SY400 là loại pháo phản lực cỡ nòng lớn, được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng cho các cuộc tấn công hỏa lực chính xác tầm xa.Tính năng lớn nhất của SY400 là sử dụng hệ thống ống phóng thẳng đứng, có thể nói, đây là loại pháo phản lực phóng đạn thẳng đứng đầu tiên và duy nhất trên thế giới (nếu tính đến thời điểm hiện nay).Ưu điểm lớn nhất của hệ thống phóng thẳng đứng so với hệ thống phóng nghiêng đó là, tên lửa có thể tiến công mục tiêu theo bất kỳ hướng nào, mà không cần phải thay đổi tư thế của bệ phóng.Do đạn được phóng thẳng đứng, do vậy hệ thống không cần phải có cơ cấu máy tầm, hướng và cấu trúc bệ phóng cũng được đơn giản hóa; nhược điểm là thiết kế của đạn tương đối phức tạp, cần phải có động cơ phụ, để tên lửa có thể nhanh chóng chuyển hướng sang phía mục tiêu, sau khi được phóng đi.Theo thông tin công khai từ cuộc Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc), đạn tên lửa SY400 có chiều dài 6 m, đường kính thân 0,4 m; một giàn phóng được trang bị 8 ống phóng.Tầm bắn tối đa cho cho loại tên lửa mang đầu đạn 300 kg là 150 km, và đối với đầu đạn 200 kg là 200 km. Tầm bắn của loại tên lửa này vượt xa loại tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATACMS) của Mỹ, khi có tầm bắn tối đa khoảng 150 km.Tên lửa SY400 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính; ở pha cuối, được dẫn đường bằng GPS hoặc hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc, cho độ lệch mục tiêu tối đa khoảng 50 m. Do đó, Mỹ gọi loại tên lửa này nó là tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn, chứ không phải là đạn pháo phản lực.Do hệ thống SY400 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng, do vậy hệ thống có thể được mô-đun hóa, phù hợp với các loại đạn dùng cho các nhiệm vụ khác nhau. Phổ biến nhất là sự tích hợp của tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn BP12A.Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn BP12A có chiều dài 6 mét, đường kính thân 0,6 mét, được trang bị đầu đạn nặng 480 kg và có tầm bắn 280 km; tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu, giai đoạn cuối điều chỉnh theo tín hiệu GPS hoặc BDS, mức độ chính xác đạt dưới 30 m.Một bệ phóng SY400 có thể mang hai đạn tên lửa chiến thuật tầm ngắn BP12A, hoặc 8 đạn tên lửa SY400; với đường bay có thể thay đổi và khả năng thâm nhập mạnh mạnh mẽ, mức độ chính xác tương đối cao, SY400 là hệ thống pháo - tên lửa tương đối nguy hiểm của Trung Quốc.Qatar là quốc gia đầu tiên nhập khẩu pháo SY400 của Trung Quốc; năm 2017, Qatar đã bắn thử nghiệm loại pháo này; tuy nhiên là quốc gia “có điều kiện”, Qatar chỉ sử dụng loại tên lửa đạn đạo chiến thuật BP12A, thay vì dùng tên lửa dẫn đường SY400, nên mức chính xác và tầm bắn cao hơn nhiều.Các nhà quan sát quân sự cho rằng, việc Myanmar mua các tên lửa dẫn đường tầm xa SY400 là câu trả lời với các quốc gia láng giềng, có khả năng cạnh tranh với Myanmar đó là Bangladesh và Thái Lan; nhất là khi gần đây, Thái Lan đã mua loại pháo phản lực tầm xa WS1B từ Trung Quốc.Tầm bắn của pháo WS1B có thể đạt tới 150 km, kèm với đó là Thái Lan cũng đạt được thỏa thuận sản xuất loại đạn của pháo WS1B ở trong nước và phát triển thành công một loại pháo - tên lửa tầm xa DTI-1.Bangladesh cũng có kế hoạch mua các hệ thống pháo phản lực tầm xa của Nga hoặc Trung Quốc; nếu không tăng cường lực lượng, Myanmar sẽ bị hai quốc gia láng giềng vượt mặt về hỏa lực tầm xa; vì vậy, Quân đội Myanmar khẩn trương mua hệ thống pháo phản lực tầm xa SY400 của Trung Quốc.Việc đưa vào trang bị pháo phản lực tầm xa SY400 của Myanmar cho thấy, vũ khí Trung Quốc đang trở lên phổ biến trong khu vực Đông Nam Á; các quốc gia như Thái Lan hoặc Bangladesh chưa có hệ thống phòng chống tên lửa tiên tiến, do đó khó đánh chặn được các cuộc tấn công bằng tên lửa SY400 và BP12A.Việc Myanmar mua hệ thống pháo phản lực SY400, giúp nước này có khả năng răn đe mạnh mẽ với hai quốc gia trên; tuy nhiên điều đó cũng kích thích việc chạy đua vũ trang trong khu vực, và đây cũng là cơ hội để vũ khí Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn, khi Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí ít kèm điều kiện chính trị. Video Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar thăm chính thức Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
SY400 là loại pháo phản lực cỡ nòng lớn, được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng cho các cuộc tấn công hỏa lực chính xác tầm xa.
Tính năng lớn nhất của SY400 là sử dụng hệ thống ống phóng thẳng đứng, có thể nói, đây là loại pháo phản lực phóng đạn thẳng đứng đầu tiên và duy nhất trên thế giới (nếu tính đến thời điểm hiện nay).
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống phóng thẳng đứng so với hệ thống phóng nghiêng đó là, tên lửa có thể tiến công mục tiêu theo bất kỳ hướng nào, mà không cần phải thay đổi tư thế của bệ phóng.
Do đạn được phóng thẳng đứng, do vậy hệ thống không cần phải có cơ cấu máy tầm, hướng và cấu trúc bệ phóng cũng được đơn giản hóa; nhược điểm là thiết kế của đạn tương đối phức tạp, cần phải có động cơ phụ, để tên lửa có thể nhanh chóng chuyển hướng sang phía mục tiêu, sau khi được phóng đi.
Theo thông tin công khai từ cuộc Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc), đạn tên lửa SY400 có chiều dài 6 m, đường kính thân 0,4 m; một giàn phóng được trang bị 8 ống phóng.
Tầm bắn tối đa cho cho loại tên lửa mang đầu đạn 300 kg là 150 km, và đối với đầu đạn 200 kg là 200 km. Tầm bắn của loại tên lửa này vượt xa loại tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATACMS) của Mỹ, khi có tầm bắn tối đa khoảng 150 km.
Tên lửa SY400 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính; ở pha cuối, được dẫn đường bằng GPS hoặc hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc, cho độ lệch mục tiêu tối đa khoảng 50 m. Do đó, Mỹ gọi loại tên lửa này nó là tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn, chứ không phải là đạn pháo phản lực.
Do hệ thống SY400 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng, do vậy hệ thống có thể được mô-đun hóa, phù hợp với các loại đạn dùng cho các nhiệm vụ khác nhau. Phổ biến nhất là sự tích hợp của tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn BP12A.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn BP12A có chiều dài 6 mét, đường kính thân 0,6 mét, được trang bị đầu đạn nặng 480 kg và có tầm bắn 280 km; tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu, giai đoạn cuối điều chỉnh theo tín hiệu GPS hoặc BDS, mức độ chính xác đạt dưới 30 m.
Một bệ phóng SY400 có thể mang hai đạn tên lửa chiến thuật tầm ngắn BP12A, hoặc 8 đạn tên lửa SY400; với đường bay có thể thay đổi và khả năng thâm nhập mạnh mạnh mẽ, mức độ chính xác tương đối cao, SY400 là hệ thống pháo - tên lửa tương đối nguy hiểm của Trung Quốc.
Qatar là quốc gia đầu tiên nhập khẩu pháo SY400 của Trung Quốc; năm 2017, Qatar đã bắn thử nghiệm loại pháo này; tuy nhiên là quốc gia “có điều kiện”, Qatar chỉ sử dụng loại tên lửa đạn đạo chiến thuật BP12A, thay vì dùng tên lửa dẫn đường SY400, nên mức chính xác và tầm bắn cao hơn nhiều.
Các nhà quan sát quân sự cho rằng, việc Myanmar mua các tên lửa dẫn đường tầm xa SY400 là câu trả lời với các quốc gia láng giềng, có khả năng cạnh tranh với Myanmar đó là Bangladesh và Thái Lan; nhất là khi gần đây, Thái Lan đã mua loại pháo phản lực tầm xa WS1B từ Trung Quốc.
Tầm bắn của pháo WS1B có thể đạt tới 150 km, kèm với đó là Thái Lan cũng đạt được thỏa thuận sản xuất loại đạn của pháo WS1B ở trong nước và phát triển thành công một loại pháo - tên lửa tầm xa DTI-1.
Bangladesh cũng có kế hoạch mua các hệ thống pháo phản lực tầm xa của Nga hoặc Trung Quốc; nếu không tăng cường lực lượng, Myanmar sẽ bị hai quốc gia láng giềng vượt mặt về hỏa lực tầm xa; vì vậy, Quân đội Myanmar khẩn trương mua hệ thống pháo phản lực tầm xa SY400 của Trung Quốc.
Việc đưa vào trang bị pháo phản lực tầm xa SY400 của Myanmar cho thấy, vũ khí Trung Quốc đang trở lên phổ biến trong khu vực Đông Nam Á; các quốc gia như Thái Lan hoặc Bangladesh chưa có hệ thống phòng chống tên lửa tiên tiến, do đó khó đánh chặn được các cuộc tấn công bằng tên lửa SY400 và BP12A.
Việc Myanmar mua hệ thống pháo phản lực SY400, giúp nước này có khả năng răn đe mạnh mẽ với hai quốc gia trên; tuy nhiên điều đó cũng kích thích việc chạy đua vũ trang trong khu vực, và đây cũng là cơ hội để vũ khí Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn, khi Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí ít kèm điều kiện chính trị.
Video Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar thăm chính thức Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Nhân dân