Quân đội Nga đang chiến đấu với Quân đội Ukraine có hiệu quả chiến đấu tương tự và Nga cũng đã phải trả giá tương đối đắt. Quân đội Ukraine tuy thiếu đạn và ưu thế trên không, nhưng hiệu quả chiến đấu không tệ và dám chiến đấu hết mình.Nga khẳng định mình là cường quốc quân sự thế giới, nhưng họ lại có nguy cơ rơi vào vũng lầy với Ukraine. Ukraine với sự hỗ trợ của vũ khí, trang bị, thông tin tình báo từ phương Tây, cũng đã khiến Quân đội Nga bị tổn thất nặng nề.Nga đã thất bại khi không thể khuất phục được Ukraine chỉ bằng một đòn nốc-ao, buộc họ phải tiến hành một cuộc chiến kéo dài với Ukraine. Nga và Ukraine sẽ mất nhiều thời gian để xem ai có tiềm lực quốc phòng dày hơn.Trong quan điểm chống Nga của các nước, luôn có quan niệm truyền thống rằng, Quân đội Nga có trình độ kỹ thuật, chiến thuật kém và phải dựa vào số lượng lớn quân số để chiến đấu.Nhưng thực tế trong các cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, vũ khí tiên tiến của phương Tây chỉ có thể đánh bại các lực lượng vũ trang có trang bị lạc hậu, quân số tương đối nhỏ, chứ chưa bao giờ chứng minh được trước Quân đội Nga (Ảnh xe tăng Mỹ tiến vào thủ đô Bagdad của Iraq năm 2023).Giờ đây mọi thứ đã thay đổi đáng kể, khi nhiều loại vũ khí tiên tiến của phương Tây lần lượt bị phá hủy trên chiến trường Ukraine. Hãng tin Sputnik của Nga dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, kể từ đầu năm đến nay, Quân đội Nga đã phá hủy 1.100 thiết bị hạng nặng của Quân đội Ukraine.Trong số vũ khí bị Nga phá hủy, có 4 xe tăng M1A1 Abrams, 5 xe tăng Leopard 2 và 27 xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley, 6 bệ phóng tên lửa HIMARS và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot.Quân đội Ukraine đã được trang bị một số lượng lớn vũ khí đắt tiền của phương Tây, nhưng không còn đủ khả năng ngăn cản bước tiến của quân Nga. Trên chiến trường Ukraine, sau trận Avdiivka, giao tranh ác liệt nhất giữa Nga và Ukraine diễn ra tại bảy ngôi làng phía tây Avdiivka, hàng chục nghìn quân của hai bên đã giao tranh liên tục trong khu vực nhỏ bé này.Lúc này Quân đội Ukraine chỉ còn có thể dựa vào các công sự dã chiến tại các khu làng Ocheretyne và Novokalinove để ngăn chặn bước tiến của quân Nga, đồng thời tiến hành phản công. Cuộc giao tranh theo hướng Berdych và Orlivka diễn ra ác liệt.Quân Ukraine tiếp tục mở các đợt phản công nhằm ngăn chặn quân Nga chia cắt và bao vây trên thực địa. Trong cuộc giao tranh ác liệt kéo dài hơn một tháng, quân đội Ukraine đã thiệt hại 4 xe tăng M1A1 Abram của Mỹ viện trợ và nhiều xe bọc thép. Quân đội Nga cũng mất nhiều xe tăng T-72, xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3.Bệ phóng tên lửa nhiệt áp TOS-1A của Nga đã trực tiếp dội hỏa lực vào quân Ukraine trên tiền tuyến; tấn công dữ dội vào quân Ukraine phát động tấn công và luân chuyển lực lượng dự bị trên tiền tuyến.Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Quân đội Ukraine, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 110 và 53, Lữ đoàn phòng thủ nội địa số 109, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 do NATO huấn luyện đều đã tham chiến. Quân Ukraine đang dần rút lui, chuẩn bị sơ tán khỏi vùng hỏa lực, để xây dựng công sự dã chiến cách đó 2 km.Thậm chí quân Ukraine có thể rút lui về tuyến phòng thủ thứ ba dọc theo tuyến Novopokrovs'ke-Umans’ke-Netailove, khi họ đang rất tích cực xây dựng các trận địa phòng ngự. Đó là một hệ thống phòng thủ bao gồm các trận địa, trung tâm điều khiển UAV và các đơn vị tác chiến điện tử; giống với phòng tuyến Surovikin của Nga.Quân đội Nga đang tấn công từ nhiều hướng và muốn chia cắt hơn 3.000 quân phòng ngự Ukraine, để tiến hành một trận tiêu diệt quy mô lớn. Cả quân Nga và Ukraine trên chiến trường tiến rất chậm, chiều sâu trận đánh rất nông, nên khó có thể cắt đứt đường rút lui của nhóm quân hạng nặng của đối phương.Thực tế do hai bên rơi vào thế cài răng lược, nên khoảng cách giữa các điểm đột phá rất ngắn; nếu Quân đội Nga có thể chặn thành công và bao vây hơn 3.000 quân Ukraine, thì đó sẽ là một trận chiến hủy diệt quy mô lớn.Quân đội Nga cũng đã chiếm được một số lượng lớn vũ khí của NATO trên chiến trường, bao gồm xe tăng M1A1 bị bỏ rơi và hỏng, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe tăng Leopard 2. Đây là điều mà Mỹ không muốn thấy, khi nhiều huyền thoại về vũ khí của phương Tây đang lần lượt bị đập tan trên chiến trường.Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, các khí tài chụp ảnh nhiệt, phụ tùng máy đo xa laser và thậm chí cả linh kiện điện tử vũ khí, khí tài của Nga, đều phải nhập khẩu từ phương Tây. Sau lệnh trừng phạt của phương Tây, mọi nguồn phụ tùng tiên tiến đều bị cắt đứt.Sau cuộc chiến chớp nhoáng bất thành, từ giữa năm 2022 đến nửa đầu năm 2023, phương Tây cũng phát hiện vũ khí, trang bị của Nga thiếu thiết bị điện tử tiên tiến và khả năng tác chiến theo thời gian thực rất hạn chế; đặc biệt là thông tin tình báo.Lúc này Nga bắt đầu sử dụng các nước và công ty bên thứ ba, đặc biệt là các nước thân thiện, để mua một số lượng lớn công nghệ thương mại dân sự tiên tiến từ châu Á, châu Âu và Mỹ, nhằm nâng cấp toàn bộ vũ khí cho Quân đội Nga.Bắt đầu từ nửa cuối năm 2023, Nga bất ngờ công bồ nhiều công nghệ tiên tiến. Suốt mùa đông vừa qua, quân Ukraine ở tiền tuyến thậm chí không dám đốt bếp trong chiến hào để sưởi ấm; dù quân Ukraine có hành quân vào ban đêm, thì cũng sẽ bị tấn công.Lý do là Quân đội Nga đã được trang bị một số lượng lớn máy bay không người lái FPV có gắn máy ảnh nhiệt. Các đơn vị cấp trung đội của Nga đã được trang bị máy phân tích quang phổ cầm tay và họ sàng lọc các tín hiệu xung quanh ngay khi chúng xuất hiện.UAV tự sát lảng vảng tốc độ cao Lancet, có trang bị trí tuệ nhân tạo của Nga thậm chí có thể tự động tìm kiếm mục tiêu, tìm ra các điểm yếu trên vũ khí phương Tây để tấn công. Xe tăng M1A1 do Mỹ sản xuất nặng 60 tấn, toàn thân được bọc giáp composite; nhưng điểm yếu lớn nhất là khớp nối giữa phía dưới tháp pháo và khung xe.UAV Lancet thế hệ mới của Nga với camera ảnh nhiệt và công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tấn công chính xác điểm yếu nhất của xe tăng M1A1 Mỹ trên chiến trường. Một UAV Lancet trị giá 3.000 USD đã phá hủy xe tăng hạng nặng đắt tiền của phương Tây trị giá hàng chục triệu USD trong một phút.Điều cuối cùng mà Mỹ muốn thấy xảy ra đó là, nếu không có khả năng kiềm chế UAV Lancet mới, UAV FPV, tên lửa chống tăng và hệ thống điện tử của Nga, thì quân đội Mỹ cũng không dám tham gia trực tiếp vào cuộc chiến; mà chỉ có thể đứng nhìn Quân đội Nga tiếp tục tiến lên tiền tuyến.Tên lửa Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS và xe tăng M1A1 Abram đều đã bị tên lửa hành trình Nga phá hủy, còn Mỹ thì đã cảm nhận được một cuộc khủng hoảng khi họ từng đánh giá thấp Quân đội Nga. Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết, "Ukraine đang đối mặt với các mối đe dọa hiện hữu và Mỹ cũng đang đối mặt với rủi ro an ninh. Đây là vấn đề về sự sống còn và chủ quyền của Ukraine, đồng thời cũng là về danh dự và an ninh của Mỹ” (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, CNN, Reuters).Bom lượn có điều khiển FOB-500 của Nga đánh trúng ngôi nhà có trắc thủ điều khiển UAV của Quân đội Ukraine trên chiến trường Donetsk. Nguồn: Rybar.
Quân đội Nga đang chiến đấu với Quân đội Ukraine có hiệu quả chiến đấu tương tự và Nga cũng đã phải trả giá tương đối đắt. Quân đội Ukraine tuy thiếu đạn và ưu thế trên không, nhưng hiệu quả chiến đấu không tệ và dám chiến đấu hết mình.
Nga khẳng định mình là cường quốc quân sự thế giới, nhưng họ lại có nguy cơ rơi vào vũng lầy với Ukraine. Ukraine với sự hỗ trợ của vũ khí, trang bị, thông tin tình báo từ phương Tây, cũng đã khiến Quân đội Nga bị tổn thất nặng nề.
Nga đã thất bại khi không thể khuất phục được Ukraine chỉ bằng một đòn nốc-ao, buộc họ phải tiến hành một cuộc chiến kéo dài với Ukraine. Nga và Ukraine sẽ mất nhiều thời gian để xem ai có tiềm lực quốc phòng dày hơn.
Trong quan điểm chống Nga của các nước, luôn có quan niệm truyền thống rằng, Quân đội Nga có trình độ kỹ thuật, chiến thuật kém và phải dựa vào số lượng lớn quân số để chiến đấu.
Nhưng thực tế trong các cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, vũ khí tiên tiến của phương Tây chỉ có thể đánh bại các lực lượng vũ trang có trang bị lạc hậu, quân số tương đối nhỏ, chứ chưa bao giờ chứng minh được trước Quân đội Nga (Ảnh xe tăng Mỹ tiến vào thủ đô Bagdad của Iraq năm 2023).
Giờ đây mọi thứ đã thay đổi đáng kể, khi nhiều loại vũ khí tiên tiến của phương Tây lần lượt bị phá hủy trên chiến trường Ukraine. Hãng tin Sputnik của Nga dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, kể từ đầu năm đến nay, Quân đội Nga đã phá hủy 1.100 thiết bị hạng nặng của Quân đội Ukraine.
Trong số vũ khí bị Nga phá hủy, có 4 xe tăng M1A1 Abrams, 5 xe tăng Leopard 2 và 27 xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley, 6 bệ phóng tên lửa HIMARS và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot.
Quân đội Ukraine đã được trang bị một số lượng lớn vũ khí đắt tiền của phương Tây, nhưng không còn đủ khả năng ngăn cản bước tiến của quân Nga. Trên chiến trường Ukraine, sau trận Avdiivka, giao tranh ác liệt nhất giữa Nga và Ukraine diễn ra tại bảy ngôi làng phía tây Avdiivka, hàng chục nghìn quân của hai bên đã giao tranh liên tục trong khu vực nhỏ bé này.
Lúc này Quân đội Ukraine chỉ còn có thể dựa vào các công sự dã chiến tại các khu làng Ocheretyne và Novokalinove để ngăn chặn bước tiến của quân Nga, đồng thời tiến hành phản công. Cuộc giao tranh theo hướng Berdych và Orlivka diễn ra ác liệt.
Quân Ukraine tiếp tục mở các đợt phản công nhằm ngăn chặn quân Nga chia cắt và bao vây trên thực địa. Trong cuộc giao tranh ác liệt kéo dài hơn một tháng, quân đội Ukraine đã thiệt hại 4 xe tăng M1A1 Abram của Mỹ viện trợ và nhiều xe bọc thép. Quân đội Nga cũng mất nhiều xe tăng T-72, xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
Bệ phóng tên lửa nhiệt áp TOS-1A của Nga đã trực tiếp dội hỏa lực vào quân Ukraine trên tiền tuyến; tấn công dữ dội vào quân Ukraine phát động tấn công và luân chuyển lực lượng dự bị trên tiền tuyến.
Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Quân đội Ukraine, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 110 và 53, Lữ đoàn phòng thủ nội địa số 109, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 do NATO huấn luyện đều đã tham chiến. Quân Ukraine đang dần rút lui, chuẩn bị sơ tán khỏi vùng hỏa lực, để xây dựng công sự dã chiến cách đó 2 km.
Thậm chí quân Ukraine có thể rút lui về tuyến phòng thủ thứ ba dọc theo tuyến Novopokrovs'ke-Umans’ke-Netailove, khi họ đang rất tích cực xây dựng các trận địa phòng ngự. Đó là một hệ thống phòng thủ bao gồm các trận địa, trung tâm điều khiển UAV và các đơn vị tác chiến điện tử; giống với phòng tuyến Surovikin của Nga.
Quân đội Nga đang tấn công từ nhiều hướng và muốn chia cắt hơn 3.000 quân phòng ngự Ukraine, để tiến hành một trận tiêu diệt quy mô lớn. Cả quân Nga và Ukraine trên chiến trường tiến rất chậm, chiều sâu trận đánh rất nông, nên khó có thể cắt đứt đường rút lui của nhóm quân hạng nặng của đối phương.
Thực tế do hai bên rơi vào thế cài răng lược, nên khoảng cách giữa các điểm đột phá rất ngắn; nếu Quân đội Nga có thể chặn thành công và bao vây hơn 3.000 quân Ukraine, thì đó sẽ là một trận chiến hủy diệt quy mô lớn.
Quân đội Nga cũng đã chiếm được một số lượng lớn vũ khí của NATO trên chiến trường, bao gồm xe tăng M1A1 bị bỏ rơi và hỏng, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe tăng Leopard 2. Đây là điều mà Mỹ không muốn thấy, khi nhiều huyền thoại về vũ khí của phương Tây đang lần lượt bị đập tan trên chiến trường.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, các khí tài chụp ảnh nhiệt, phụ tùng máy đo xa laser và thậm chí cả linh kiện điện tử vũ khí, khí tài của Nga, đều phải nhập khẩu từ phương Tây. Sau lệnh trừng phạt của phương Tây, mọi nguồn phụ tùng tiên tiến đều bị cắt đứt.
Sau cuộc chiến chớp nhoáng bất thành, từ giữa năm 2022 đến nửa đầu năm 2023, phương Tây cũng phát hiện vũ khí, trang bị của Nga thiếu thiết bị điện tử tiên tiến và khả năng tác chiến theo thời gian thực rất hạn chế; đặc biệt là thông tin tình báo.
Lúc này Nga bắt đầu sử dụng các nước và công ty bên thứ ba, đặc biệt là các nước thân thiện, để mua một số lượng lớn công nghệ thương mại dân sự tiên tiến từ châu Á, châu Âu và Mỹ, nhằm nâng cấp toàn bộ vũ khí cho Quân đội Nga.
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2023, Nga bất ngờ công bồ nhiều công nghệ tiên tiến. Suốt mùa đông vừa qua, quân Ukraine ở tiền tuyến thậm chí không dám đốt bếp trong chiến hào để sưởi ấm; dù quân Ukraine có hành quân vào ban đêm, thì cũng sẽ bị tấn công.
Lý do là Quân đội Nga đã được trang bị một số lượng lớn máy bay không người lái FPV có gắn máy ảnh nhiệt. Các đơn vị cấp trung đội của Nga đã được trang bị máy phân tích quang phổ cầm tay và họ sàng lọc các tín hiệu xung quanh ngay khi chúng xuất hiện.
UAV tự sát lảng vảng tốc độ cao Lancet, có trang bị trí tuệ nhân tạo của Nga thậm chí có thể tự động tìm kiếm mục tiêu, tìm ra các điểm yếu trên vũ khí phương Tây để tấn công. Xe tăng M1A1 do Mỹ sản xuất nặng 60 tấn, toàn thân được bọc giáp composite; nhưng điểm yếu lớn nhất là khớp nối giữa phía dưới tháp pháo và khung xe.
UAV Lancet thế hệ mới của Nga với camera ảnh nhiệt và công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tấn công chính xác điểm yếu nhất của xe tăng M1A1 Mỹ trên chiến trường. Một UAV Lancet trị giá 3.000 USD đã phá hủy xe tăng hạng nặng đắt tiền của phương Tây trị giá hàng chục triệu USD trong một phút.
Điều cuối cùng mà Mỹ muốn thấy xảy ra đó là, nếu không có khả năng kiềm chế UAV Lancet mới, UAV FPV, tên lửa chống tăng và hệ thống điện tử của Nga, thì quân đội Mỹ cũng không dám tham gia trực tiếp vào cuộc chiến; mà chỉ có thể đứng nhìn Quân đội Nga tiếp tục tiến lên tiền tuyến.
Tên lửa Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS và xe tăng M1A1 Abram đều đã bị tên lửa hành trình Nga phá hủy, còn Mỹ thì đã cảm nhận được một cuộc khủng hoảng khi họ từng đánh giá thấp Quân đội Nga. Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết, "Ukraine đang đối mặt với các mối đe dọa hiện hữu và Mỹ cũng đang đối mặt với rủi ro an ninh. Đây là vấn đề về sự sống còn và chủ quyền của Ukraine, đồng thời cũng là về danh dự và an ninh của Mỹ” (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, CNN, Reuters).
Bom lượn có điều khiển FOB-500 của Nga đánh trúng ngôi nhà có trắc thủ điều khiển UAV của Quân đội Ukraine trên chiến trường Donetsk. Nguồn: Rybar.