Theo những thông tin mới nhất vừa được truyền thông Trung Quốc đăng tải, Lockheed Martin đã ký kết với Ấn Độ thoả thuận liên quan tới chiến đấu cơ F-21. Nguồn ảnh: QQ.Chương trình F-21 thậm chí còn được truyền thông Ấn Độ gọi với cái tên "sát thủ diệt J-10" khiến cho phía Trung Quốc không khỏi bất ngờ và ngạc nhiên. Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù vậy, phía Trung Quốc cũng chỉ ra một thắc mắc khá hợp lý đó là nếu như F-21 hiện đại tới như vậy, tại sao không quân Mỹ lại không sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: QQ.F-21 là loại chiến đấu cơ tốn hàng chục năm phát triển của Lockheed Martin nhưng đây dường như lại không phải là một tiêm kích hiện đại như những gì được tập đoàn sản xuất chiến đấu cơ này kỳ vọng. Nguồn ảnh: QQ.Nhìn qua, có thể thấy tiêm kích F-21 có một chút gì đó tương đồng với chiến đấu cơ F-16 hiện đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: QQ.Thậm chí, truyền thông Mỹ đã từng khẳng định F-21 chỉ là một phiên bản "đổi tên" từ F-16V. Phiên bản đổi tên này sẽ được Mỹ cung cấp độc quyền cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên, F-21 được cho là sử dụng nhiều công nghệ phổ biến và học hỏi rất nhiều những tính năng hiện đại từ F-22 và F-35 của Lockheed Martin - điều này hứa hẹn sẽ biến F-21 thành một tiêm kích đáng gờm khi đối đầu với các loại phản lực đời cũ. Nguồn ảnh: QQ.Bản thân F-21 cũng được coi là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu trong việc chia sẻ chuỗi cung ứng chung nhiều loại linh kiện của F-22 và F-35 - nghĩa là nếu F-21 được sản xuất với số lượng lớn, không những giá thành của F-21 sẽ giảm xuống mà giá của F-22 và F-35 thậm chí cũng sẽ giảm theo. Nguồn ảnh: QQ.Ở một khía cạnh khác, chiến đấu cơ J-10 hiện được xem là "phiên bản F-16 của Trung Quốc" và cũng là loại chiến đấu cơ xương sống của không quân nước này. Nguồn ảnh: QQ.J-10 được bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2002 và tới nay đã có ít nhất hơn 450 chiếc J-10 được ra lò. Tổng cộng chi phí của chương trình J-10 tốn 500 triệu Nhân Dân Tệ trong khi đó giá của mỗi chiếc vào khoảng 200 triệu NDT tương đương khoảng 30 triệu USD. Nguồn ảnh: QQ.Tới nay, tổng cộng Trung Quốc đã cho ra đời sáu phiên bản J-10 khác nhau, trong đó có những phiên bản đặc biệt như J-10S hai chỗ ngồi, FC-20 dành riêng cho xuất khẩu hay phiên bản chiến đấu cơ hoàn thiện J-10B. Nguồn ảnh: QQ.Về cơ bản, đây là loại chiến đấu cơ một chỗ ngồi một động cơ, có khả năng mang theo tối đa 7 tấn vũ khí, chi phí sản xuất và vận hành rẻ. Nguồn ảnh: QQ.Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc có tầm bay 3200 km, bán kính chiến đấu 1250 km và tốc độ tối đa Mach 2.2. Loại chiến đấu cơ này có tầm bay tối đa 18.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.Vũ khí chính của J-10 bao gồm một khẩu pháo 23mm loại GSh-23 kèm theo đó là 11 giá treo dưới thân với khả năng mang theo 7 tấn vũ khí hoặc bình xăng phụ. Nguồn ảnh: QQ.Điểm yếu lớn nhất của J-10 mà tới nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn đó là nó sử dụng động cơ nhập khẩu loại AL-31FN do Nga sản xuất. Trung Quốc hiện đang nỗ lực hết sức trong việc hoàn thiện động cơ WS-10A trong nước để trang bị cho J-10 với số lượng lớn trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trình diễn trong một triển lãm hàng không.
Theo những thông tin mới nhất vừa được truyền thông Trung Quốc đăng tải, Lockheed Martin đã ký kết với Ấn Độ thoả thuận liên quan tới chiến đấu cơ F-21. Nguồn ảnh: QQ.
Chương trình F-21 thậm chí còn được truyền thông Ấn Độ gọi với cái tên "sát thủ diệt J-10" khiến cho phía Trung Quốc không khỏi bất ngờ và ngạc nhiên. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, phía Trung Quốc cũng chỉ ra một thắc mắc khá hợp lý đó là nếu như F-21 hiện đại tới như vậy, tại sao không quân Mỹ lại không sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: QQ.
F-21 là loại chiến đấu cơ tốn hàng chục năm phát triển của Lockheed Martin nhưng đây dường như lại không phải là một tiêm kích hiện đại như những gì được tập đoàn sản xuất chiến đấu cơ này kỳ vọng. Nguồn ảnh: QQ.
Nhìn qua, có thể thấy tiêm kích F-21 có một chút gì đó tương đồng với chiến đấu cơ F-16 hiện đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: QQ.
Thậm chí, truyền thông Mỹ đã từng khẳng định F-21 chỉ là một phiên bản "đổi tên" từ F-16V. Phiên bản đổi tên này sẽ được Mỹ cung cấp độc quyền cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, F-21 được cho là sử dụng nhiều công nghệ phổ biến và học hỏi rất nhiều những tính năng hiện đại từ F-22 và F-35 của Lockheed Martin - điều này hứa hẹn sẽ biến F-21 thành một tiêm kích đáng gờm khi đối đầu với các loại phản lực đời cũ. Nguồn ảnh: QQ.
Bản thân F-21 cũng được coi là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu trong việc chia sẻ chuỗi cung ứng chung nhiều loại linh kiện của F-22 và F-35 - nghĩa là nếu F-21 được sản xuất với số lượng lớn, không những giá thành của F-21 sẽ giảm xuống mà giá của F-22 và F-35 thậm chí cũng sẽ giảm theo. Nguồn ảnh: QQ.
Ở một khía cạnh khác, chiến đấu cơ J-10 hiện được xem là "phiên bản F-16 của Trung Quốc" và cũng là loại chiến đấu cơ xương sống của không quân nước này. Nguồn ảnh: QQ.
J-10 được bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2002 và tới nay đã có ít nhất hơn 450 chiếc J-10 được ra lò. Tổng cộng chi phí của chương trình J-10 tốn 500 triệu Nhân Dân Tệ trong khi đó giá của mỗi chiếc vào khoảng 200 triệu NDT tương đương khoảng 30 triệu USD. Nguồn ảnh: QQ.
Tới nay, tổng cộng Trung Quốc đã cho ra đời sáu phiên bản J-10 khác nhau, trong đó có những phiên bản đặc biệt như J-10S hai chỗ ngồi, FC-20 dành riêng cho xuất khẩu hay phiên bản chiến đấu cơ hoàn thiện J-10B. Nguồn ảnh: QQ.
Về cơ bản, đây là loại chiến đấu cơ một chỗ ngồi một động cơ, có khả năng mang theo tối đa 7 tấn vũ khí, chi phí sản xuất và vận hành rẻ. Nguồn ảnh: QQ.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc có tầm bay 3200 km, bán kính chiến đấu 1250 km và tốc độ tối đa Mach 2.2. Loại chiến đấu cơ này có tầm bay tối đa 18.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Vũ khí chính của J-10 bao gồm một khẩu pháo 23mm loại GSh-23 kèm theo đó là 11 giá treo dưới thân với khả năng mang theo 7 tấn vũ khí hoặc bình xăng phụ. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm yếu lớn nhất của J-10 mà tới nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn đó là nó sử dụng động cơ nhập khẩu loại AL-31FN do Nga sản xuất. Trung Quốc hiện đang nỗ lực hết sức trong việc hoàn thiện động cơ WS-10A trong nước để trang bị cho J-10 với số lượng lớn trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trình diễn trong một triển lãm hàng không.