Hôm 31/5 vừa qua, bệ phóng trên không Stratolaunch 351 của Mỹ đã chính thức được ra mắt. Đây thực chất là một chiếc máy bay có trọng lượng nhẹ, kết cấu vững chãi và động cơ cực khỏe chuyên được dùng để "mang vác" các tàu con thoi, vệ tinh nhân tạo phóng lên bầu khí quyển Trái Đất. Nguồn ảnh: Top81.Bệ phóng trên không Stratolaunch 351 bao gồm 2 thân máy bay với chiều dài 73 mét được đặt treo dưới 2 phía cánh cân bằng. Sải cánh của Stratolaunce rộng tới 117 mét cung cấp lực nâng cực lớn cho phép nó mang theo một kiện hàng nặng tới 230 tấn. Nguồn ảnh: Top81.Các kỹ sư Mỹ đã phải xây dựng một nhà để máy bay riêng biệt để có thể chứa được chiếc máy bay quá khổ này. Căn nhà để máy bay này cũng chính là nơi chiếc Stratolaunce được lắp ráp. Với kích thước quá khổ của mình, không một nhà chứa máy bay đơn nào trên thế giới có thể chứa nổi chiếc Stratolaunch, nếu đặt trong nhà chứa máy bay dài, chiếc Stratolaunch sẽ chiếm chỗ của... 3 chiếc máy bay chở khách cỡ lớn khác. Nguồn ảnh: Top81.Siêu phi cơ Stratolaunch được trang bị 6 động cơ Pratt & Whitney PW4056 tu-bô. Mỗi động cơ cung cấp khoảng 252,4 kN công suất lực đầy. Lượng nhiên liệu dự trữ cũng cho phép chiếc máy bay này bay với tầm bay tối đa lên tới 3704 km. Nguồn ảnh: Top81.Khi được đưa vào sử dụng, kiện hàng mà Stratolaunch mang theo sẽ được treo vào giữa cánh máy bay, máy bay sẽ cất cánh lên độ cao tối đa hơn 20.000 mét của mình sau đó thả kiện hàng, tận dụng lực hút, quán tính và bề mặt cong của Trái Đất, kiện hàng sẽ trượt ra ngoài bầu khí quyển và đi vào quỹ đạo định trước. Nguồn ảnh: Top81.Vị trí chính giữa cánh nơi Stratolaunch giữ các kiện hàng từ dưới mặt đất lên đến bầu khí quyển. Việc sử dụng bệ phóng trên không sẽ giúp việc đưa các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất một cách đơn giản hơn mà không cần dùng tới các loại tên lửa đẩy dùng một lần rất lãng phí và tốn kém. Nguồn ảnh: Top81.Bệ phóng này cũng hoàn toàn có thể sử dụng được với các loại tên lửa hành trình tầm xa. Việc thả tên lửa từ trên cao trên không phận quốc tế sẽ là cách rất tốt nếu muốn thực hiện một pha tấn công phủ đầu theo kiểu "ném đá giấu tay". Đối phương sẽ không thể biết mình vừa bị tấn công từ ai để lên kế hoạch phản công. Nguồn ảnh: Top81.Hệ thống lốp khổng lồ trên chiếc Stratolaunch. Nguồn ảnh: Top81.Thời gian gần đây, với việc xây dựng các bệ phóng trên không và các hệ thống tên lửa đẩy không người lái có khả năng tự hạ cánh cũng như tái sử dụng nhiều lần, có vẻ như Mỹ đang muốn quay trở lại cuộc đua vào vũ trụ. Những thiết bị này cũng hoàn toàn có thể sử dụng được với mục đích quốc phòng với việc triển khai các tên lửa hành trình, các máy bay không người lái,... Nguồn ảnh: Top81.Toàn cảnh quy trình thực hiện phi vụ phóng trên không của Stratolanch 351. Máy bay sẽ đưa kiện hàng ra ngoài rìa bầu khí quyển sau đó thả kiện hàng trượt ra ngoài quỹ đạo, thoát khỏi lực hút Trái Đất. Nguồn ảnh: Top81.
Hôm 31/5 vừa qua, bệ phóng trên không Stratolaunch 351 của Mỹ đã chính thức được ra mắt. Đây thực chất là một chiếc máy bay có trọng lượng nhẹ, kết cấu vững chãi và động cơ cực khỏe chuyên được dùng để "mang vác" các tàu con thoi, vệ tinh nhân tạo phóng lên bầu khí quyển Trái Đất. Nguồn ảnh: Top81.
Bệ phóng trên không Stratolaunch 351 bao gồm 2 thân máy bay với chiều dài 73 mét được đặt treo dưới 2 phía cánh cân bằng. Sải cánh của Stratolaunce rộng tới 117 mét cung cấp lực nâng cực lớn cho phép nó mang theo một kiện hàng nặng tới 230 tấn. Nguồn ảnh: Top81.
Các kỹ sư Mỹ đã phải xây dựng một nhà để máy bay riêng biệt để có thể chứa được chiếc máy bay quá khổ này. Căn nhà để máy bay này cũng chính là nơi chiếc Stratolaunce được lắp ráp. Với kích thước quá khổ của mình, không một nhà chứa máy bay đơn nào trên thế giới có thể chứa nổi chiếc Stratolaunch, nếu đặt trong nhà chứa máy bay dài, chiếc Stratolaunch sẽ chiếm chỗ của... 3 chiếc máy bay chở khách cỡ lớn khác. Nguồn ảnh: Top81.
Siêu phi cơ Stratolaunch được trang bị 6 động cơ Pratt & Whitney PW4056 tu-bô. Mỗi động cơ cung cấp khoảng 252,4 kN công suất lực đầy. Lượng nhiên liệu dự trữ cũng cho phép chiếc máy bay này bay với tầm bay tối đa lên tới 3704 km. Nguồn ảnh: Top81.
Khi được đưa vào sử dụng, kiện hàng mà Stratolaunch mang theo sẽ được treo vào giữa cánh máy bay, máy bay sẽ cất cánh lên độ cao tối đa hơn 20.000 mét của mình sau đó thả kiện hàng, tận dụng lực hút, quán tính và bề mặt cong của Trái Đất, kiện hàng sẽ trượt ra ngoài bầu khí quyển và đi vào quỹ đạo định trước. Nguồn ảnh: Top81.
Vị trí chính giữa cánh nơi Stratolaunch giữ các kiện hàng từ dưới mặt đất lên đến bầu khí quyển. Việc sử dụng bệ phóng trên không sẽ giúp việc đưa các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất một cách đơn giản hơn mà không cần dùng tới các loại tên lửa đẩy dùng một lần rất lãng phí và tốn kém. Nguồn ảnh: Top81.
Bệ phóng này cũng hoàn toàn có thể sử dụng được với các loại tên lửa hành trình tầm xa. Việc thả tên lửa từ trên cao trên không phận quốc tế sẽ là cách rất tốt nếu muốn thực hiện một pha tấn công phủ đầu theo kiểu "ném đá giấu tay". Đối phương sẽ không thể biết mình vừa bị tấn công từ ai để lên kế hoạch phản công. Nguồn ảnh: Top81.
Hệ thống lốp khổng lồ trên chiếc Stratolaunch. Nguồn ảnh: Top81.
Thời gian gần đây, với việc xây dựng các bệ phóng trên không và các hệ thống tên lửa đẩy không người lái có khả năng tự hạ cánh cũng như tái sử dụng nhiều lần, có vẻ như Mỹ đang muốn quay trở lại cuộc đua vào vũ trụ. Những thiết bị này cũng hoàn toàn có thể sử dụng được với mục đích quốc phòng với việc triển khai các tên lửa hành trình, các máy bay không người lái,... Nguồn ảnh: Top81.
Toàn cảnh quy trình thực hiện phi vụ phóng trên không của Stratolanch 351. Máy bay sẽ đưa kiện hàng ra ngoài rìa bầu khí quyển sau đó thả kiện hàng trượt ra ngoài quỹ đạo, thoát khỏi lực hút Trái Đất. Nguồn ảnh: Top81.