Sau sự xuất hiện của những chiếc xe tăng đầu tiên trong trận Somme vào năm 1916, sự bế tắc của chiến tranh hầm hào gần như bị phá vỡ trên khắp các mặt trận ở Châu Âu. Mặt khác nó cũng đưa Chiến tranh Thế giới thứ 1 và chiến tranh hiện đại sau này sang một trang mới, mở ra thời đại dành cho những cổ máy bọc thép trên chiến trường. Nguồn ảnh: history.com.Với xu thế đó, nước Pháp không thể đứng ngoài cuộc trong cuộc đua xe tăng đang ngày càng lan rộng ra khắp châu Âu và họ cảm thấy mình cần làm một điều đó. Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, Quân đội Pháp lần đầu tiên đưa xe tăng vào tham chiến trong đầu năm 1917 với mẫu xe tăng nội địa Schneider CA1 và không lâu sau đó là sự ra đời của “quái thú” vùng Saint-Chamond, xe tăng hạng nặng Saint-Chamond. Nguồn ảnh: Quarto Knows.Sau Schneider CA1, Saint-Chamond là mẫu xe tăng thứ hai được Pháp chế tạo và đưa vào trang bị trong CTTG 1. Tuy nhiên ít ai biết rằng cả hai mẫu xe tăng này đều được phát triển ngay trong năm 1914 sau khi chiến tranh nổ ra không lâu, với mục tiêu giúp binh lính Pháp có thể vượt qua hệ thống hầm hào đi kèm ụ súng máy dày đặc của quân Đức. Trong ảnh là một chiếc Saint-Chamond của Pháp tham chiến trong năm 1917. Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản Saint-Chamond gần như là một biến thể phóng to của Schneider CA1 với thiết kế tương tự, và ở một số mặt nào đó nó đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm xuất hiện trên Schneider CA1 vốn bộc lộ rõ nét trên chiến trường thực tế. Trong ảnh là một nguyên mẫu Schneider CA1 của Pháp trong năm 1917, nó cũng được vũ trang với pháo 75mm và hai súng máy 8mm. Nguồn ảnh: Wikimedia.Trong ảnh là một chiếc xe tăng Saint-Chamond với chiều dài thân cơ sở gần 9m, đi kèm với đó là hệ thống khung gầm bánh xích cỡ lớn cho phép nó có thể vượt qua được các chiến hào rộng nhất của Đức. Dù vậy Saint-Chamond vẫn mang trên mình một nhược điểm chí mạng tương tự như Schneider CA1, đó chính là hệ thống khung gầm bánh xích truyền động vốn không được thiết kế dành cho các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: tdpn.forumactif.org.Theo đó khung bánh xích truyền động trên Schneider CA1 và Saint-Chamond đều là những sản phẩm cải tiến từ các mẫu máy đầu kéo công nghiệp do Công ty Holt của Mỹ chế tạo. Do đó hiệu suất hoạt động của mẫu khung gầm này không hề cao, thậm chí chúng còn bị giới hạn trên một số loại địa hình do chiều dài giữa khung gầm và thân xe không tương xứng. Nguồn ảnh: Quarto Knows.Với trọng lượng chỉ 23 tấn và được trang bị một động cơ xăng 4 xi-lanh có công suất 90 mã lực nhưng Saint-Chamond có tốc độ di chuyển tối đa chỉ khoảng 12km/h trên địa hình bằng phẳng. Giới hạn này xuất phát từ chính khung gầm bánh xích nặng nề của nó, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để khiến Saint-Chamond trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.Xét trên nhiều khía cạnh hệ thống động cơ và khung gầm trên Saint-Chamond dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn đảm bảo cho nó khả năng hoạt động tốt hơn so với một số mẫu xe tăng cùng thời. Vậy điều gì khiến Saint-Chamond bị cầm chân trên chiến trường ? Câu trả lời chính là thiết kế khung thân quá khổ của nó. Nguồn ảnh: Landships WW1.Với phần thân dài gần 9m chưa kể chiều dài nòng pháo chính, Saint-Chamond thực sự gặp khó khăn lớn khi muốn vượt qua bất kỳ con dốc hay chướng ngại vật nào. Người Pháp đã quá tham lam khi cố nhiều nhét quá nhiều thứ vào bên trong Saint-Chamond, vô tình biến nó thành một “lô cốt” bọc thép di động hơn là một phương tiện chiến đấu. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.Tuy vậy lớp giáp bảo vệ của Saint-Chamond cũng không mấy ấn tượng khi chỉ dày từ 11-19mm, với vị trí được bảo vệ tốt nhất là ở đầu xe nơi bố trí pháo chính và súng máy. Thứ duy nhất khiến binh sĩ Pháp cảm thấy thoải mái ở Saint-Chamond là không gian rộng rãi bên trong của nó, khác hẳn so với những chiếc xe tăng chật chội cùng thời dù kíp chiến đấu trên Saint-Chamond lên đến 8 người. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.Và còn rất nhiều nhược điểm khác trên chiếc xe tăng hạng nặng này, đến nỗi hầu hết binh sĩ Pháp đều không muốn phục vụ trên Saint-Chamond. Bản thân sĩ quan chỉ huy các đơn vị xe tăng đầu tiên của Pháp cũng chẳng mặn mà mấy với Saint-Chamond, khi họ liên tục than phiền về nó lên chính phủ Paris. Dù vậy đến cuối cuộc chiến vẫn có 400 chiếc Saint-Chamond được chế tạo trong giai đoạn từ 1917-1918. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.Quay lại hệ thống vũ khí trên Saint-Chamond, nó được trang bị một pháo chính 75mm cố định ngay phía trước đầu xe và chỉ có thể thay đổi góc bắn bằng cách di chuyển toàn bộ phần thân. Thiết kế này ngày nay có vẻ lỗi thời nhưng vào năm 1917 đây lại được xem là bước đột phá mới trong công nghệ chế tạo xe tăng, khi nó cho xe tăng góc bắn rộng và linh hoạt hơn so với việc bố trí pháo ở hai bên thân. Nguồn ảnh: primeportal.net.Ngoài pháo 75mm, Saint-Chamond còn được trang bị bốn súng máy 8mm Hotchkiss với hai phía trước đầu xe và hai bên thân. Thiết kế ụ súng máy trên Saint-Chamond cũng khá linh hoạt cho phép xạ thủ có thể quan sát xung quanh dễ dàng, nhưng bù lại họ dễ bị các tay súng bắn tỉa của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: primeportal.net.Nhìn chung dù còn nhiều nhược điểm và hạn chế nhưng Saint-Chamond vẫn thể hiện được tính ưu việt của một phương tiện bọc thép trên chiến trường nhất là khả năng che chắn cho bộ binh trước hỏa lực bắn thẳng của đối phương. Mặt khác nó cũng là một phương tiện hổ trợ hỏa lực chiến trường khá tốt với cách bố trí hỏa lực phù hợp hơn so với một số dòng xe tăng. Nguồn ảnh: primeportal.net.Hiện tại trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc Saint-Chamond tồn tại, được trưng bay tại Viện bảo tàng Musée des Blindés bên cạnh một chiếc Schneider CA1. Cả hai chiếc xe tăng này đều thuộc sở hữu của lực lượng viễn chinh Mỹ tham gia CTTG 1 trước đó được trưng bày tại một bảo tàng ở Maryland sau đó được hiến tặng cho chính phủ Pháp. Nguồn ảnh: univem-paris.
Sau sự xuất hiện của những chiếc xe tăng đầu tiên trong trận Somme vào năm 1916, sự bế tắc của chiến tranh hầm hào gần như bị phá vỡ trên khắp các mặt trận ở Châu Âu. Mặt khác nó cũng đưa Chiến tranh Thế giới thứ 1 và chiến tranh hiện đại sau này sang một trang mới, mở ra thời đại dành cho những cổ máy bọc thép trên chiến trường. Nguồn ảnh: history.com.
Với xu thế đó, nước Pháp không thể đứng ngoài cuộc trong cuộc đua xe tăng đang ngày càng lan rộng ra khắp châu Âu và họ cảm thấy mình cần làm một điều đó. Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, Quân đội Pháp lần đầu tiên đưa xe tăng vào tham chiến trong đầu năm 1917 với mẫu xe tăng nội địa Schneider CA1 và không lâu sau đó là sự ra đời của “quái thú” vùng Saint-Chamond, xe tăng hạng nặng Saint-Chamond. Nguồn ảnh: Quarto Knows.
Sau Schneider CA1, Saint-Chamond là mẫu xe tăng thứ hai được Pháp chế tạo và đưa vào trang bị trong CTTG 1. Tuy nhiên ít ai biết rằng cả hai mẫu xe tăng này đều được phát triển ngay trong năm 1914 sau khi chiến tranh nổ ra không lâu, với mục tiêu giúp binh lính Pháp có thể vượt qua hệ thống hầm hào đi kèm ụ súng máy dày đặc của quân Đức. Trong ảnh là một chiếc Saint-Chamond của Pháp tham chiến trong năm 1917. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản Saint-Chamond gần như là một biến thể phóng to của Schneider CA1 với thiết kế tương tự, và ở một số mặt nào đó nó đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm xuất hiện trên Schneider CA1 vốn bộc lộ rõ nét trên chiến trường thực tế. Trong ảnh là một nguyên mẫu Schneider CA1 của Pháp trong năm 1917, nó cũng được vũ trang với pháo 75mm và hai súng máy 8mm. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Trong ảnh là một chiếc xe tăng Saint-Chamond với chiều dài thân cơ sở gần 9m, đi kèm với đó là hệ thống khung gầm bánh xích cỡ lớn cho phép nó có thể vượt qua được các chiến hào rộng nhất của Đức. Dù vậy Saint-Chamond vẫn mang trên mình một nhược điểm chí mạng tương tự như Schneider CA1, đó chính là hệ thống khung gầm bánh xích truyền động vốn không được thiết kế dành cho các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: tdpn.forumactif.org.
Theo đó khung bánh xích truyền động trên Schneider CA1 và Saint-Chamond đều là những sản phẩm cải tiến từ các mẫu máy đầu kéo công nghiệp do Công ty Holt của Mỹ chế tạo. Do đó hiệu suất hoạt động của mẫu khung gầm này không hề cao, thậm chí chúng còn bị giới hạn trên một số loại địa hình do chiều dài giữa khung gầm và thân xe không tương xứng. Nguồn ảnh: Quarto Knows.
Với trọng lượng chỉ 23 tấn và được trang bị một động cơ xăng 4 xi-lanh có công suất 90 mã lực nhưng Saint-Chamond có tốc độ di chuyển tối đa chỉ khoảng 12km/h trên địa hình bằng phẳng. Giới hạn này xuất phát từ chính khung gầm bánh xích nặng nề của nó, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để khiến Saint-Chamond trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xét trên nhiều khía cạnh hệ thống động cơ và khung gầm trên Saint-Chamond dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn đảm bảo cho nó khả năng hoạt động tốt hơn so với một số mẫu xe tăng cùng thời. Vậy điều gì khiến Saint-Chamond bị cầm chân trên chiến trường ? Câu trả lời chính là thiết kế khung thân quá khổ của nó. Nguồn ảnh: Landships WW1.
Với phần thân dài gần 9m chưa kể chiều dài nòng pháo chính, Saint-Chamond thực sự gặp khó khăn lớn khi muốn vượt qua bất kỳ con dốc hay chướng ngại vật nào. Người Pháp đã quá tham lam khi cố nhiều nhét quá nhiều thứ vào bên trong Saint-Chamond, vô tình biến nó thành một “lô cốt” bọc thép di động hơn là một phương tiện chiến đấu. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.
Tuy vậy lớp giáp bảo vệ của Saint-Chamond cũng không mấy ấn tượng khi chỉ dày từ 11-19mm, với vị trí được bảo vệ tốt nhất là ở đầu xe nơi bố trí pháo chính và súng máy. Thứ duy nhất khiến binh sĩ Pháp cảm thấy thoải mái ở Saint-Chamond là không gian rộng rãi bên trong của nó, khác hẳn so với những chiếc xe tăng chật chội cùng thời dù kíp chiến đấu trên Saint-Chamond lên đến 8 người. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.
Và còn rất nhiều nhược điểm khác trên chiếc xe tăng hạng nặng này, đến nỗi hầu hết binh sĩ Pháp đều không muốn phục vụ trên Saint-Chamond. Bản thân sĩ quan chỉ huy các đơn vị xe tăng đầu tiên của Pháp cũng chẳng mặn mà mấy với Saint-Chamond, khi họ liên tục than phiền về nó lên chính phủ Paris. Dù vậy đến cuối cuộc chiến vẫn có 400 chiếc Saint-Chamond được chế tạo trong giai đoạn từ 1917-1918. Nguồn ảnh: pro-tank.ru.
Quay lại hệ thống vũ khí trên Saint-Chamond, nó được trang bị một pháo chính 75mm cố định ngay phía trước đầu xe và chỉ có thể thay đổi góc bắn bằng cách di chuyển toàn bộ phần thân. Thiết kế này ngày nay có vẻ lỗi thời nhưng vào năm 1917 đây lại được xem là bước đột phá mới trong công nghệ chế tạo xe tăng, khi nó cho xe tăng góc bắn rộng và linh hoạt hơn so với việc bố trí pháo ở hai bên thân. Nguồn ảnh: primeportal.net.
Ngoài pháo 75mm, Saint-Chamond còn được trang bị bốn súng máy 8mm Hotchkiss với hai phía trước đầu xe và hai bên thân. Thiết kế ụ súng máy trên Saint-Chamond cũng khá linh hoạt cho phép xạ thủ có thể quan sát xung quanh dễ dàng, nhưng bù lại họ dễ bị các tay súng bắn tỉa của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: primeportal.net.
Nhìn chung dù còn nhiều nhược điểm và hạn chế nhưng Saint-Chamond vẫn thể hiện được tính ưu việt của một phương tiện bọc thép trên chiến trường nhất là khả năng che chắn cho bộ binh trước hỏa lực bắn thẳng của đối phương. Mặt khác nó cũng là một phương tiện hổ trợ hỏa lực chiến trường khá tốt với cách bố trí hỏa lực phù hợp hơn so với một số dòng xe tăng. Nguồn ảnh: primeportal.net.
Hiện tại trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc Saint-Chamond tồn tại, được trưng bay tại Viện bảo tàng Musée des Blindés bên cạnh một chiếc Schneider CA1. Cả hai chiếc xe tăng này đều thuộc sở hữu của lực lượng viễn chinh Mỹ tham gia CTTG 1 trước đó được trưng bày tại một bảo tàng ở Maryland sau đó được hiến tặng cho chính phủ Pháp. Nguồn ảnh: univem-paris.