Hải quân Algeria quyết định tăng cường sức mạnh chiến đấu của mình bằng cách mua các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình tiên tiến thuộc Dự án 20380 - lớp Steregushchy của Nga.Số lượng đơn hàng cụ thể là 3 tàu, và 2 trong số đó hiện đang được đóng tại nhà máy Severnaya Verf ở St Petersburg theo đơn đặt hàng của hải quân Nga, tức là Algeria sẽ nhận được phiên bản nội địa.Tạp chí Military Watch của Mỹ dẫn nguồn tin từ các hãng thông tấn Algeria cho biết, các tàu hộ tống nói trên dự kiến sẽ được chuyển giao từ năm 2021, đây là mốc thời gian hợp lý vì những con tàu này đã sắp hoàn thành."Chúng là một trong những lớp tàu chiến được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới so với cùng kích thước, không có đối thủ cho hạng này ngoài Nga", tạp chí Military Watch bình luận.Tờ báo Mỹ viết thêm, mặc dù kích thước nhỏ (lượng giãn nước đầy tải chỉ 2.200 tấn, thủy thủ đoàn 90 người và thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày), nhưng con tàu có 12 ống phóng thẳng đứng có thể chứa nhiều loại tên lửa khác nhau.Tên lửa Kalibr phiên bản chống hạm siêu than h 3M54Evà biến thể tên lửa hành trình tầm xa 3M14TE có thể được sử dụng như vũ khí chiến thuật để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước.Lớp chiến hạm này còn được tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Redut với tên lửa 9M96, đây chính là phiên bản hạm tàu của S-350 Vityaz. Mỗi tàu còn mang thêm 1 khẩu pháo hải quân A-190E cỡ 100 mm, hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ và 8 ống phóng ngư lôi.Cấu trúc thượng tầng hỗn hợp có diện tích phản xạ radar thấp, bao gồm thân tàu bằng thép chia thành 9 khoang kín nước. Tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, từ tính và hình ảnh mà con tàu để lại cũng được hạ thấp, vì nó được tạo ra với trọng tâm là khả năng tàng hình."Algeria từ lâu đã dựa vào sự phát triển của châu Âu trong việc biên chế hạm đội tàu mặt nước của mình. Việc mua lại những chiến hạm Dự án 20380 có thể là bước khởi đầu cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ của Nga trong lĩnh vực này", Military Watch bình luận.Theo ấn phẩm Mỹ, các tàu hộ tống Steregushchy có hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với nhiều tàu chiến lớn hơn. Điều này phù hợp với học thuyết chung của quân đội Nga, vốn dựa vào hạm đội nhỏ có khả năng chống lại các tàu lớn hơn nhiều.Trên các tàu hộ tống tàng hình Dự án 20380 có vũ khí tấn công, thường chỉ xuất hiện trên các tàu khu trục cỡ lớn. Bên cạnh đó bệ phóng tên lửa tầm xa Kalibr trong tương lai còn có thể nâng cấp lên Zircon."Tuy nhiên ngay cả khi bạn chỉ dựa vào Kalibr, tàu hộ tống lớp Steregushchy sẽ là loại tàu sẵn sàng chiến đấu nhất thuộc loại này trên lục địa châu Phi", tờ tạp chí Mỹ kết luận.Việc Moskva ưu ái cung cấp luôn những tàu đang đóng dở của mình cho Algeria có thể là vì quốc gia Bắc Phi này là khách hàng quan trọng hàng đầu đối với vũ khí Nga trong thời gian gần đây.Không quân Algeria mới đây đã ký hợp đồng mua 14 tiêm kích tàng hình Su-57 Felon, đưa họ trở thành đối tác đầu tiên của Nga chính thức trang bị dòng chiến đấu cơ thế hệ năm tiên tiến nói trên.
Hải quân Algeria quyết định tăng cường sức mạnh chiến đấu của mình bằng cách mua các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình tiên tiến thuộc Dự án 20380 - lớp Steregushchy của Nga.
Số lượng đơn hàng cụ thể là 3 tàu, và 2 trong số đó hiện đang được đóng tại nhà máy Severnaya Verf ở St Petersburg theo đơn đặt hàng của hải quân Nga, tức là Algeria sẽ nhận được phiên bản nội địa.
Tạp chí Military Watch của Mỹ dẫn nguồn tin từ các hãng thông tấn Algeria cho biết, các tàu hộ tống nói trên dự kiến sẽ được chuyển giao từ năm 2021, đây là mốc thời gian hợp lý vì những con tàu này đã sắp hoàn thành.
"Chúng là một trong những lớp tàu chiến được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới so với cùng kích thước, không có đối thủ cho hạng này ngoài Nga", tạp chí Military Watch bình luận.
Tờ báo Mỹ viết thêm, mặc dù kích thước nhỏ (lượng giãn nước đầy tải chỉ 2.200 tấn, thủy thủ đoàn 90 người và thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày), nhưng con tàu có 12 ống phóng thẳng đứng có thể chứa nhiều loại tên lửa khác nhau.
Tên lửa Kalibr phiên bản chống hạm siêu than h 3M54Evà biến thể tên lửa hành trình tầm xa 3M14TE có thể được sử dụng như vũ khí chiến thuật để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước.
Lớp chiến hạm này còn được tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Redut với tên lửa 9M96, đây chính là phiên bản hạm tàu của S-350 Vityaz. Mỗi tàu còn mang thêm 1 khẩu pháo hải quân A-190E cỡ 100 mm, hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ và 8 ống phóng ngư lôi.
Cấu trúc thượng tầng hỗn hợp có diện tích phản xạ radar thấp, bao gồm thân tàu bằng thép chia thành 9 khoang kín nước. Tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, từ tính và hình ảnh mà con tàu để lại cũng được hạ thấp, vì nó được tạo ra với trọng tâm là khả năng tàng hình.
"Algeria từ lâu đã dựa vào sự phát triển của châu Âu trong việc biên chế hạm đội tàu mặt nước của mình. Việc mua lại những chiến hạm Dự án 20380 có thể là bước khởi đầu cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ của Nga trong lĩnh vực này", Military Watch bình luận.
Theo ấn phẩm Mỹ, các tàu hộ tống Steregushchy có hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với nhiều tàu chiến lớn hơn. Điều này phù hợp với học thuyết chung của quân đội Nga, vốn dựa vào hạm đội nhỏ có khả năng chống lại các tàu lớn hơn nhiều.
Trên các tàu hộ tống tàng hình Dự án 20380 có vũ khí tấn công, thường chỉ xuất hiện trên các tàu khu trục cỡ lớn. Bên cạnh đó bệ phóng tên lửa tầm xa Kalibr trong tương lai còn có thể nâng cấp lên Zircon.
"Tuy nhiên ngay cả khi bạn chỉ dựa vào Kalibr, tàu hộ tống lớp Steregushchy sẽ là loại tàu sẵn sàng chiến đấu nhất thuộc loại này trên lục địa châu Phi", tờ tạp chí Mỹ kết luận.
Việc Moskva ưu ái cung cấp luôn những tàu đang đóng dở của mình cho Algeria có thể là vì quốc gia Bắc Phi này là khách hàng quan trọng hàng đầu đối với vũ khí Nga trong thời gian gần đây.
Không quân Algeria mới đây đã ký hợp đồng mua 14 tiêm kích tàng hình Su-57 Felon, đưa họ trở thành đối tác đầu tiên của Nga chính thức trang bị dòng chiến đấu cơ thế hệ năm tiên tiến nói trên.