Mặc dù Nga vừa đăng đài khẳng định vẫn chưa chốt việc bán tiêm kích bom Su-34M cho phía Algeria. Tuy nhiên, thông tin về việc Algeria muốn mua loại siêu cơ này từ Moscow, là hoàn toàn có thật.Theo truyền thông Algeria, những chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34M trong tương lai dự kiến sẽ thay thế số máy bay tấn công mặt đất chuyên dụng Su-24M đã cũ của nước này. Không quân Algeria hiện là khách hàng nước ngoài, sử dụng Su-24M lớn nhất thế giới, với ước tính với số lượng 36 chiếc đang phục vụ.Cường kích Su-24 của Liên Xô và A-10 của Mỹ được đánh giá là hai loại cường kích tấn công mặt đất hàng đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên Su-24 đã dần cho loại khỏi biên chế trong Không quân Nga, kể từ phiên bản kế nhiệm Su-34 bắt đầu được đưa vào trang bị từ năm 2014.Trong khi đó, Su-34 hiện là máy bay chiến đấu nặng nhất, đang được sản xuất ở Nga, chỉ đứng thứ hai sau máy bay ném bom chiến lược tầm xa liên lục địa Tu-160. Nếu trong hàng máy bay chiến đấu, nó chỉ kém siêu máy bay đánh chặn MiG-31 về trọng lượng mang tải tối đa khi cất cánh (40.500 kg).Biến thể mới nhất của cường kích Su-34 là Su-34M, được Không quân Nga đặt hàng lần đầu tiên vào tháng 5/2020; phiên bản này được nâng cấp dựa trên những kinh nghiệm thực chiến mà Su-34 đã tham chiến tại đây.Su-34M được trang bị 3 màn hình, giành riêng cho ba loại cảm biến khác nhau trang bị trên máy bay, để cải thiện nhận biết tình huống chiến trường, cũng như khả năng không chiến. Có thể nói, với những nâng cấp này, Su-34M thực sự là cường kích hàng đầu thế giới hiện nay.Trong trường hợp Algeria mua được loại máy bay này, những chiếc Su-34M xuất khẩu cho Algeria nhiều khả năng sẽ không bị cắt giảm tính năng theo truyền thống của Liên Xô/Nga vẫn làm trước đây (các nước khác cũng tương tự); mà phát triển phiên bản riêng biệt, như các mẫu vũ khí mà Nga xuất khẩu cho Ấn Độ.Cường kích Su-34 được thử nghiệm thực chiến rộng rãi, tại chiến trường Syria, trong cuộc chiến chống khủng bố mà Nga tham dự từ năm 2015 và nó được đánh giá cao vì độ chính xác, tầm hoạt động, cảm biến mạnh mẽ và sử dụng được nhiều loại vũ khí, kể cả có điều khiển và không điều khiển.Không quân Algeria đã bày tỏ sự quan tâm đến Su-34 từ đầu những năm 2010, thậm chí trước khi Su-34 gia nhập Không quân Nga. Với tư cách là khách hàng nước ngoài sử dụng cường kích Su-24M lớn nhất, nên Su-34 là loại máy bay cường kích tiềm năng, để thay thế số Su-24M đã gần hết niên hạn sử dụng.Su-34 có chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể so với người anh em họ của nó, được đưa vào phục vụ cùng năm là Su-35, một chiến đấu cơ đa nhiệm (nhưng nghiêng hơn về đối không) và cũng đã được thử nghiệm chiến đấu ở Syria.Tuy nhiên, khả năng tấn công mặt đất của Su-34 được tối ưu hóa, nên có ưu điểm vượt trội hơn hẳn với máy bay đa nhiệm khác. Tuy nhiên hiệu suất chiến đấu Su-34, có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào các loại vũ khí mà chúng được xuất khẩu kèm.Không giống như Su-24M, Su-35 có khả năng sử dụng hiệu quả cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động tầm xa và tầm ngắn như R-27 và R-77, khiến nó không phụ thuộc nhiều vào máy bay hộ tống so với người tiền nhiệm.Điểm cộng của Su-34 và Su-30 là đều sử dụng các biến thể của cùng một loại động cơ AL-31 và nhiều loại vũ khí giống nhau; khung thân máy bay của chúng có nhiều điểm tương đồng, nên gánh nặng hậu cần khi đưa máy bay mới vào biên chế dự kiến sẽ giảm nhiều.Theo một số chuyên gia phân tích quân sự, Algeria cũng đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu hạng nặng dành ưu thế trên không, để thay thế máy bay đánh chặn MiG-25 Foxbat nổi tiếng, nhưng đã hết niên hạn; và loại máy bay đó có thể là Su-57, chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Nga.Theo những thông tin chưa được kiểm chứng của cả Nga và Algeria, khách hàng nước ngoài đầu tiên của Su-57 chính là Algeria. Hiện nay Không quân Algeria đang sử dụng phần lớn là các loại chiến đấu cơ hiện đại có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga.Không quân Algeria từ lâu đã được đánh giá là mạnh nhất ở châu Phi , cuộc tấn công bất ngờ của phương Tây vào nước láng giềng Libya năm 2011, được cho là nguyên nhân để Algeria đầu tư nhiều hơn vào khả năng tác chiến trên không. Việc này đã góp phần nới rộng khoảng cách, về sức mạnh không quân của Algeria, với phần còn lại của khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích - bom Su-34 - loại chiến đấu cơ được nhiều tài liệu xếp vào hàng "cường kích". Nguồn: Skyhammer.
Mặc dù Nga vừa đăng đài khẳng định vẫn chưa chốt việc bán tiêm kích bom Su-34M cho phía Algeria. Tuy nhiên, thông tin về việc Algeria muốn mua loại siêu cơ này từ Moscow, là hoàn toàn có thật.
Theo truyền thông Algeria, những chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34M trong tương lai dự kiến sẽ thay thế số máy bay tấn công mặt đất chuyên dụng Su-24M đã cũ của nước này. Không quân Algeria hiện là khách hàng nước ngoài, sử dụng Su-24M lớn nhất thế giới, với ước tính với số lượng 36 chiếc đang phục vụ.
Cường kích Su-24 của Liên Xô và A-10 của Mỹ được đánh giá là hai loại cường kích tấn công mặt đất hàng đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên Su-24 đã dần cho loại khỏi biên chế trong Không quân Nga, kể từ phiên bản kế nhiệm Su-34 bắt đầu được đưa vào trang bị từ năm 2014.
Trong khi đó, Su-34 hiện là máy bay chiến đấu nặng nhất, đang được sản xuất ở Nga, chỉ đứng thứ hai sau máy bay ném bom chiến lược tầm xa liên lục địa Tu-160. Nếu trong hàng máy bay chiến đấu, nó chỉ kém siêu máy bay đánh chặn MiG-31 về trọng lượng mang tải tối đa khi cất cánh (40.500 kg).
Biến thể mới nhất của cường kích Su-34 là Su-34M, được Không quân Nga đặt hàng lần đầu tiên vào tháng 5/2020; phiên bản này được nâng cấp dựa trên những kinh nghiệm thực chiến mà Su-34 đã tham chiến tại đây.
Su-34M được trang bị 3 màn hình, giành riêng cho ba loại cảm biến khác nhau trang bị trên máy bay, để cải thiện nhận biết tình huống chiến trường, cũng như khả năng không chiến. Có thể nói, với những nâng cấp này, Su-34M thực sự là cường kích hàng đầu thế giới hiện nay.
Trong trường hợp Algeria mua được loại máy bay này, những chiếc Su-34M xuất khẩu cho Algeria nhiều khả năng sẽ không bị cắt giảm tính năng theo truyền thống của Liên Xô/Nga vẫn làm trước đây (các nước khác cũng tương tự); mà phát triển phiên bản riêng biệt, như các mẫu vũ khí mà Nga xuất khẩu cho Ấn Độ.
Cường kích Su-34 được thử nghiệm thực chiến rộng rãi, tại chiến trường Syria, trong cuộc chiến chống khủng bố mà Nga tham dự từ năm 2015 và nó được đánh giá cao vì độ chính xác, tầm hoạt động, cảm biến mạnh mẽ và sử dụng được nhiều loại vũ khí, kể cả có điều khiển và không điều khiển.
Không quân Algeria đã bày tỏ sự quan tâm đến Su-34 từ đầu những năm 2010, thậm chí trước khi Su-34 gia nhập Không quân Nga. Với tư cách là khách hàng nước ngoài sử dụng cường kích Su-24M lớn nhất, nên Su-34 là loại máy bay cường kích tiềm năng, để thay thế số Su-24M đã gần hết niên hạn sử dụng.
Su-34 có chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể so với người anh em họ của nó, được đưa vào phục vụ cùng năm là Su-35, một chiến đấu cơ đa nhiệm (nhưng nghiêng hơn về đối không) và cũng đã được thử nghiệm chiến đấu ở Syria.
Tuy nhiên, khả năng tấn công mặt đất của Su-34 được tối ưu hóa, nên có ưu điểm vượt trội hơn hẳn với máy bay đa nhiệm khác. Tuy nhiên hiệu suất chiến đấu Su-34, có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào các loại vũ khí mà chúng được xuất khẩu kèm.
Không giống như Su-24M, Su-35 có khả năng sử dụng hiệu quả cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động tầm xa và tầm ngắn như R-27 và R-77, khiến nó không phụ thuộc nhiều vào máy bay hộ tống so với người tiền nhiệm.
Điểm cộng của Su-34 và Su-30 là đều sử dụng các biến thể của cùng một loại động cơ AL-31 và nhiều loại vũ khí giống nhau; khung thân máy bay của chúng có nhiều điểm tương đồng, nên gánh nặng hậu cần khi đưa máy bay mới vào biên chế dự kiến sẽ giảm nhiều.
Theo một số chuyên gia phân tích quân sự, Algeria cũng đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu hạng nặng dành ưu thế trên không, để thay thế máy bay đánh chặn MiG-25 Foxbat nổi tiếng, nhưng đã hết niên hạn; và loại máy bay đó có thể là Su-57, chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Nga.
Theo những thông tin chưa được kiểm chứng của cả Nga và Algeria, khách hàng nước ngoài đầu tiên của Su-57 chính là Algeria. Hiện nay Không quân Algeria đang sử dụng phần lớn là các loại chiến đấu cơ hiện đại có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga.
Không quân Algeria từ lâu đã được đánh giá là mạnh nhất ở châu Phi , cuộc tấn công bất ngờ của phương Tây vào nước láng giềng Libya năm 2011, được cho là nguyên nhân để Algeria đầu tư nhiều hơn vào khả năng tác chiến trên không. Việc này đã góp phần nới rộng khoảng cách, về sức mạnh không quân của Algeria, với phần còn lại của khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích - bom Su-34 - loại chiến đấu cơ được nhiều tài liệu xếp vào hàng "cường kích". Nguồn: Skyhammer.