Những ngày gần đây đã chứng kiến nhiều vụ ném bom dữ dội do không quân Syria thực hiện nhằm vào các vị trí đóng quân của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ gây ra thương vong lớn.Đối diện vấn đề trên Ankara đang gặp khó khăn, họ chưa thể sớm triển khai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga do còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung thì có phạm vi tác chiến hạn chế, nếu như triển khai quá gần vùng chiến sự thì nguy cơ bị đối phương tấn công phá hủy là rất cao.Trong tình cảnh này Ankara rất cần một tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như Patriot của Mỹ, nhưng đáng tiếc là yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bác bỏ thẳng thừng.Trong tình cảnh trên, Thổ Nhĩ Kỳ lại bất ngờ nhận được "món quà" từ liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, khi họ dự định sẽ tăng cường năng lực phòng không trong khu vực.Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg đã phát biểu rằng ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ, khối quân sự này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Ông Jens Stoltenberg cáo buộc những trận ném bom do máy bay chiến đấu Nga và Syria thực hiện đã gây ra thương vong rất lớn cho cả dân thường và yêu cầu dừng lại ngay lập tức."Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng ngăn chặn các cuộc tấn công, tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc cho một giải pháp hòa bình bền vững", ông Stoltenberg kêu gọi.Bên cạnh đó Tổng thư ký NATO không quên ra tuyên bố ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến với lý do Ankara vẫn là một đồng minh quan trọng và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc xung đột Syria."NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm cả tăng cường năng lực phòng không, điều này sẽ giúp Ankara chống lại mối đe dọa tấn công tên lửa từ Syria", ông Stoltenberg nêu rõ.Truyền thông Nga tin rằng phát biểu trên của ông Stoltenberg rõ ràng mang đầy tính khiêu khích nhằm mục đích chống lại Nga và Syria, bất chấp sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.Nếu như tên lửa phòng không của NATO được triển khai trên đất Thổ Nhĩ Kỳ để "tăng cường năng lực phòng thủ" thì rõ ràng chúng gây ra mối đe dọa lớn đối với các chiến đấu cơ của Nga và cả Syria.Hiện tại giới quan sát chưa biết cụ thể rằng hệ thống tên lửa phòng không nào đang được đề cập đến, nhưng giới phân tích đã chỉ ra một vài ứng viên sáng giá nhất.Đầu tiên chính là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến MEADS do châu Âu chế tạo, đây thực chất là phiên bản nâng cấp từ hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ.MEADS được đánh giá cao hơn Patriot PAC 3 do được tích hợp nhiều khí tài điện tử tối tân độc quyền của châu Âu, khiến cho khả năng dẫn bắn tên lửa MIM-104F trở nên chính xác hơn.Ứng viên thứ hai là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa SAMP/T do Pháp chế tạo, tổ hợp này sử dụng tên lửa Aster-15 tầm bắn 30 km và Aster-30 có tầm xa lên tới 120 km.Tính năng của SAMP/T được đánh giá cao hơn cả S-350 Vityaz của Nga, sẽ tạo ra tấm lá chắn rất vững chắc cho không phận mà nó lĩnh trách nhiệm bảo vệ, vũ khí này cũng từng được Thổ Nhĩ Kỳ hỏi mua trước khi ký hợp đồng nhập khẩu S-400.
Những ngày gần đây đã chứng kiến nhiều vụ ném bom dữ dội do không quân Syria thực hiện nhằm vào các vị trí đóng quân của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ gây ra thương vong lớn.
Đối diện vấn đề trên Ankara đang gặp khó khăn, họ chưa thể sớm triển khai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga do còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung thì có phạm vi tác chiến hạn chế, nếu như triển khai quá gần vùng chiến sự thì nguy cơ bị đối phương tấn công phá hủy là rất cao.
Trong tình cảnh này Ankara rất cần một tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như Patriot của Mỹ, nhưng đáng tiếc là yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bác bỏ thẳng thừng.
Trong tình cảnh trên, Thổ Nhĩ Kỳ lại bất ngờ nhận được "món quà" từ liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, khi họ dự định sẽ tăng cường năng lực phòng không trong khu vực.
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg đã phát biểu rằng ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ, khối quân sự này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Jens Stoltenberg cáo buộc những trận ném bom do máy bay chiến đấu Nga và Syria thực hiện đã gây ra thương vong rất lớn cho cả dân thường và yêu cầu dừng lại ngay lập tức.
"Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng ngăn chặn các cuộc tấn công, tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc cho một giải pháp hòa bình bền vững", ông Stoltenberg kêu gọi.
Bên cạnh đó Tổng thư ký NATO không quên ra tuyên bố ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến với lý do Ankara vẫn là một đồng minh quan trọng và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc xung đột Syria.
"NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm cả tăng cường năng lực phòng không, điều này sẽ giúp Ankara chống lại mối đe dọa tấn công tên lửa từ Syria", ông Stoltenberg nêu rõ.
Truyền thông Nga tin rằng phát biểu trên của ông Stoltenberg rõ ràng mang đầy tính khiêu khích nhằm mục đích chống lại Nga và Syria, bất chấp sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.
Nếu như tên lửa phòng không của NATO được triển khai trên đất Thổ Nhĩ Kỳ để "tăng cường năng lực phòng thủ" thì rõ ràng chúng gây ra mối đe dọa lớn đối với các chiến đấu cơ của Nga và cả Syria.
Hiện tại giới quan sát chưa biết cụ thể rằng hệ thống tên lửa phòng không nào đang được đề cập đến, nhưng giới phân tích đã chỉ ra một vài ứng viên sáng giá nhất.
Đầu tiên chính là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến MEADS do châu Âu chế tạo, đây thực chất là phiên bản nâng cấp từ hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ.
MEADS được đánh giá cao hơn Patriot PAC 3 do được tích hợp nhiều khí tài điện tử tối tân độc quyền của châu Âu, khiến cho khả năng dẫn bắn tên lửa MIM-104F trở nên chính xác hơn.
Ứng viên thứ hai là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa SAMP/T do Pháp chế tạo, tổ hợp này sử dụng tên lửa Aster-15 tầm bắn 30 km và Aster-30 có tầm xa lên tới 120 km.
Tính năng của SAMP/T được đánh giá cao hơn cả S-350 Vityaz của Nga, sẽ tạo ra tấm lá chắn rất vững chắc cho không phận mà nó lĩnh trách nhiệm bảo vệ, vũ khí này cũng từng được Thổ Nhĩ Kỳ hỏi mua trước khi ký hợp đồng nhập khẩu S-400.