Các đơn vị chiến đấu thuộc “Cụm quân phía Bắc” của Quân đội Nga, cuối cùng đã đánh bật toàn bộ quân Ukraine phản công ở khu vực xung quanh làng Glubokoe trên hướng Liptsy, ở mặt trận Kharkov. Tuy nhiên, quân Ukraine không từ bỏ nỗ lực tái chiếm ngôi làng.Trang Topwar của Nga đưa tin, làng Glubokoe là mục tiêu mà quân Ukraine quyết tâm chiếm giữ; trước đó quân Ukraine đã kiểm soát được khu vực xung quanh và tìm cách tiến vào trung tâm của làng, từ phía hồ chứa nước ở phía tây.Tuy nhiên, quân Nga tại làng Glubokoye, dưới sự chi viện đắc lực của lực lượng pháo binh và không quân đã phòng ngự kiên cường, không chỉ đánh bật lực lượng phản công, mà còn quét sạch quân Ukraine xung quanh làng Glubokoye.Theo kênh TG RVvoenkor, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng thừa nhận không thể chiếm được khu vực Glubokoye. Còn theo Bộ Quốc phòng Nga, “cuộc dọn dẹp cuối cùng” ở phía ngoài làng Glubokoye đã được thực hiện vào ngày hôm trước. Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 155, được sự hỗ trợ hỏa lực pháo binh và không quân, đã buộc quân Ukraine ở Glubokoye phải rút lui.Trên hướng mặt trận Zaporozhye, quân Nga sau khi tăng cường hỏa lực tấn công theo hướng Orekhov đã tiến lên đoạn đường N-08 chạy về phía nam Orekhov, một thị trấn tiền đồn quan trọng ở Zaporozhye và Pologi, hiện đang do phía Ukraine kiểm soát.Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, dự kiến quân Nga sẽ tiến về phía Gulyai-Polye, khi quân Nga đã đẩy lui quân Ukraine khỏi các vị trí giữa Novofedorivka và Novodanilovka, chiếm thêm 5 km vuông lãnh thổ của Ukraine, đồng thời tạo thời cơ để quân Nga áp sát Orekhov.Vào tháng 6, quân Nga đã chiếm lại “cửa tử” Rabotino, mục tiêu mang tính biểu tượng mà quân Ukraine đã chiếm được trong đợt phản công mùa hè năm 2023. Đồng thời tổ chức bao vây quân Ukraine bị kẹp giữa Rabotino và Verbovoye. Trong khi đó tờ The New York Times của Mỹ cho biết, mặc dù các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga, nhằm làm suy yếu nền kinh tế và sức mạnh quân sự của Moscow. Tuy nhiên, chiến lược này không mang lại kết quả như mong đợi. Ngược lại, Nga đang lách thành công lệnh cấm vận của phương Tây, tiếp tục nhận không chỉ hàng hóa công cộng “bị cấm”, mà còn cả các linh kiện quan trọng cho chế tạo vũ khí của họ. Các nhà báo của The New York Times xác nhận trong nghiên cứu của họ rằng, Nga tiếp tục sử dụng chip của Mỹ trong tên lửa của mình. Hơn nữa, trong ba tháng cuối năm ngoái, lượng vi mạch nhập khẩu vào Nga đã vượt quá con số của cùng kỳ năm 2021, năm trước khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine nổ ra và khi phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt. Theo các chuyên gia, mặc dù Mỹ và phương Tây ra sức thực hiện lệnh cấm vận, nhưng Nga vẫn có thể mua chip từ hơn 6 nghìn nhà sản xuất nước ngoài, trị giá khoảng 4 tỷ USD. Những thông tin này cho thấy, bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, Moscow vẫn cố gắng thiết lập chuỗi cung ứng song song ổn định. Cơ chế chính để lách các biện pháp trừng phạt là sử dụng các quốc gia “thân thiện” với Nga, những nước mua chip của phương Tây có vẻ như phục vụ nhu cầu riêng của họ và sau đó bán lại cho Moscow. Kế hoạch này cho phép lách qua các lệnh cấm bán chất bán dẫn sang Nga, vì các nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về việc các nhà phân phối tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ. Hiện Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới và là một trong những nhà nhập khẩu chính chất bán dẫn của phương Tây, đóng vai trò then chốt trong kế hoạch này. Các công ty Trung Quốc sử dụng năng lực sâu rộng của mình trên thị trường toàn cầu, mua các linh kiện cần thiết và cung cấp cho Nga thông qua các chuỗi trung gian phức tạp. Chính những điều trên đã giúp Moscow có thể vượt qua các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga với các công nghệ và linh kiện tiên tiến cần thiết, để duy trì sức mạnh quân sự của nước này. Như vậy Nga vẫn có đủ những linh kiện cần thiết để sản xuất vũ khí công nghệ cao.Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, không phải lúc nào những biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đạt được mục đích. Một mạng lưới cung cấp song song và hợp tác phát triển với các nước “thân thiện”, cho phép Nga vượt qua các hạn chế trừng phạt và tiếp tục nhận được các thành phần cần thiết để sản xuất vũ khí. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, CNN).
Các đơn vị chiến đấu thuộc “Cụm quân phía Bắc” của Quân đội Nga, cuối cùng đã đánh bật toàn bộ quân Ukraine phản công ở khu vực xung quanh làng Glubokoe trên hướng Liptsy, ở mặt trận Kharkov. Tuy nhiên, quân Ukraine không từ bỏ nỗ lực tái chiếm ngôi làng.
Trang Topwar của Nga đưa tin, làng Glubokoe là mục tiêu mà quân Ukraine quyết tâm chiếm giữ; trước đó quân Ukraine đã kiểm soát được khu vực xung quanh và tìm cách tiến vào trung tâm của làng, từ phía hồ chứa nước ở phía tây.
Tuy nhiên, quân Nga tại làng Glubokoye, dưới sự chi viện đắc lực của lực lượng pháo binh và không quân đã phòng ngự kiên cường, không chỉ đánh bật lực lượng phản công, mà còn quét sạch quân Ukraine xung quanh làng Glubokoye.
Theo kênh TG RVvoenkor, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng thừa nhận không thể chiếm được khu vực Glubokoye. Còn theo Bộ Quốc phòng Nga, “cuộc dọn dẹp cuối cùng” ở phía ngoài làng Glubokoye đã được thực hiện vào ngày hôm trước. Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 155, được sự hỗ trợ hỏa lực pháo binh và không quân, đã buộc quân Ukraine ở Glubokoye phải rút lui.
Trên hướng mặt trận Zaporozhye, quân Nga sau khi tăng cường hỏa lực tấn công theo hướng Orekhov đã tiến lên đoạn đường N-08 chạy về phía nam Orekhov, một thị trấn tiền đồn quan trọng ở Zaporozhye và Pologi, hiện đang do phía Ukraine kiểm soát.
Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, dự kiến quân Nga sẽ tiến về phía Gulyai-Polye, khi quân Nga đã đẩy lui quân Ukraine khỏi các vị trí giữa Novofedorivka và Novodanilovka, chiếm thêm 5 km vuông lãnh thổ của Ukraine, đồng thời tạo thời cơ để quân Nga áp sát Orekhov.
Vào tháng 6, quân Nga đã chiếm lại “cửa tử” Rabotino, mục tiêu mang tính biểu tượng mà quân Ukraine đã chiếm được trong đợt phản công mùa hè năm 2023. Đồng thời tổ chức bao vây quân Ukraine bị kẹp giữa Rabotino và Verbovoye.
Trong khi đó tờ The New York Times của Mỹ cho biết, mặc dù các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga, nhằm làm suy yếu nền kinh tế và sức mạnh quân sự của Moscow. Tuy nhiên, chiến lược này không mang lại kết quả như mong đợi.
Ngược lại, Nga đang lách thành công lệnh cấm vận của phương Tây, tiếp tục nhận không chỉ hàng hóa công cộng “bị cấm”, mà còn cả các linh kiện quan trọng cho chế tạo vũ khí của họ. Các nhà báo của The New York Times xác nhận trong nghiên cứu của họ rằng, Nga tiếp tục sử dụng chip của Mỹ trong tên lửa của mình.
Hơn nữa, trong ba tháng cuối năm ngoái, lượng vi mạch nhập khẩu vào Nga đã vượt quá con số của cùng kỳ năm 2021, năm trước khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine nổ ra và khi phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt.
Theo các chuyên gia, mặc dù Mỹ và phương Tây ra sức thực hiện lệnh cấm vận, nhưng Nga vẫn có thể mua chip từ hơn 6 nghìn nhà sản xuất nước ngoài, trị giá khoảng 4 tỷ USD. Những thông tin này cho thấy, bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, Moscow vẫn cố gắng thiết lập chuỗi cung ứng song song ổn định.
Cơ chế chính để lách các biện pháp trừng phạt là sử dụng các quốc gia “thân thiện” với Nga, những nước mua chip của phương Tây có vẻ như phục vụ nhu cầu riêng của họ và sau đó bán lại cho Moscow. Kế hoạch này cho phép lách qua các lệnh cấm bán chất bán dẫn sang Nga, vì các nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về việc các nhà phân phối tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ.
Hiện Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới và là một trong những nhà nhập khẩu chính chất bán dẫn của phương Tây, đóng vai trò then chốt trong kế hoạch này. Các công ty Trung Quốc sử dụng năng lực sâu rộng của mình trên thị trường toàn cầu, mua các linh kiện cần thiết và cung cấp cho Nga thông qua các chuỗi trung gian phức tạp.
Chính những điều trên đã giúp Moscow có thể vượt qua các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga với các công nghệ và linh kiện tiên tiến cần thiết, để duy trì sức mạnh quân sự của nước này. Như vậy Nga vẫn có đủ những linh kiện cần thiết để sản xuất vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, không phải lúc nào những biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đạt được mục đích. Một mạng lưới cung cấp song song và hợp tác phát triển với các nước “thân thiện”, cho phép Nga vượt qua các hạn chế trừng phạt và tiếp tục nhận được các thành phần cần thiết để sản xuất vũ khí. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, CNN).