Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington thông báo cung cấp 4 tổ hợp phòng không Patriot, 1 tổ hợp SAMP/T và hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật cho Ukraine. Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhắc lại rằng, Ukraine cần có tổng cộng 25 hệ thống (tương đương 25 tiểu đoàn) Patriot, để bảo vệ không phận Ukraine.Tuy nhiên, đánh giá từ tình hình hiện tại, việc Ukraine muốn có thêm các hệ thống phòng không Patriot hoặc các hệ thống tầm xa tương tự khác là khá khó khăn. Thông tin của Reuters cho thấy, do năng lực sản xuất hạn chế của Boeing, đặc biệt là thiếu các chi tiết quan trọng, năng lực sản xuất tên lửa đánh chặn PAC-3 của nhà máy Boeing ở Nhật Bản đã không thể tăng nhanh.Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ tăng sản lượng tên lửa PAC-3 sớm nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Năng lực sản xuất tên lửa đánh chặn hàng năm sẽ tăng từ 500 lên 750 đạn tên lửa hiện tại, nhưng dây chuyền lắp ráp mới của Boeing sẽ phải đến năm 2027 mới đưa vào sản xuất, thì mục tiêu này khó có thể đạt được.Đồng thời, Reuters cũng chỉ ra rằng, Quân đội Ukraine không chỉ thiếu hệ thống phòng không và đạn tên lửa, mà còn phải đối mặt với vấn đề thiếu đạn pháo, đặc biệt là đạn pháo cỡ nòng 155 mm. Sau khi Ukraine được chuyển giao số lượng lớn đạn pháo từ Mỹ và châu Âu, thì các kho đã cạn.Nếu Mỹ và các đồng minh có thể đưa ra hàng loạt quyết định đúng đắn trước chiến tranh (cụ thể là từ năm 2014 đến 2022), thì năng lực sản xuất quốc phòng của phương Tây hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của Ukraine và đủ cung cấp cho Ukraine khoảng 2 triệu viên đạn pháo cỡ nòng 155 mm vào năm 2023. Nếu như vậy, tình hình chiến trường chắc chắn sẽ không như hiện tại. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, năng lực sản xuất đạn pháo của phương Tây tiếp tục suy giảm và phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ về nguồn cung thuốc nổ TNT. Reuters nhấn mạnh, so với năng lực sản xuất hằng tháng khoảng 36.000 viên đạn pháo cỡ 155 mm hiện tại của Mỹ, năng lực sản xuất đạn pháo của châu Âu đang ngày càng nhanh hơn và gần như toàn bộ châu Âu đang nỗ lực tăng năng lực sản xuất đạn pháo.Lấy Pháp làm ví dụ, KNDA, liên doanh giữa công ty Nexter và Klaus-Maffei dự kiến sẽ sản xuất 100.000 viên đạn pháo cỡ nòng 155mm trong năm nay, trong đó 80.000 viên sẽ được gửi đến Ukraine và 20.000 viên sẽ bổ sung vào kho dự trữ của Quân đội Pháp. Điều này thậm chí còn chưa kể đến những gã khổng lồ sản xuất đạn pháo như Rheinmetall và Nammo. Ngoài đạn pháo, toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng tại châu Âu cũng đang phát triển không ngừng sản xuất pháo tầm xa. Mặc dù pháo tự hành K9 sản xuất tại Hàn Quốc đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước châu Âu, nhưng pháo tự hành bánh lốp sản xuất tại Pháp và Thụy Điển đang rất được ưa chuộng ở châu Âu, đã được chứng minh ở chiến trường Ukraine. Nếu so sánh, việc sản xuất pháo binh của Anh có vẻ đã sa sút. Tuy nhiên, nhờ xung đột Nga-Ukraine, mà ngành sản xuất pháo của Anh cũng đang hồi sinh. Tập đoàn thép Sheffield, có lịch sử hơn 200 năm, tuyên bố sẽ tiếp tục sản xuất khung gầm cho pháo L119 và pháo AS-90. Gã khổng lồ sản xuất đúc và rèn thép tinh luyện đẳng cấp thế giới này, đã tăng cường đầu tư trở lại trong ngành công nghiệp quốc phòng. Nhờ "hoạt động quân sự đặc biệt" của Điện Kremlin tại Ukraine, toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng của phương Tây đã thoát khỏi hàng thập kỷ suy thoái và nhận được một lượng đầu tư và đơn đặt hàng lớn, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất và tiến bộ công nghệ.Ngược lại, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bước vào tình trạng thời chiến ngay từ năm 2022 và Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện tại Belousov là một nhà kinh tế, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga dường như đang “lên đỉnh” chỉ trong thời gian ngắn và sau đó là một sự suy giảm sắp xảy ra.Các lệnh trừng phạt khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga gặp khó khăn hơn trong việc có được các linh kiện tiên tiến của phương Tây, đồng thời kho phụ tùng cũ có thể sử dụng để tân trang và nâng cấp sẽ sớm cạn kiệt. Bản đồ vệ tinh cho thấy, nhiều địa điểm cất giữ vũ khí ở Nga đã trống rỗng. Điều này có nghĩa là tất cả các thiết bị cũ có thể được mở niêm phong đều đã được tiêu thụ.Lấy xe tăng làm ví dụ, ông Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp-Quốc phòng Liên bang Nga, khẳng định, Nga có khả năng sản xuất 1.800 xe tăng mỗi năm, trong đó có 200 xe tăng T-90M, còn lại chủ yếu là sửa chữa và nâng cấp thiết bị dự trữ. Sau khi trang bị dự trữ cạn kiệt, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể sản xuất bao nhiêu xe tăng là một câu hỏi? Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải sử dụng các bộ phận được sản xuất ở các nước khác. Những bộ phận này rất đáng nghi ngờ về hiệu suất và độ tin cậy đối với hoạt động sản xuất của chính Nga. Khẩu hiệu thay thế linh kiện nước ngoài bằng trong nước, đã được Moscow “hô vang” trong nhiều năm và đã đầu tư rất nhiều tiền nhưng vẫn đạt được rất ít tiến bộ.Tin tức mới nhất về vấn đề này là 5 máy bay vận tải quân sự hạng nặng IL-76MD-90A được Quân đội Nga sử dụng vừa bị ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do bộ phận hạ cánh do Nhà máy cơ khí Balashikha cung cấp có vấn đề nghiêm trọng, do vòng bi có nguồn gốc từ các nhà sản xuất “không rõ nguồn gốc” với tài liệu giả mạo và nhanh chóng được chứng minh là hoàn toàn không thể sử dụng được. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Al Jazeera, TASS).
Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington thông báo cung cấp 4 tổ hợp phòng không Patriot, 1 tổ hợp SAMP/T và hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật cho Ukraine. Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhắc lại rằng, Ukraine cần có tổng cộng 25 hệ thống (tương đương 25 tiểu đoàn) Patriot, để bảo vệ không phận Ukraine.
Tuy nhiên, đánh giá từ tình hình hiện tại, việc Ukraine muốn có thêm các hệ thống phòng không Patriot hoặc các hệ thống tầm xa tương tự khác là khá khó khăn. Thông tin của Reuters cho thấy, do năng lực sản xuất hạn chế của Boeing, đặc biệt là thiếu các chi tiết quan trọng, năng lực sản xuất tên lửa đánh chặn PAC-3 của nhà máy Boeing ở Nhật Bản đã không thể tăng nhanh.
Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ tăng sản lượng tên lửa PAC-3 sớm nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Năng lực sản xuất tên lửa đánh chặn hàng năm sẽ tăng từ 500 lên 750 đạn tên lửa hiện tại, nhưng dây chuyền lắp ráp mới của Boeing sẽ phải đến năm 2027 mới đưa vào sản xuất, thì mục tiêu này khó có thể đạt được.
Đồng thời, Reuters cũng chỉ ra rằng, Quân đội Ukraine không chỉ thiếu hệ thống phòng không và đạn tên lửa, mà còn phải đối mặt với vấn đề thiếu đạn pháo, đặc biệt là đạn pháo cỡ nòng 155 mm. Sau khi Ukraine được chuyển giao số lượng lớn đạn pháo từ Mỹ và châu Âu, thì các kho đã cạn.
Nếu Mỹ và các đồng minh có thể đưa ra hàng loạt quyết định đúng đắn trước chiến tranh (cụ thể là từ năm 2014 đến 2022), thì năng lực sản xuất quốc phòng của phương Tây hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của Ukraine và đủ cung cấp cho Ukraine khoảng 2 triệu viên đạn pháo cỡ nòng 155 mm vào năm 2023. Nếu như vậy, tình hình chiến trường chắc chắn sẽ không như hiện tại.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, năng lực sản xuất đạn pháo của phương Tây tiếp tục suy giảm và phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ về nguồn cung thuốc nổ TNT. Reuters nhấn mạnh, so với năng lực sản xuất hằng tháng khoảng 36.000 viên đạn pháo cỡ 155 mm hiện tại của Mỹ, năng lực sản xuất đạn pháo của châu Âu đang ngày càng nhanh hơn và gần như toàn bộ châu Âu đang nỗ lực tăng năng lực sản xuất đạn pháo.
Lấy Pháp làm ví dụ, KNDA, liên doanh giữa công ty Nexter và Klaus-Maffei dự kiến sẽ sản xuất 100.000 viên đạn pháo cỡ nòng 155mm trong năm nay, trong đó 80.000 viên sẽ được gửi đến Ukraine và 20.000 viên sẽ bổ sung vào kho dự trữ của Quân đội Pháp. Điều này thậm chí còn chưa kể đến những gã khổng lồ sản xuất đạn pháo như Rheinmetall và Nammo.
Ngoài đạn pháo, toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng tại châu Âu cũng đang phát triển không ngừng sản xuất pháo tầm xa. Mặc dù pháo tự hành K9 sản xuất tại Hàn Quốc đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước châu Âu, nhưng pháo tự hành bánh lốp sản xuất tại Pháp và Thụy Điển đang rất được ưa chuộng ở châu Âu, đã được chứng minh ở chiến trường Ukraine.
Nếu so sánh, việc sản xuất pháo binh của Anh có vẻ đã sa sút. Tuy nhiên, nhờ xung đột Nga-Ukraine, mà ngành sản xuất pháo của Anh cũng đang hồi sinh. Tập đoàn thép Sheffield, có lịch sử hơn 200 năm, tuyên bố sẽ tiếp tục sản xuất khung gầm cho pháo L119 và pháo AS-90. Gã khổng lồ sản xuất đúc và rèn thép tinh luyện đẳng cấp thế giới này, đã tăng cường đầu tư trở lại trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Nhờ "hoạt động quân sự đặc biệt" của Điện Kremlin tại Ukraine, toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng của phương Tây đã thoát khỏi hàng thập kỷ suy thoái và nhận được một lượng đầu tư và đơn đặt hàng lớn, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất và tiến bộ công nghệ.
Ngược lại, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bước vào tình trạng thời chiến ngay từ năm 2022 và Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện tại Belousov là một nhà kinh tế, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga dường như đang “lên đỉnh” chỉ trong thời gian ngắn và sau đó là một sự suy giảm sắp xảy ra.
Các lệnh trừng phạt khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga gặp khó khăn hơn trong việc có được các linh kiện tiên tiến của phương Tây, đồng thời kho phụ tùng cũ có thể sử dụng để tân trang và nâng cấp sẽ sớm cạn kiệt. Bản đồ vệ tinh cho thấy, nhiều địa điểm cất giữ vũ khí ở Nga đã trống rỗng. Điều này có nghĩa là tất cả các thiết bị cũ có thể được mở niêm phong đều đã được tiêu thụ.
Lấy xe tăng làm ví dụ, ông Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp-Quốc phòng Liên bang Nga, khẳng định, Nga có khả năng sản xuất 1.800 xe tăng mỗi năm, trong đó có 200 xe tăng T-90M, còn lại chủ yếu là sửa chữa và nâng cấp thiết bị dự trữ. Sau khi trang bị dự trữ cạn kiệt, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể sản xuất bao nhiêu xe tăng là một câu hỏi?
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải sử dụng các bộ phận được sản xuất ở các nước khác. Những bộ phận này rất đáng nghi ngờ về hiệu suất và độ tin cậy đối với hoạt động sản xuất của chính Nga. Khẩu hiệu thay thế linh kiện nước ngoài bằng trong nước, đã được Moscow “hô vang” trong nhiều năm và đã đầu tư rất nhiều tiền nhưng vẫn đạt được rất ít tiến bộ.
Tin tức mới nhất về vấn đề này là 5 máy bay vận tải quân sự hạng nặng IL-76MD-90A được Quân đội Nga sử dụng vừa bị ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do bộ phận hạ cánh do Nhà máy cơ khí Balashikha cung cấp có vấn đề nghiêm trọng, do vòng bi có nguồn gốc từ các nhà sản xuất “không rõ nguồn gốc” với tài liệu giả mạo và nhanh chóng được chứng minh là hoàn toàn không thể sử dụng được. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Al Jazeera, TASS).