NATO sẽ sụp đổ nhanh chóng trước đòn tấn công của Nga do đã cắt giảm lực lượng quá nhiều kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong khi Moskva lại thực hiện bước đi khác biệt hoàn toàn.Đại tá Không quân Mỹ Mark Ganzinger đã viết về điều này trong một bài báo đăng tải trên trang Defense News. Theo ông Ganzinger, nguyên nhân là bởi Bộ Quốc phòng Mỹ đã chọn sai hướng phát triển cho các lực lượng vũ trang.Lầu Năm Góc - được hướng dẫn bởi cụm từ "chất lượng hơn số lượng", đang giảm quy mô quân đội và hy vọng rằng các công nghệ mới sẽ tăng hiệu quả chiến đấu của họ. Thực tế trong 30 năm qua, Quân đội Mỹ đã “phá bỏ để xây dựng”.Điều này dẫn tới thực tế là giờ đây, Mỹ sẽ không có đủ sức mạnh để đẩy lùi mối nguy cơ từ đối thủ ngang tầm bằng các cách tiếp cận xa nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân và bảo vệ lãnh thổ của mình, ông Ganzinger cho biết.Để thành công trong cuộc chiến với Nga hay thậm chí xa hơn là Trung Quốc, Mỹ sẽ cần một đội quân có khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác trên quy mô lớn và phát triển hành động quân sự nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.Tất cả điều này phải xảy ra trong vài giờ, bởi nếu không các đối thủ lớn nhất của Washington sẽ nhanh chóng chiếm được khu vực Baltic hay đảo Đài Loan, Đại tá Ganzinger nhấn mạnh.Theo quan điểm của vị chuyên gia, chỉ có lực lượng không quân mạnh bao gồm máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới có thể ứng phó kịp thời với thách thức toàn cầu như vậy, ông Ganzinger lưu ý.Vị Đại tá nói rõ rằng kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, 66% số máy bay ném bom của Không quân Mỹ đã bị loại biên: “Sức mạnh của Không lực Hoa Kỳ hiện chỉ bằng một nửa so với lực lượng đã đánh bại Quân đội Iraq vào năm 1991"."Tổng số 140 máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 hiện tại có thể thực hiện 30 phi vụ tấn công mỗi ngày, số lượng như vậy là quá ít và không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”.“Ngoài ra trong chiến dịch Bão táp sa mạc (hoạt động của các lực lượng đa quốc gia nhằm tiến vào Kuwait và đánh bại Quân đội Iraq), chỉ có máy bay ném bom B-52 được cử đi làm nhiệm vụ trung bình 50 lần một ngày"."Lực lượng như vậy rõ ràng là không đủ cho một cuộc chiến thành công với các đội quân hùng mạnh hàng đầu hành tinh và cần phải được bổ sung nhanh chóng trong thời gian ngắn"."Nếu Trung Quốc và Nga cùng một lúc thực hiện hành động quân sự nhằm vào Đài Loan cũng như các nước cộng hòa vùng Baltic, nếu các đơn vị Mỹ không đưa ra được phản ứng áp đảo ngay lập tức, thì điều đó sẽ có tác động tàn phá đối với chúng ta”.“Điều này sẽ khiến vị thế của Washington bị hạ thấp xuống tới mức chỉ ngang một cường quốc quân sự nhỏ, và còn dẫn tới nguy cơ phá hủy Liên minh quân sự NATO", Đại tá Ganzinger kết luận.Có lẽ nhận ra điểm yếu trên mà gần đây Mỹ đã thực hiện một số bước đi cụ thể, ví dụ như đặt hàng thêm tiêm kích F-15EX thay vì F-35 đắt đỏ, hay gọi tái ngũ một số oanh tạc cơ B-52, và kéo dài thời hạn phục vụ của B-1B...
NATO sẽ sụp đổ nhanh chóng trước đòn tấn công của Nga do đã cắt giảm lực lượng quá nhiều kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong khi Moskva lại thực hiện bước đi khác biệt hoàn toàn.
Đại tá Không quân Mỹ Mark Ganzinger đã viết về điều này trong một bài báo đăng tải trên trang Defense News. Theo ông Ganzinger, nguyên nhân là bởi Bộ Quốc phòng Mỹ đã chọn sai hướng phát triển cho các lực lượng vũ trang.
Lầu Năm Góc - được hướng dẫn bởi cụm từ "chất lượng hơn số lượng", đang giảm quy mô quân đội và hy vọng rằng các công nghệ mới sẽ tăng hiệu quả chiến đấu của họ. Thực tế trong 30 năm qua, Quân đội Mỹ đã “phá bỏ để xây dựng”.
Điều này dẫn tới thực tế là giờ đây, Mỹ sẽ không có đủ sức mạnh để đẩy lùi mối nguy cơ từ đối thủ ngang tầm bằng các cách tiếp cận xa nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân và bảo vệ lãnh thổ của mình, ông Ganzinger cho biết.
Để thành công trong cuộc chiến với Nga hay thậm chí xa hơn là Trung Quốc, Mỹ sẽ cần một đội quân có khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác trên quy mô lớn và phát triển hành động quân sự nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Tất cả điều này phải xảy ra trong vài giờ, bởi nếu không các đối thủ lớn nhất của Washington sẽ nhanh chóng chiếm được khu vực Baltic hay đảo Đài Loan, Đại tá Ganzinger nhấn mạnh.
Theo quan điểm của vị chuyên gia, chỉ có lực lượng không quân mạnh bao gồm máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới có thể ứng phó kịp thời với thách thức toàn cầu như vậy, ông Ganzinger lưu ý.
Vị Đại tá nói rõ rằng kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, 66% số máy bay ném bom của Không quân Mỹ đã bị loại biên: “Sức mạnh của Không lực Hoa Kỳ hiện chỉ bằng một nửa so với lực lượng đã đánh bại Quân đội Iraq vào năm 1991".
"Tổng số 140 máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 hiện tại có thể thực hiện 30 phi vụ tấn công mỗi ngày, số lượng như vậy là quá ít và không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”.
“Ngoài ra trong chiến dịch Bão táp sa mạc (hoạt động của các lực lượng đa quốc gia nhằm tiến vào Kuwait và đánh bại Quân đội Iraq), chỉ có máy bay ném bom B-52 được cử đi làm nhiệm vụ trung bình 50 lần một ngày".
"Lực lượng như vậy rõ ràng là không đủ cho một cuộc chiến thành công với các đội quân hùng mạnh hàng đầu hành tinh và cần phải được bổ sung nhanh chóng trong thời gian ngắn".
"Nếu Trung Quốc và Nga cùng một lúc thực hiện hành động quân sự nhằm vào Đài Loan cũng như các nước cộng hòa vùng Baltic, nếu các đơn vị Mỹ không đưa ra được phản ứng áp đảo ngay lập tức, thì điều đó sẽ có tác động tàn phá đối với chúng ta”.
“Điều này sẽ khiến vị thế của Washington bị hạ thấp xuống tới mức chỉ ngang một cường quốc quân sự nhỏ, và còn dẫn tới nguy cơ phá hủy Liên minh quân sự NATO", Đại tá Ganzinger kết luận.
Có lẽ nhận ra điểm yếu trên mà gần đây Mỹ đã thực hiện một số bước đi cụ thể, ví dụ như đặt hàng thêm tiêm kích F-15EX thay vì F-35 đắt đỏ, hay gọi tái ngũ một số oanh tạc cơ B-52, và kéo dài thời hạn phục vụ của B-1B...