Ngay trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, sau khi nước Pháp được giải phóng chính phủ Pháp bắt đầu kế hoạch xây dựng lại quân đội của mình và một trong những ưu tiên hàng đầu trong số đó là tái xây dựng lại lực lượng tăng thiết giáp. Tuy nhiên nước Pháp khi ấy hoàn toàn không đủ nguồn lực để có thể tự phát triển một mẫu xe tăng mới trong khi đó Paris hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: arms-expo.Do đó có thể nói rằng kế hoạch phát triển xe tăng của Quân đội Pháp trong cuối CTTG 2 và sau đó hoàn toàn bắt đầu từ con số không. Điều này là chắc chắn khi các mẫu xe tăng của Pháp trong CTTG 2 đều đã lỗi thời và hoàn toàn vô dụng trên chiến trường, dĩ nhiên họ không thể tái sử dụng lại các thiết kế đó. Trong ảnh là nguyên mẫu xe tăng hạng nặng ARL44 hiếm hoi còn sót lại của Pháp. Nguồn ảnh: arms-expo.May mắn cho nước Pháp là chiến tranh chưa lấy đi hết của họ những kỹ sư giỏi nhất và từ cuối năm 1944 Paris đã bắt đầu chương trình xây dựng một mẫu xe tăng mới từ những gì còn xót lại sau chiến tranh. Mặt khác Quân đội Pháp cũng phải chuẩn bị sẵn sàng tái tham chiến nếu như chiến tranh kéo dài hơn. Nguồn ảnh: arms-expo.Ngày 25/11/1944, Cục nghiên cứu và phát triển vũ khí (DEFA) của Pháp bắt đầu kế hoạch phát triển một mẫu xe tăng hạng nặng mới với những kỹ sư từng làm việc cho các nhà máy chế tạo vũ khí đình đám của Pháp trước khi bị quân Đức chiếm đóng như APX, AMX và ARL. DEFA cũng nhanh chóng cho ra cái tên của chiếc xe tăng này là ARL44, mẫu xe tăng đầu tiên của Pháp sau CTTG 2. Nguồn ảnh: arms-expo.Các thông số kỹ thuật đầu tiên DEFA đặt ra cho ARL44 không thực sự quá tham vọng khi nó chỉ có 30 tấn cùng với đó là lớp giáp dày 60mm sau cùng là pháo 75mm SA modèle 1944 Long 70 gun. Pháo chính của ARL44 có khả năng bắn xuyên lớp giáp dày 80mm ở khoảng cách 1.000m và DEFA kỳ vọng có thể cho ra đời 50 chiếc ARL44 trong giai đoạn từ cuối năm 1944 đến tháng 5/1945. Nguồn ảnh: arms-expo.Nhưng rồi một lần nữa các kỹ sư Pháp lại thể hiện khả năng kém cỏi của mình đối với nguyên mẫu ARL44 đầu tiên. Nó thực sự không quá khác biệt với các dòng xe tăng trước đó của Pháp trong CTTG 2 mặc dù có một số cải tiến nhưng sự thay đổi này hoàn toàn vô dụng. DEFA cũng không rút ra được cho mình kinh nghiệm từ các dòng xe tăng hạng nặng cùng thời vốn khá thành công của Mỹ hay Liên Xô. Nguồn ảnh: arms-expo.Có thể nói ARL44 chỉ là một biến thể cải tiến của người tiền nhiệm Char B1 với hệ thống khung gầm gần như tương đương, dĩ nhiên khung gầm bánh xích này cũng có một số cải tiến về hệ thống treo và hệ thống động cơ nhưng nó đã quá lỗi thời cho một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là phần thân của ARL44 nhìn từ phía trước với hệ thống bánh xích truyền động tương tự Char B1. Nguồn ảnh: arms-expo.Với trọng lượng hơn 50 tấn, tăng hạng nặng ARL44 không được đánh giá là một mẫu xe tăng cơ động khi tốc độ của nó chỉ giới hạn ở mức 30km/h dù đã được trang bị hệ thống động cơ xăng Maybach HL 230, 570 mã lực nhưng chừng đó cũng không giúp ARL44 đủ sức vượt mặt các dòng xe tăng hạng nặng cùng loại khác. Nguồn ảnh: arms-expo.So với yêu cầu kỹ thuật ban đầu các nguyên mẫu của ARL44 có sự thay đổi khá lớn với lớp giáp chính dày hơn và trang bị pháo lớn hơn. Lớp giáp chính của ARL44 được tăng lên 120mm và được đặt nghiêng 45 độ, đây cũng là mẫu xe tăng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất của Pháp cho tới khi xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc xuất hiện. Nguồn ảnh: arms-expo.Điểm sáng giá nhất của ARL44 chính là hệ thống tháp pháo hiện đại của nó, mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng tháp pháo của ARL44 được đánh giá khá tốt cộng với đó là pháo chính 90mm DCA45 cho mẫu xe tăng này sức mạnh hỏa lực đủ mạnh để đánh bại nhiều dòng xe tăng khác. Nguồn ảnh: arms-expo.Bên cạnh pháo chính, ARL44 còn được trang bị ba súng máy 7,5mm MAC31. Tháp pháo của ARL44 cũng đủ rộng để chứa ba thành viên kíp chiến đấu gồm chỉ huy xe, pháo thủ và nạp. Nguồn ảnh: arms-expo.Dù Pháp đã rất khó khăn để có thể phát triển ARL44 nhưng số phận của chiếc xe tăng này lại gắn liền với CTTG 2 và khi cuộc chiến gần kết thúc nó cũng dần bị bỏ mặc. Số lượng đặt hàng của Quân đội Pháp đối với ARL44 ngày càng ít dần từ 200 chiếc ban đầu xuống còn 150 chiếc và sau cùng chỉ có 60 chiếc được chế tạo. Nguồn ảnh: arms-expo.Đây được xem là một điều tất yếu khi ARL44 có quá nhiều nhược điểm và nó không thể tự hoàn thiện mình trong giai đoạn phát triển khi công nghệ chế tạo xe tăng khi đó trên thế giới đã gần như có sự tương đồng giữa các quốc gia. Ngoài ra việc thiếu hụt công nghệ lẫn kinh phí phát triển cũng khiến ARL44 không được hoàn thiện đúng mức. Nguồn ảnh: arms-expo.Nếu so sánh ARL44 với các xe tăng hạng nặng cùng thời của Mỹ hay Liên Xô, nó hoàn toàn không phải là đối thủ xứng tầm khi thua kém quá nhiều mặt từ khả năng cơ động, sức mạnh hỏa lực cho đến hệ thống giáp phòng vệ. Trang thiết bị trên xe cũng không thực sự thoải mái cho kíp chiến đấu 5 người nhưng ít ra nó vẫn khá hơn Char B1. Nguồn ảnh: arms-expo.Dù không mấy thành công nhưng ARL44 đã góp một phần nào đó giúp Pháp duy trì chương trình pháp triển xe tăng độc lập của riêng mình thay vì dựa vào Mỹ như một số nước Châu Âu sau CTTG2. Đến năm 1954, ARL44 bị loại biên và lần xuất hiện duy nhất của nó trước công chúng vào năm 1951 với đội hình 10 chiếc. Nguồn ảnh: arms-expo.
Ngay trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, sau khi nước Pháp được giải phóng chính phủ Pháp bắt đầu kế hoạch xây dựng lại quân đội của mình và một trong những ưu tiên hàng đầu trong số đó là tái xây dựng lại lực lượng tăng thiết giáp. Tuy nhiên nước Pháp khi ấy hoàn toàn không đủ nguồn lực để có thể tự phát triển một mẫu xe tăng mới trong khi đó Paris hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: arms-expo.
Do đó có thể nói rằng kế hoạch phát triển xe tăng của Quân đội Pháp trong cuối CTTG 2 và sau đó hoàn toàn bắt đầu từ con số không. Điều này là chắc chắn khi các mẫu xe tăng của Pháp trong CTTG 2 đều đã lỗi thời và hoàn toàn vô dụng trên chiến trường, dĩ nhiên họ không thể tái sử dụng lại các thiết kế đó. Trong ảnh là nguyên mẫu xe tăng hạng nặng ARL44 hiếm hoi còn sót lại của Pháp. Nguồn ảnh: arms-expo.
May mắn cho nước Pháp là chiến tranh chưa lấy đi hết của họ những kỹ sư giỏi nhất và từ cuối năm 1944 Paris đã bắt đầu chương trình xây dựng một mẫu xe tăng mới từ những gì còn xót lại sau chiến tranh. Mặt khác Quân đội Pháp cũng phải chuẩn bị sẵn sàng tái tham chiến nếu như chiến tranh kéo dài hơn. Nguồn ảnh: arms-expo.
Ngày 25/11/1944, Cục nghiên cứu và phát triển vũ khí (DEFA) của Pháp bắt đầu kế hoạch phát triển một mẫu xe tăng hạng nặng mới với những kỹ sư từng làm việc cho các nhà máy chế tạo vũ khí đình đám của Pháp trước khi bị quân Đức chiếm đóng như APX, AMX và ARL. DEFA cũng nhanh chóng cho ra cái tên của chiếc xe tăng này là ARL44, mẫu xe tăng đầu tiên của Pháp sau CTTG 2. Nguồn ảnh: arms-expo.
Các thông số kỹ thuật đầu tiên DEFA đặt ra cho ARL44 không thực sự quá tham vọng khi nó chỉ có 30 tấn cùng với đó là lớp giáp dày 60mm sau cùng là pháo 75mm SA modèle 1944 Long 70 gun. Pháo chính của ARL44 có khả năng bắn xuyên lớp giáp dày 80mm ở khoảng cách 1.000m và DEFA kỳ vọng có thể cho ra đời 50 chiếc ARL44 trong giai đoạn từ cuối năm 1944 đến tháng 5/1945. Nguồn ảnh: arms-expo.
Nhưng rồi một lần nữa các kỹ sư Pháp lại thể hiện khả năng kém cỏi của mình đối với nguyên mẫu ARL44 đầu tiên. Nó thực sự không quá khác biệt với các dòng xe tăng trước đó của Pháp trong CTTG 2 mặc dù có một số cải tiến nhưng sự thay đổi này hoàn toàn vô dụng. DEFA cũng không rút ra được cho mình kinh nghiệm từ các dòng xe tăng hạng nặng cùng thời vốn khá thành công của Mỹ hay Liên Xô. Nguồn ảnh: arms-expo.
Có thể nói ARL44 chỉ là một biến thể cải tiến của người tiền nhiệm Char B1 với hệ thống khung gầm gần như tương đương, dĩ nhiên khung gầm bánh xích này cũng có một số cải tiến về hệ thống treo và hệ thống động cơ nhưng nó đã quá lỗi thời cho một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là phần thân của ARL44 nhìn từ phía trước với hệ thống bánh xích truyền động tương tự Char B1. Nguồn ảnh: arms-expo.
Với trọng lượng hơn 50 tấn, tăng hạng nặng ARL44 không được đánh giá là một mẫu xe tăng cơ động khi tốc độ của nó chỉ giới hạn ở mức 30km/h dù đã được trang bị hệ thống động cơ xăng Maybach HL 230, 570 mã lực nhưng chừng đó cũng không giúp ARL44 đủ sức vượt mặt các dòng xe tăng hạng nặng cùng loại khác. Nguồn ảnh: arms-expo.
So với yêu cầu kỹ thuật ban đầu các nguyên mẫu của ARL44 có sự thay đổi khá lớn với lớp giáp chính dày hơn và trang bị pháo lớn hơn. Lớp giáp chính của ARL44 được tăng lên 120mm và được đặt nghiêng 45 độ, đây cũng là mẫu xe tăng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất của Pháp cho tới khi xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc xuất hiện. Nguồn ảnh: arms-expo.
Điểm sáng giá nhất của ARL44 chính là hệ thống tháp pháo hiện đại của nó, mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng tháp pháo của ARL44 được đánh giá khá tốt cộng với đó là pháo chính 90mm DCA45 cho mẫu xe tăng này sức mạnh hỏa lực đủ mạnh để đánh bại nhiều dòng xe tăng khác. Nguồn ảnh: arms-expo.
Bên cạnh pháo chính, ARL44 còn được trang bị ba súng máy 7,5mm MAC31. Tháp pháo của ARL44 cũng đủ rộng để chứa ba thành viên kíp chiến đấu gồm chỉ huy xe, pháo thủ và nạp. Nguồn ảnh: arms-expo.
Dù Pháp đã rất khó khăn để có thể phát triển ARL44 nhưng số phận của chiếc xe tăng này lại gắn liền với CTTG 2 và khi cuộc chiến gần kết thúc nó cũng dần bị bỏ mặc. Số lượng đặt hàng của Quân đội Pháp đối với ARL44 ngày càng ít dần từ 200 chiếc ban đầu xuống còn 150 chiếc và sau cùng chỉ có 60 chiếc được chế tạo. Nguồn ảnh: arms-expo.
Đây được xem là một điều tất yếu khi ARL44 có quá nhiều nhược điểm và nó không thể tự hoàn thiện mình trong giai đoạn phát triển khi công nghệ chế tạo xe tăng khi đó trên thế giới đã gần như có sự tương đồng giữa các quốc gia. Ngoài ra việc thiếu hụt công nghệ lẫn kinh phí phát triển cũng khiến ARL44 không được hoàn thiện đúng mức. Nguồn ảnh: arms-expo.
Nếu so sánh ARL44 với các xe tăng hạng nặng cùng thời của Mỹ hay Liên Xô, nó hoàn toàn không phải là đối thủ xứng tầm khi thua kém quá nhiều mặt từ khả năng cơ động, sức mạnh hỏa lực cho đến hệ thống giáp phòng vệ. Trang thiết bị trên xe cũng không thực sự thoải mái cho kíp chiến đấu 5 người nhưng ít ra nó vẫn khá hơn Char B1. Nguồn ảnh: arms-expo.
Dù không mấy thành công nhưng ARL44 đã góp một phần nào đó giúp Pháp duy trì chương trình pháp triển xe tăng độc lập của riêng mình thay vì dựa vào Mỹ như một số nước Châu Âu sau CTTG2. Đến năm 1954, ARL44 bị loại biên và lần xuất hiện duy nhất của nó trước công chúng vào năm 1951 với đội hình 10 chiếc. Nguồn ảnh: arms-expo.