Lĩnh vực quốc phòng của Triều Tiên từ lâu đã là một trong những lĩnh vực tự chủ nhất trên thế giới, nhất là với một quốc gia có quy mô diện tích và dân số tương đối nhỏ như Triều Tiên; họ đã sản xuất được nhiều loại vũ khí, từ tên lửa đạn đạo, tàu ngầm cho đến xe tăng chiến đấu chủ lực.Sau khi sản xuất và xuất khẩu thành công chiếc Chon'ma Ho vào những năm 1980, loại xe này rất giống xe tăng T-62 của Liên Xô, Triều Tiên đã tìm cách phát triển một thiết kế xe tăng mới để đối đầu được với các loại xe tăng hiện đại hơn đang được trang bị cho Quân đội Hàn Quốc và Mỹ.Do đó xe tăng Phong Bão Hổ (Pokpung Ho, tên chính thức là Chonma-215 và Chonma-216) đã được phát triển với một tháp pháo hoàn toàn mới và thân xe được kéo dài, thêm một cặp bánh chịu nặng. Theo đánh giá, Phong Bão Hổ ảnh hưởng của thiết kế xe tăng T-72 và T-80 của Liên Xô rất thành công khi đó.Mặc dù Phong Bão Hổ là xe tăng thế hệ thứ ba và sử dụng cỡ nòng pháo có nguồn gốc từ T-72, nhưng khung gầm của nó lại được lấy từ xe tăng T-62, loại xe có yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành thấp hơn đáng kể.Ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên tiếp tục hiện đại hóa khung gầm Phong Bão Hổ với việc bổ sung các hệ thống bảo vệ mới, vũ khí và có thể cả động cơ có công suất cao hơn. Một số thông tin cho rằng, các kỹ sư Triều Tiên đã tiếp cận với T-90 của Nga, khi thiết kế xe tăng Phong Bão Hổ.Đáng chú ý, thiết kế của xe tăng Phong Bão Hổ bắt đầu vào thời điểm Liên Xô đang phê duyệt một số chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Bình Nhưỡng, từ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không đến công nghệ hạt nhân, và có khả năng Triều Tiên được hưởng lợi từ những chuyển giao này; đặc biệt là Liên Xô trước đây đã hỗ trợ chương trình xe tăng Chonma Ho.Do trọng lượng tương đối nhẹ của Phong Bão Hổ, nên với động cơ 1.200 mã lực, giúp xe có khả năng cơ động cao. Về giáp chính, Phong Bão Hổ sử dụng giáp chính là composite, giáp phụ là giáp phản ứng nổ trên tháp pháo, để tăng khả năng bảo vệ.Về vũ khí chính của xe tăng chủ lực Phong Bão Hổ là pháo nòng trơn kiểu 2A46 125mm của Liên Xô; nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu Phong Bão Hổ hay các xe tăng hiện đại khác của Triều Tiên có sử dụng tên lửa chống tăng dẫn đường phóng qua nòng pháo hay không, và chất lượng của những loại đạn pháo tăng của Triều Tiên đã tiến bộ như thế nào kể từ thời Chiến tranh Lạnh.Vũ khí phụ của Phong Bão Hổ có hai bệ phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn, hai bệ phóng tên lửa chống tăng ATGM và súng phóng lựu đôi; một súng máy phòng không hạng nặng 14,5mm KPV, một súng máy đồng trục với pháo chính và bốn ống phóng lựu khói ngụy trang.Về các loại cảm biến, Phong Bão Hổ cũng có khả năng chiến đấu ban đêm hạn chế bao gồm cảm biến hồng ngoại, máy đo xa laser và đèn rọi; ngoài ra còn có thiết bị thu cảnh báo laser. Do bị ảnh hưởng nặng nề bởi học thuyết quốc phòng của Triều Tiên, trong đó ưu tiên trang bị cho tất cả các bộ phận của lực lượng vũ trang, bao gồm cả bộ binh về khả năng phòng không, để bù đắp cho sự yếu kém của lực lượng không quân nước này. Đó là câu trả lời tại sao, xe tăng Phong Bão Hổ lại được trang bị cả tên lửa phòng không vác vai tầm thấp.Chưa có thể đánh giá về việc xe tăng Phong Bão Hổ sẽ chiến đấu như thế nào trong một cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên; tuy nhiên Phong Bão Hổ được thiết kế đặc biệt, giành cho chiến tranh ở địa hình đồi núi của Hàn Quốc. Minh chứng là khả năng leo dốc và bắn từ những địa hình có độ dốc cao, vượt quá khả năng của hầu hết các loại xe tăng khác có thể đạt được, mang lại cho Phong Bão Hổ một lợi thế đáng kể; đặc biệt là chống lại các loại tăng nặng hơn như M1 Abrams của Mỹ, sẽ gặp khó khăn khi sử dụng cầu và đường núi.Tuy nhiên nếu đối đầu với những chiếc K2 Black Panther của Hàn Quốc, đây là mẫu xe tăng thế hệ 4 mới nhất, vừa được Hàn Quốc đưa vào biên chế chiến đấu, những chiếc Phong Bão Hổ khó là đối thủ xứng tầm, khi chiếc K2 của Hàn Quốc sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến hơn cả những xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây và rất phù hợp khi chiến đấu ở địa hình đồi núi.Xe tăng Phong Bão Hổ dự kiến sẽ ngừng sản xuất trong tương lai gần, vì theo thông tin, Quân đội Triều Tiên chuyển sang trang bị một thế hệ xe tăng mới, có thiết kế tương đồng đáng kể với T-14 của Nga và được suy đoán là xe tăng thế hệ thứ tư.Quyết định phát triển một thế hệ xe tăng mới của Quân đội Triều Tiên có khả năng là đúng, khi giáp xe tăng Phong Bão Hổ khó có khả năng chống lại được những loại đạn xuyên giáp mới của Hàn Quốc và Mỹ.Hiện có khoảng 600 chiếc xe tăng Phong Bão Hổ được cho là đã được sản xuất, như vậy loại xe tăng này sẽ tiếp tục trở thành xương sống của các sư đoàn xe tăng Triều Tiên trong nhiều năm tới và đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc loại bỏ dần số xe tăng cũ từ thời Chiến tranh Lạnh.Với điểm yếu chính của xe tăng Triều Tiên là các cảm biến, có khả năng Triều Tiên sẽ tập trung phát triển một thế hệ xe tăng mới với giáp dày hơn, cảm biến hiện đại hơn, để bổ sung cho các xe tăng chiến đấu chủ lực cũ là Phong Bão Hổ và Chonma Ho.Một thiếu sót nữa của xe tăng Phong Bão Hổ so với các thiết kế của Nga và Hàn Quốc, là thiếu bộ nạp đạn tự động, nên làm giảm tốc độ bắn và tăng thêm thành viên của kíp xe. Có khả năng phiên bản kế tiếp của Phong Bão Hổ dự kiến sẽ là xe tăng đầu tiên của Triều Tiên, được trang bị máy nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: KCNA.
Lĩnh vực quốc phòng của Triều Tiên từ lâu đã là một trong những lĩnh vực tự chủ nhất trên thế giới, nhất là với một quốc gia có quy mô diện tích và dân số tương đối nhỏ như Triều Tiên; họ đã sản xuất được nhiều loại vũ khí, từ tên lửa đạn đạo, tàu ngầm cho đến xe tăng chiến đấu chủ lực.
Sau khi sản xuất và xuất khẩu thành công chiếc Chon'ma Ho vào những năm 1980, loại xe này rất giống xe tăng T-62 của Liên Xô, Triều Tiên đã tìm cách phát triển một thiết kế xe tăng mới để đối đầu được với các loại xe tăng hiện đại hơn đang được trang bị cho Quân đội Hàn Quốc và Mỹ.
Do đó xe tăng Phong Bão Hổ (Pokpung Ho, tên chính thức là Chonma-215 và Chonma-216) đã được phát triển với một tháp pháo hoàn toàn mới và thân xe được kéo dài, thêm một cặp bánh chịu nặng. Theo đánh giá, Phong Bão Hổ ảnh hưởng của thiết kế xe tăng T-72 và T-80 của Liên Xô rất thành công khi đó.
Mặc dù Phong Bão Hổ là xe tăng thế hệ thứ ba và sử dụng cỡ nòng pháo có nguồn gốc từ T-72, nhưng khung gầm của nó lại được lấy từ xe tăng T-62, loại xe có yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành thấp hơn đáng kể.
Ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên tiếp tục hiện đại hóa khung gầm Phong Bão Hổ với việc bổ sung các hệ thống bảo vệ mới, vũ khí và có thể cả động cơ có công suất cao hơn. Một số thông tin cho rằng, các kỹ sư Triều Tiên đã tiếp cận với T-90 của Nga, khi thiết kế xe tăng Phong Bão Hổ.
Đáng chú ý, thiết kế của xe tăng Phong Bão Hổ bắt đầu vào thời điểm Liên Xô đang phê duyệt một số chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Bình Nhưỡng, từ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không đến công nghệ hạt nhân, và có khả năng Triều Tiên được hưởng lợi từ những chuyển giao này; đặc biệt là Liên Xô trước đây đã hỗ trợ chương trình xe tăng Chonma Ho.
Do trọng lượng tương đối nhẹ của Phong Bão Hổ, nên với động cơ 1.200 mã lực, giúp xe có khả năng cơ động cao. Về giáp chính, Phong Bão Hổ sử dụng giáp chính là composite, giáp phụ là giáp phản ứng nổ trên tháp pháo, để tăng khả năng bảo vệ.
Về vũ khí chính của xe tăng chủ lực Phong Bão Hổ là pháo nòng trơn kiểu 2A46 125mm của Liên Xô; nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu Phong Bão Hổ hay các xe tăng hiện đại khác của Triều Tiên có sử dụng tên lửa chống tăng dẫn đường phóng qua nòng pháo hay không, và chất lượng của những loại đạn pháo tăng của Triều Tiên đã tiến bộ như thế nào kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Vũ khí phụ của Phong Bão Hổ có hai bệ phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn, hai bệ phóng tên lửa chống tăng ATGM và súng phóng lựu đôi; một súng máy phòng không hạng nặng 14,5mm KPV, một súng máy đồng trục với pháo chính và bốn ống phóng lựu khói ngụy trang.
Về các loại cảm biến, Phong Bão Hổ cũng có khả năng chiến đấu ban đêm hạn chế bao gồm cảm biến hồng ngoại, máy đo xa laser và đèn rọi; ngoài ra còn có thiết bị thu cảnh báo laser.
Do bị ảnh hưởng nặng nề bởi học thuyết quốc phòng của Triều Tiên, trong đó ưu tiên trang bị cho tất cả các bộ phận của lực lượng vũ trang, bao gồm cả bộ binh về khả năng phòng không, để bù đắp cho sự yếu kém của lực lượng không quân nước này. Đó là câu trả lời tại sao, xe tăng Phong Bão Hổ lại được trang bị cả tên lửa phòng không vác vai tầm thấp.
Chưa có thể đánh giá về việc xe tăng Phong Bão Hổ sẽ chiến đấu như thế nào trong một cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên; tuy nhiên Phong Bão Hổ được thiết kế đặc biệt, giành cho chiến tranh ở địa hình đồi núi của Hàn Quốc.
Minh chứng là khả năng leo dốc và bắn từ những địa hình có độ dốc cao, vượt quá khả năng của hầu hết các loại xe tăng khác có thể đạt được, mang lại cho Phong Bão Hổ một lợi thế đáng kể; đặc biệt là chống lại các loại tăng nặng hơn như M1 Abrams của Mỹ, sẽ gặp khó khăn khi sử dụng cầu và đường núi.
Tuy nhiên nếu đối đầu với những chiếc K2 Black Panther của Hàn Quốc, đây là mẫu xe tăng thế hệ 4 mới nhất, vừa được Hàn Quốc đưa vào biên chế chiến đấu, những chiếc Phong Bão Hổ khó là đối thủ xứng tầm, khi chiếc K2 của Hàn Quốc sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến hơn cả những xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây và rất phù hợp khi chiến đấu ở địa hình đồi núi.
Xe tăng Phong Bão Hổ dự kiến sẽ ngừng sản xuất trong tương lai gần, vì theo thông tin, Quân đội Triều Tiên chuyển sang trang bị một thế hệ xe tăng mới, có thiết kế tương đồng đáng kể với T-14 của Nga và được suy đoán là xe tăng thế hệ thứ tư.
Quyết định phát triển một thế hệ xe tăng mới của Quân đội Triều Tiên có khả năng là đúng, khi giáp xe tăng Phong Bão Hổ khó có khả năng chống lại được những loại đạn xuyên giáp mới của Hàn Quốc và Mỹ.
Hiện có khoảng 600 chiếc xe tăng Phong Bão Hổ được cho là đã được sản xuất, như vậy loại xe tăng này sẽ tiếp tục trở thành xương sống của các sư đoàn xe tăng Triều Tiên trong nhiều năm tới và đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc loại bỏ dần số xe tăng cũ từ thời Chiến tranh Lạnh.
Với điểm yếu chính của xe tăng Triều Tiên là các cảm biến, có khả năng Triều Tiên sẽ tập trung phát triển một thế hệ xe tăng mới với giáp dày hơn, cảm biến hiện đại hơn, để bổ sung cho các xe tăng chiến đấu chủ lực cũ là Phong Bão Hổ và Chonma Ho.
Một thiếu sót nữa của xe tăng Phong Bão Hổ so với các thiết kế của Nga và Hàn Quốc, là thiếu bộ nạp đạn tự động, nên làm giảm tốc độ bắn và tăng thêm thành viên của kíp xe. Có khả năng phiên bản kế tiếp của Phong Bão Hổ dự kiến sẽ là xe tăng đầu tiên của Triều Tiên, được trang bị máy nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: KCNA.