Thông thường luôn phải có phi đội tiêm kích hộ tống và bảo vệ máy bay tiếp dầu trên không do chúng khá to lớn và không hề có vũ khí phòng vệ, rất dễ làm mồi ngon cho chiến đấu cơ đối phương.Tuy nhiên với việc phát triển và trang bị hệ thống đánh chặn cho các máy bay tiếp dầu trên không (LAIRCM), rất có thể Mỹ sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới cho việc tiếp nhiên liệu trên không mà không cần phải có tiêm kích hộ tống.Ngoài việc chống lại tiêm kích đối phương, hệ thống cảnh báo đánh chặn mới được phát triển cho máy bay tiếp dầu còn có thể đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa từ phía mặt đất.Hệ thống LAIRCM được phát triển từ hệ thống tương tự của Hải quân Mỹ, được bổ sung gói nâng cấp Cảnh báo mối đe dọa tiên tiến. Một tổ hợp LAIRCM gồm nhiều cảm biến phát hiện tên lửa tầm nhiệt và thiết bị phát laser bảo vệ (GLTA).Khi nhận thấy mối đe dọa, cảm biến sẽ gửi thông tin tới máy tính điều khiển, giúp cảnh báo tổ lái và tự động kích hoạt GLTA, chĩa nó về phía mục tiêu để gây nhiễu. Máy bay KC-46A được phát triển trên khung thân máy bay thương mại Boeing 767, là một trong 3 ưu tiên mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, bên cạnh chương trình trang bị tiêm kích F-35 và máy bay ném bom tầm xa tàng hình LRS-B.Lực lượng này có kế hoạch mua 179 máy bay để thay thế phi đội KC-10 và KC-135 đang có trong biên chế.KC-46A có chuyến bay thử thành công lần đầu tiên vào tháng 9/2015, mặc dù gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và chi tiêu vượt quá ngân sách, nhưng cuối cùng Mỹ cũng quyết định đưa loại máy bay tiếp dầu tối tân này vào hoạt động.KC-46A có thể chở theo 96 tấn nhiên liệu và có thể tiếp liệu cho tất các các loại máy bay của Mỹ.Với dung lượng truyền nhiên liệu lên tới 4.542 lít/phút, đây là loại máy bay tiếp dầu có tốc độ tiếp nhiên liệu cao nhất thế giới hiện nay.KC-46A trang bị hệ thống điều khiển tiếp nhiên liệu bằng cần điều khiển và theo dõi trên màn hình 24 inch giúp cho việc tiếp nhiên liệu diễn ra chính xác và dễ dàng.Những chiếc máy bay tiếp dầu KC-46A sẽ tiếp tục giúp không quân Mỹ tăng cường năng lực tác chiến tầm xa.Ngoài việc sản xuất và trang bị, Mỹ cũng sẽ bán loại máy bay tiếp dầu hiện đại này cho các quốc gia đồng minh.Israel đã đặt hàng 8 chiếc trong khi Nhật Bản cũng đã kịp ký hợp đồng mua 2 chiếc. Đơn giá của một chiếc KC-46A khoảng mức 190 triệu USD.
Thông thường luôn phải có phi đội tiêm kích hộ tống và bảo vệ máy bay tiếp dầu trên không do chúng khá to lớn và không hề có vũ khí phòng vệ, rất dễ làm mồi ngon cho chiến đấu cơ đối phương.
Tuy nhiên với việc phát triển và trang bị hệ thống đánh chặn cho các máy bay tiếp dầu trên không (LAIRCM), rất có thể Mỹ sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới cho việc tiếp nhiên liệu trên không mà không cần phải có tiêm kích hộ tống.
Ngoài việc chống lại tiêm kích đối phương, hệ thống cảnh báo đánh chặn mới được phát triển cho máy bay tiếp dầu còn có thể đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa từ phía mặt đất.
Hệ thống LAIRCM được phát triển từ hệ thống tương tự của Hải quân Mỹ, được bổ sung gói nâng cấp Cảnh báo mối đe dọa tiên tiến. Một tổ hợp LAIRCM gồm nhiều cảm biến phát hiện tên lửa tầm nhiệt và thiết bị phát laser bảo vệ (GLTA).
Khi nhận thấy mối đe dọa, cảm biến sẽ gửi thông tin tới máy tính điều khiển, giúp cảnh báo tổ lái và tự động kích hoạt GLTA, chĩa nó về phía mục tiêu để gây nhiễu.
Máy bay KC-46A được phát triển trên khung thân máy bay thương mại Boeing 767, là một trong 3 ưu tiên mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, bên cạnh chương trình trang bị tiêm kích F-35 và máy bay ném bom tầm xa tàng hình LRS-B.
Lực lượng này có kế hoạch mua 179 máy bay để thay thế phi đội KC-10 và KC-135 đang có trong biên chế.
KC-46A có chuyến bay thử thành công lần đầu tiên vào tháng 9/2015, mặc dù gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và chi tiêu vượt quá ngân sách, nhưng cuối cùng Mỹ cũng quyết định đưa loại máy bay tiếp dầu tối tân này vào hoạt động.
KC-46A có thể chở theo 96 tấn nhiên liệu và có thể tiếp liệu cho tất các các loại máy bay của Mỹ.
Với dung lượng truyền nhiên liệu lên tới 4.542 lít/phút, đây là loại máy bay tiếp dầu có tốc độ tiếp nhiên liệu cao nhất thế giới hiện nay.
KC-46A trang bị hệ thống điều khiển tiếp nhiên liệu bằng cần điều khiển và theo dõi trên màn hình 24 inch giúp cho việc tiếp nhiên liệu diễn ra chính xác và dễ dàng.
Những chiếc máy bay tiếp dầu KC-46A sẽ tiếp tục giúp không quân Mỹ tăng cường năng lực tác chiến tầm xa.
Ngoài việc sản xuất và trang bị, Mỹ cũng sẽ bán loại máy bay tiếp dầu hiện đại này cho các quốc gia đồng minh.
Israel đã đặt hàng 8 chiếc trong khi Nhật Bản cũng đã kịp ký hợp đồng mua 2 chiếc. Đơn giá của một chiếc KC-46A khoảng mức 190 triệu USD.