Có thể nói việc nhà máy Z153, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tiến hành đề tài nâng cấp thành công T-54B lên chuẩn xe tăng T-54M đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trình độ kỹ thuật quân sự nước ta. Bởi lẽ không nhiều quốc gia trên thế giới có thể tự mình cải tiến các loại vũ khí hạng nặng thành công. Mà nếu có thì đôi khi là sự chắp vá, cải tiến không đến nơi. Ảnh: VTV1Tuy vậy, cũng phải nhìn vào thực tế rằng, nếu trong điều kiện cho phép chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với T-54M ở một số khía cạnh. Hoàn thiện được những phần đó mới thực sự là thành công hoàn toàn với chương trình nâng cấp hiện đại hóa dòng xe tăng được phát triển từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Ảnh: VTV1Có thể kể đến điểm dễ nhận thấy nhất là hỏa lực của xe tăng T-54M, chúng ta mới chỉ nâng cấp được ½ những gì cần thiết nhất cho một xe tăng hiện đại hóa. Cụ thể, một nửa là hệ thống điều khiển hỏa lực và phần còn lại là hỏa lực pháo. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực mới trên xe tăng T-54M, nó giúp tăng độ chính xác trong từng phát bắn. Ảnh: VTV1Tuy nhiên, hỏa lực của T-54M vẫn là khẩu D-10T2S 100mm nguyên bản T-54B, có chăng là lắp thêm ốp cách nhiệt. Khẩu pháo này dĩ nhiên là vẫn rất mạnh, nhưng các phát đạn của nó là không còn nhiều hiệu quả với xe tăng chủ lực hiện đại với giáp phản ứng nổ và giáp composite. Theo các tài liệu Nga, đạn xuyên thép 100mm D-10T2S chỉ có khả năng xuyên 150-200mm thép bắn từ cự ly 1,2km. Ảnh: VTV1Cho nên, nếu có thể chúng ta nên nâng cấp thêm cả hỏa lực pháo chính cho T-54M trong tương lai. Thực ra, nhìn lại lịch sử nâng cấp xe tăng Việt Nam, chúng ta từng có phương án gọi là T-54M3 thay thế pháo 100mm bằng khẩu 105mm L7 do Israel sản xuất. Ảnh tư liệuĐây là thiết kế pháo có khương tuyến rất thành công của vương quốc Anh, sau được nhân rộng ra cho các nước đồng minh gồm cả Mỹ và Israel. Tính toán lý thuyết, pháo có tốc độ bắn 10 phát/phút (tùy vào tính năng xe), tầm bắn tối đa 4.000m. Ảnh: WikipediaĐặc biệt, pháo 105mm L5 có thể bắn đạn xuyên thép kiểu mới APFSDS với các thanh xuyên làm bằng tungsten hoặc lõi uranium nghèo cho sức xuyên phá hiệu quả hơn so với đạn xuyên thép kiểu cũ. Hiện nay, một số dòng xe tăng hiện đại vẫn dùng khẩu pháo này gồm thế hệ đầu tăng Abram M1 (Mỹ), Type 79/88 của Trung Quốc; K1 88 của Hàn Quốc... Đáng quan tâm là không ít xe tăng T-54 ở một số nước cũng nâng cấp dùng kiểu pháo này. Ảnh: TTVNOLNgoài ra, chúng ta có thể lựa chọn cỡ pháo hiện đại hơn hẳn là khẩu 2A46 125mm nòng trơn do Liên Xô (Nga) phát triển và tích hợp từ thế hệ tăng T-64 cho tới T-14 Armata mà vẫn chưa hề lỗi thời. Theo Cục thiết kế Spetstekhnika, pháo 2A46 có tầm bắn 3.000m với đạn xuyên thép; 4.000m với đạn nổ phá và 5.000m với tên lửa chống tăng phóng qua nòng. Ảnh: WikipediaVề khả năng tương thích với T-54/55 thì hoàn toàn không có vấn đề gì, tất nhiên là phải sửa đổi hoàn toàn khoang chiến đấu trong xe tăng. Từ nhiều năm trước, Nga đã có phương án và thực tế họ đã tạo ra nguyên mẫu gọi là T-55M6 trang bị pháo 2A46M với hệ thống nạp đạn tự động. Ảnh: WikipediaHay gói nâng cấp cực kỳ sâu rộng T-55AGM thay thế hoàn toàn pháo 100mm bằng pháo 125mm KBA cùng hệ thống nạp đạn tự động. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để thay thế pháo 100mm trên T-54M bằng các khẩu pháo mạnh hơn, đem lại sức chiến đấu mới cho xe tăng. Ảnh: Kharkiv MorozovMột vấn đề nữa nếu có thể nên cải tiến trên T-54M đó là việc tích hợp giá điều khiển vũ khí tự động súng máy phòng không 12,7mm ở vị trí trưởng xe trên nóc tháp pháo. Thực tế, từ lâu người ta cho rằng việc xạ thủ leo ra ngoài khai hỏa dễ bị mảnh bom đạn sát thương gây nguy hiểm. Ảnh: VTV1Thế nên, trên các dòng xe tăng hiện đại người ta thường bố trí hệ thống điều khiển tự động cho phép xạ thủ ngắm bắn khẩu 12,7mm hoàn toàn từ trong xe mà không cần leo ra ngoài thao tác. Nếu điều kiện cho phép, Việt Nam nên làm vậy với T-54M. Ảnh: WikipediaVideo khám phá nội thất T-54/55. Nguồn: Youtube WOT
Có thể nói việc nhà máy Z153, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tiến hành đề tài nâng cấp thành công T-54B lên chuẩn xe tăng T-54M đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trình độ kỹ thuật quân sự nước ta. Bởi lẽ không nhiều quốc gia trên thế giới có thể tự mình cải tiến các loại vũ khí hạng nặng thành công. Mà nếu có thì đôi khi là sự chắp vá, cải tiến không đến nơi. Ảnh: VTV1
Tuy vậy, cũng phải nhìn vào thực tế rằng, nếu trong điều kiện cho phép chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với T-54M ở một số khía cạnh. Hoàn thiện được những phần đó mới thực sự là thành công hoàn toàn với chương trình nâng cấp hiện đại hóa dòng xe tăng được phát triển từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Ảnh: VTV1
Có thể kể đến điểm dễ nhận thấy nhất là hỏa lực của xe tăng T-54M, chúng ta mới chỉ nâng cấp được ½ những gì cần thiết nhất cho một xe tăng hiện đại hóa. Cụ thể, một nửa là hệ thống điều khiển hỏa lực và phần còn lại là hỏa lực pháo. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực mới trên xe tăng T-54M, nó giúp tăng độ chính xác trong từng phát bắn. Ảnh: VTV1
Tuy nhiên, hỏa lực của T-54M vẫn là khẩu D-10T2S 100mm nguyên bản T-54B, có chăng là lắp thêm ốp cách nhiệt. Khẩu pháo này dĩ nhiên là vẫn rất mạnh, nhưng các phát đạn của nó là không còn nhiều hiệu quả với xe tăng chủ lực hiện đại với giáp phản ứng nổ và giáp composite. Theo các tài liệu Nga, đạn xuyên thép 100mm D-10T2S chỉ có khả năng xuyên 150-200mm thép bắn từ cự ly 1,2km. Ảnh: VTV1
Cho nên, nếu có thể chúng ta nên nâng cấp thêm cả hỏa lực pháo chính cho T-54M trong tương lai. Thực ra, nhìn lại lịch sử nâng cấp xe tăng Việt Nam, chúng ta từng có phương án gọi là T-54M3 thay thế pháo 100mm bằng khẩu 105mm L7 do Israel sản xuất. Ảnh tư liệu
Đây là thiết kế pháo có khương tuyến rất thành công của vương quốc Anh, sau được nhân rộng ra cho các nước đồng minh gồm cả Mỹ và Israel. Tính toán lý thuyết, pháo có tốc độ bắn 10 phát/phút (tùy vào tính năng xe), tầm bắn tối đa 4.000m. Ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, pháo 105mm L5 có thể bắn đạn xuyên thép kiểu mới APFSDS với các thanh xuyên làm bằng tungsten hoặc lõi uranium nghèo cho sức xuyên phá hiệu quả hơn so với đạn xuyên thép kiểu cũ. Hiện nay, một số dòng xe tăng hiện đại vẫn dùng khẩu pháo này gồm thế hệ đầu tăng Abram M1 (Mỹ), Type 79/88 của Trung Quốc; K1 88 của Hàn Quốc... Đáng quan tâm là không ít xe tăng T-54 ở một số nước cũng nâng cấp dùng kiểu pháo này. Ảnh: TTVNOL
Ngoài ra, chúng ta có thể lựa chọn cỡ pháo hiện đại hơn hẳn là khẩu 2A46 125mm nòng trơn do Liên Xô (Nga) phát triển và tích hợp từ thế hệ tăng T-64 cho tới T-14 Armata mà vẫn chưa hề lỗi thời. Theo Cục thiết kế Spetstekhnika, pháo 2A46 có tầm bắn 3.000m với đạn xuyên thép; 4.000m với đạn nổ phá và 5.000m với tên lửa chống tăng phóng qua nòng. Ảnh: Wikipedia
Về khả năng tương thích với T-54/55 thì hoàn toàn không có vấn đề gì, tất nhiên là phải sửa đổi hoàn toàn khoang chiến đấu trong xe tăng. Từ nhiều năm trước, Nga đã có phương án và thực tế họ đã tạo ra nguyên mẫu gọi là T-55M6 trang bị pháo 2A46M với hệ thống nạp đạn tự động. Ảnh: Wikipedia
Hay gói nâng cấp cực kỳ sâu rộng T-55AGM thay thế hoàn toàn pháo 100mm bằng pháo 125mm KBA cùng hệ thống nạp đạn tự động. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để thay thế pháo 100mm trên T-54M bằng các khẩu pháo mạnh hơn, đem lại sức chiến đấu mới cho xe tăng. Ảnh: Kharkiv Morozov
Một vấn đề nữa nếu có thể nên cải tiến trên T-54M đó là việc tích hợp giá điều khiển vũ khí tự động súng máy phòng không 12,7mm ở vị trí trưởng xe trên nóc tháp pháo. Thực tế, từ lâu người ta cho rằng việc xạ thủ leo ra ngoài khai hỏa dễ bị mảnh bom đạn sát thương gây nguy hiểm. Ảnh: VTV1
Thế nên, trên các dòng xe tăng hiện đại người ta thường bố trí hệ thống điều khiển tự động cho phép xạ thủ ngắm bắn khẩu 12,7mm hoàn toàn từ trong xe mà không cần leo ra ngoài thao tác. Nếu điều kiện cho phép, Việt Nam nên làm vậy với T-54M. Ảnh: Wikipedia
Video khám phá nội thất T-54/55. Nguồn: Youtube WOT