Kể từ lần đầu được sử dụng cho tới nay, xe tăng đã góp phần cực kỳ quan trọng trong tác chiến bộ binh, với độ cơ động, hỏa lực mạnh và lớp giáp dày. Dẫu hiện tại, công nghệ diệt tăng đã phát triển nhiều chủng loại, tuy nhiên không vì thế mà làm mất đi vị thế của xe tăng. Cho đến nay, đã có 4 thế hệ xe tăng được phát triển bao gồm thế hệ 1 là các xe tăng chế tạo trong thập niên 1950 như T-54/55, M-48,.. thế hệ 2 được thiết kế trong thập niên 1960 như T-62, M-60,.. và phổ biến nhất hiện nay là thế hệ 3 được sản xuất từ sau những năm 1970 như T-72, T-64, T-80, T-90, M1 Abrams, Type-96, Type-99,… Ảnh: Xe tăng thế hệ thứ 3 nổi tiếng hàng đầu của quân đội Nga hiện nay - T-90A Vladimir.Hiện nay, trên thế giới đã có 4 quốc gia phát triển bốn mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 4 là Nga với T-14 Armata ; Nhật Bản với Type-10 Hitomaru; Hàn Quốc với K2 Black Panther và Thổ Nhĩ Kỳ với Atlay. Các quốc gia còn lại cũng đang cố gắng hiện đại hóa đội xe tăng thế hệ 3 của họ với việc lắp đặt một số trang bị của xe tăng thế hệ 4 lên như Type-99A của Trung Quốc hay M1A2D Abrams của Mỹ. Ảnh: Xe tăng Type-99A của Trung Quốc.Type-10 Hitomaru của Nhật Bản là chiếc xe tăng thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới, được chính thức đưa vào trang bị trong Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản từ năm 2012 và là sự bổ sung cho các xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 Type-90 đông đảo hơn của nước này. Xe sử dụng một pháo chính cỡ 120mm do chính Nhật Bản phát triển, ưu việt hơn rất nhiều so với pháo 120mm tiêu chuẩn sử dụng rộng rãi trên các mẫu xe tăng NATO và Type-90 cũ, đồng thời có thể bắn đạn xuyên dưới cỡ nòng SABOT. Ảnh: Xe tăng Type-10 hành tiến bắn mục tiêu.Type-10 sử dụng một hệ thống quản lý tác chiến C4I được cho là tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm nó ra đời, tạo điều kiện cho xe có một sức tác chiến vô cùng mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trọng lượng của xe cũng khá nhẹ giúp nó có thể triển khai ở bất cứ đâu trên đất nước Nhật Bản bằng cách sử dụng những con đường và cầu một cách dễ dàng, điều mà các loại xe tăng cũ trước đó khó làm được. Giáp xe được thiết kế kiểu Moldun cho phép thay thế nhanh chóng và có tính tùy biến cực kỳ tốt để theo kịp các công nghệ mới. Ảnh: Xe tăng Type-10 của Nhật Bản.Xe tăng trang bị một hệ thống nạp đạn tự động tiên tiến và đáng tin cậy giúp cho kíp lái giảm xuống chỉ còn 3 nguời, hệ thống treo chủ động vận hành bằng khí nén của xe cho phép Type-10 điều chỉnh độ cao thấp của khung gầm và hấp thụ hiệu quả độ giật của phát bắn sau khi khai hỏa pháo chính. Có thể nói, Type-10 chính là loại xe tăng tinh vi hàng đầu trên thế giới hiện nay.K2 Black Panther là mẫu xe tăng thế hệ 4 được hãng Hyundai của Hàn Quốc phát triển nhằm thay thế cho mẫu K1 của những năm 1980, chính thức được đưa vào trang bị từ năm 2014. Trong khi xe tăng K1 có nhiều sự ảnh hưởng thiết kế giống với M1 Abrams của Mỹ thì K2 lại là một thiết kế hoàn toàn mới và độc lập với việc sử dụng lớp giáp tiên tiến hàng đầu thế giới. Hệ thống bảo vệ của xe là sự kết hợp của giáp chính làm từ vật liệu Composite đặc biệt, giáp phản ứng nổ ERA và giáp phản ứng không nổ NERA khiến việc hạ gục K2 là cực kỳ khó. Ảnh: Xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc.Xe sử dụng một radar làm việc ở băng tần milimet để phát hiện và cảnh báo sớm tín hiệu tên lửa, bổ sung cho máy tính kiểm soát trên K2 Black Panther trong việc xác định đường đạn bay tới và phóng lựa đạn khói ngụy trang. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe cũng cực kỳ tiên tiến, kết hợp với các cảm biến gió, camera ảnh nhiệt và máy đo xa laser cho phép nó có thể theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 9.8km. Ảnh: Đội hình xe tăng K2 của Hàn Quốc hành tiến.Kể từ khi được đưa vào trang bị, K2 được cho là mẫu xe tăng có khả năng nhất trên thế giới, mặc dù bị tạm dừng sản xuất trong thời gian dài và số lượng chế tạo tương đối thấp làm giảm tốc độ tích hợp các nâng cấp, đồng nghĩa với việc sẽ sớm bị tụt hậu so với các đối thủ tuy nhiên trong thời điểm hiện tại vẫn khó có mẫu xe tăng nào có thể soán ngôi K2 một cách thuyết phục. Ảnh: Đội hình K2 Black Panther khai hỏa.T-14 Armata là mẫu xe tăng thế hệ thứ 4 do Nga phát triển, ra mắt từ năm 2015 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, đây được cho là một chương trình cực kỳ tham vọng của quân đội Nga, thể hiện một bước nhảy vọt lớn của công nghệ xe tăng Nga so với Phương Tây. Xe tăng sử dụng một cách bố trí cực kỳ sáng tạo với khoang bọc thép riêng cho kíp lái, tháp pháo điều khiển tự động hoàn toàn trang bị một pháo 125mm cực kỳ mạnh mẽ, thậm chí nước này còn đang dự định tích hợp pháo 152mm lên xe. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata tại ARMY 2020.Điểm đáng nói là T-14 sử dụng rất nhiều các công nghệ được thiết kế mới hoàn toàn giúp cải thiện rất nhiều cho sức mạnh của xe từ giáp Composite mới cho đến các loại đạn xuyên giáp. Pháo chính 2A82-1M cỡ 125mm của xe kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina cho phép xe có thể triển khai các loại đạn có sức mạnh nhất hiện nay cũng như có thể tấn công tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau. Ảnh: T-14 Armata nhìn từ phía sau.Một số công nghệ đáng chú ý khác được tích hợp trên xe bao gồm hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ Relikt. Trọng lượng nặng và kích thước khá cồng kềnh cùng với yêu cầu bảo dưỡng tương đối cao đồng nghĩa với việc sẽ khó có thể trang bị số lượng T-14 nhiều như T-72 hay T-90 tuy nhiên nó sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt dự kiến trong năm 2020. Ảnh: Cận cảnh T-14 Armata của Nga.Atlay là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất theo giấy phép chuyển giao của mẫu K2 Black Panther do hãng Hyundai Hàn Quốc phát triển. Điểm khác biệt giữa hai mẫu xe là Atlay tích hợp một hệ thống kiểm soát hỏa lực Volkan-III do Thổ Nhĩ Kỳ tự chế tạo và trong tương lai có thể mẫu xe này cũng sử dụng cả động cơ Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu Atlay có sức chiến đấu vượt xa so với các xe tăng thế hệ 2 M-60 và thế hệ 3 Leopard-II mà quân đội nước này sở hữu, nó cũng đang được một số đối tác thân thiết của Ankara như Qatar hay Azerbaijan quan tâm. Ảnh: Xe tăng thế hệ 4 Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.Atlay đã giành được một hợp đồng trị giá khoảng 3.5-4 tỷ USD vào năm 2018 để sản xuất 250 chiếc cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời lên kế hoạch chế tạo đến 1.000 chiếc, thậm chí phục vụ xuất khẩu. Nền tảng công nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ rất hạn chế khiến họ bị nghi ngờ về việc có thể tự phát triển cả một xe tăng thế hệ 3 mà không có sự giúp đỡ của Hàn Quốc là không thể, nên họ không thể được coi là một quốc gia thiết kế ra mẫu xe tăng thế hệ thứ 4 mà chỉ có Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc làm được điều này. Ảnh: Xe tăng Atlay của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Dẫu vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã mua cho mình những công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới của Hàn Quốc để tự sản xuất xe tăng thế hệ thứ 4 khiến lục quân của họ có trong tay một mẫu xe tăng có thể nói là mạnh nhất khối NATO trong thời điểm hiện nay, vượt trội cả Mỹ, Anh, Pháp hay Đức. Ảnh: Xe tăng Atlay cơ động trên thao trường. Video Mỹ dùng xe tăng Nga làm mục tiêu trong thử nghiệm bắn tên lửa Javelin - Nguồn: QPVN
Kể từ lần đầu được sử dụng cho tới nay, xe tăng đã góp phần cực kỳ quan trọng trong tác chiến bộ binh, với độ cơ động, hỏa lực mạnh và lớp giáp dày. Dẫu hiện tại, công nghệ diệt tăng đã phát triển nhiều chủng loại, tuy nhiên không vì thế mà làm mất đi vị thế của xe tăng. Cho đến nay, đã có 4 thế hệ xe tăng được phát triển bao gồm thế hệ 1 là các xe tăng chế tạo trong thập niên 1950 như T-54/55, M-48,.. thế hệ 2 được thiết kế trong thập niên 1960 như T-62, M-60,.. và phổ biến nhất hiện nay là thế hệ 3 được sản xuất từ sau những năm 1970 như T-72, T-64, T-80, T-90, M1 Abrams, Type-96, Type-99,… Ảnh: Xe tăng thế hệ thứ 3 nổi tiếng hàng đầu của quân đội Nga hiện nay - T-90A Vladimir.
Hiện nay, trên thế giới đã có 4 quốc gia phát triển bốn mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 4 là Nga với T-14 Armata ; Nhật Bản với Type-10 Hitomaru; Hàn Quốc với K2 Black Panther và Thổ Nhĩ Kỳ với Atlay. Các quốc gia còn lại cũng đang cố gắng hiện đại hóa đội xe tăng thế hệ 3 của họ với việc lắp đặt một số trang bị của xe tăng thế hệ 4 lên như Type-99A của Trung Quốc hay M1A2D Abrams của Mỹ. Ảnh: Xe tăng Type-99A của Trung Quốc.
Type-10 Hitomaru của Nhật Bản là chiếc xe tăng thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới, được chính thức đưa vào trang bị trong Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản từ năm 2012 và là sự bổ sung cho các xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 Type-90 đông đảo hơn của nước này. Xe sử dụng một pháo chính cỡ 120mm do chính Nhật Bản phát triển, ưu việt hơn rất nhiều so với pháo 120mm tiêu chuẩn sử dụng rộng rãi trên các mẫu xe tăng NATO và Type-90 cũ, đồng thời có thể bắn đạn xuyên dưới cỡ nòng SABOT. Ảnh: Xe tăng Type-10 hành tiến bắn mục tiêu.
Type-10 sử dụng một hệ thống quản lý tác chiến C4I được cho là tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm nó ra đời, tạo điều kiện cho xe có một sức tác chiến vô cùng mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trọng lượng của xe cũng khá nhẹ giúp nó có thể triển khai ở bất cứ đâu trên đất nước Nhật Bản bằng cách sử dụng những con đường và cầu một cách dễ dàng, điều mà các loại xe tăng cũ trước đó khó làm được. Giáp xe được thiết kế kiểu Moldun cho phép thay thế nhanh chóng và có tính tùy biến cực kỳ tốt để theo kịp các công nghệ mới. Ảnh: Xe tăng Type-10 của Nhật Bản.
Xe tăng trang bị một hệ thống nạp đạn tự động tiên tiến và đáng tin cậy giúp cho kíp lái giảm xuống chỉ còn 3 nguời, hệ thống treo chủ động vận hành bằng khí nén của xe cho phép Type-10 điều chỉnh độ cao thấp của khung gầm và hấp thụ hiệu quả độ giật của phát bắn sau khi khai hỏa pháo chính. Có thể nói, Type-10 chính là loại xe tăng tinh vi hàng đầu trên thế giới hiện nay.
K2 Black Panther là mẫu xe tăng thế hệ 4 được hãng Hyundai của Hàn Quốc phát triển nhằm thay thế cho mẫu K1 của những năm 1980, chính thức được đưa vào trang bị từ năm 2014. Trong khi xe tăng K1 có nhiều sự ảnh hưởng thiết kế giống với M1 Abrams của Mỹ thì K2 lại là một thiết kế hoàn toàn mới và độc lập với việc sử dụng lớp giáp tiên tiến hàng đầu thế giới. Hệ thống bảo vệ của xe là sự kết hợp của giáp chính làm từ vật liệu Composite đặc biệt, giáp phản ứng nổ ERA và giáp phản ứng không nổ NERA khiến việc hạ gục K2 là cực kỳ khó. Ảnh: Xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc.
Xe sử dụng một radar làm việc ở băng tần milimet để phát hiện và cảnh báo sớm tín hiệu tên lửa, bổ sung cho máy tính kiểm soát trên K2 Black Panther trong việc xác định đường đạn bay tới và phóng lựa đạn khói ngụy trang. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe cũng cực kỳ tiên tiến, kết hợp với các cảm biến gió, camera ảnh nhiệt và máy đo xa laser cho phép nó có thể theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 9.8km. Ảnh: Đội hình xe tăng K2 của Hàn Quốc hành tiến.
Kể từ khi được đưa vào trang bị, K2 được cho là mẫu xe tăng có khả năng nhất trên thế giới, mặc dù bị tạm dừng sản xuất trong thời gian dài và số lượng chế tạo tương đối thấp làm giảm tốc độ tích hợp các nâng cấp, đồng nghĩa với việc sẽ sớm bị tụt hậu so với các đối thủ tuy nhiên trong thời điểm hiện tại vẫn khó có mẫu xe tăng nào có thể soán ngôi K2 một cách thuyết phục. Ảnh: Đội hình K2 Black Panther khai hỏa.
T-14 Armata là mẫu xe tăng thế hệ thứ 4 do Nga phát triển, ra mắt từ năm 2015 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, đây được cho là một chương trình cực kỳ tham vọng của quân đội Nga, thể hiện một bước nhảy vọt lớn của công nghệ xe tăng Nga so với Phương Tây. Xe tăng sử dụng một cách bố trí cực kỳ sáng tạo với khoang bọc thép riêng cho kíp lái, tháp pháo điều khiển tự động hoàn toàn trang bị một pháo 125mm cực kỳ mạnh mẽ, thậm chí nước này còn đang dự định tích hợp pháo 152mm lên xe. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata tại ARMY 2020.
Điểm đáng nói là T-14 sử dụng rất nhiều các công nghệ được thiết kế mới hoàn toàn giúp cải thiện rất nhiều cho sức mạnh của xe từ giáp Composite mới cho đến các loại đạn xuyên giáp. Pháo chính 2A82-1M cỡ 125mm của xe kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina cho phép xe có thể triển khai các loại đạn có sức mạnh nhất hiện nay cũng như có thể tấn công tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau. Ảnh: T-14 Armata nhìn từ phía sau.
Một số công nghệ đáng chú ý khác được tích hợp trên xe bao gồm hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ Relikt. Trọng lượng nặng và kích thước khá cồng kềnh cùng với yêu cầu bảo dưỡng tương đối cao đồng nghĩa với việc sẽ khó có thể trang bị số lượng T-14 nhiều như T-72 hay T-90 tuy nhiên nó sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt dự kiến trong năm 2020. Ảnh: Cận cảnh T-14 Armata của Nga.
Atlay là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất theo giấy phép chuyển giao của mẫu K2 Black Panther do hãng Hyundai Hàn Quốc phát triển. Điểm khác biệt giữa hai mẫu xe là Atlay tích hợp một hệ thống kiểm soát hỏa lực Volkan-III do Thổ Nhĩ Kỳ tự chế tạo và trong tương lai có thể mẫu xe này cũng sử dụng cả động cơ Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu Atlay có sức chiến đấu vượt xa so với các xe tăng thế hệ 2 M-60 và thế hệ 3 Leopard-II mà quân đội nước này sở hữu, nó cũng đang được một số đối tác thân thiết của Ankara như Qatar hay Azerbaijan quan tâm. Ảnh: Xe tăng thế hệ 4 Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Atlay đã giành được một hợp đồng trị giá khoảng 3.5-4 tỷ USD vào năm 2018 để sản xuất 250 chiếc cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời lên kế hoạch chế tạo đến 1.000 chiếc, thậm chí phục vụ xuất khẩu. Nền tảng công nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ rất hạn chế khiến họ bị nghi ngờ về việc có thể tự phát triển cả một xe tăng thế hệ 3 mà không có sự giúp đỡ của Hàn Quốc là không thể, nên họ không thể được coi là một quốc gia thiết kế ra mẫu xe tăng thế hệ thứ 4 mà chỉ có Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc làm được điều này. Ảnh: Xe tăng Atlay của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Dẫu vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã mua cho mình những công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới của Hàn Quốc để tự sản xuất xe tăng thế hệ thứ 4 khiến lục quân của họ có trong tay một mẫu xe tăng có thể nói là mạnh nhất khối NATO trong thời điểm hiện nay, vượt trội cả Mỹ, Anh, Pháp hay Đức. Ảnh: Xe tăng Atlay cơ động trên thao trường.
Video Mỹ dùng xe tăng Nga làm mục tiêu trong thử nghiệm bắn tên lửa Javelin - Nguồn: QPVN