gia đồng minh thân thiết nhất ở châu Âu, cũng tỏ ra rất quan tâm tới vấn đề Ukraine. Hai quốc gia này hiện đang tham gia cuộc tập trận chung đa quốc gia, được tổ chức ở Lithuania.
Cuộc tập trận được cho là có kịch bản để đối phó với cuộc chiến tranh tiềm tàng với Moscow. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng, Pháp và Đức nhiều khả năng sẽ không muốn can thiệp quá sâu vào vấn đề Ukraine.
Đơn giản là vì cả Pháp và Đức - cùng nhiều quốc gia khác ở châu Âu, đang phải đối mặt với mùa đông lạnh giá. Và trong trường hợp "mất lòng" Moscow, rất có thể một lượng khí đốt khổng lồ tới các quốc gia này sẽ bị cắt giảm.
Đan Mạch - một quốc gia ít tiếng tăm về mặt quân sự ở châu Âu, thực tế cũng đã nhúng tay vào cuộc xung đột ở Ukraine, bằng cách gửi một khinh hạm và nhiều chiến đấu cơ tới vùng biển Baltic.
Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao của Đan Mạch còn khẳng định trên truyền hình quốc gia của nước này rằng, Đan Mạch đang "sẵn sàng hơn bao giờ hết" trong nỗ lực trừng phạt Nga của phương Tây.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Canada cũng can dự vào cuộc xung đột của Ukraine - hoặc ít nhất là có động thái "đổ thêm dầu vào lửa", khi gửi quân tới Latvia tập trận và hứa hẹn với Kiev về một khoản vay trị giá 95 triệu USD.
Nhiều quốc gia khác ở châu Âu - ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, lại lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với cuộc xung đột này - đó là tiếp cận từ phía Nga, khi muốn cả Nga và Ukraine hạ nhiệt và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Pinterest.