Theo trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, vào ngày 26/2, một chiếc xe tăng M1A1 của Ukraine đã bị quân Nga tiêu diệt trong trận đánh gần Avdiivka. Một đám cháy dữ dội bùng lên trên đống đổ nát.Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội về chiếc xe tăng M1A1 SA Abrams, làm dấy lên lo ngại ở Mỹ rằng, công nghệ cốt lõi của chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này có thể lọt vào tay Nga; giống như chiếc xe chiến đấu bộ binh M1A2 Bradley cách đây không lâu.Sở dĩ việc quân Nga tiêu diệt chiếc xe tăng Mỹ thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài vì đây là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 đầu tiên bị tiêu diệt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và có video chứng minh tại chỗ. Có thể nói là đã phá vỡ huyền thoại bất khả chiến bại về xe tăng M1A1. Xe tăng M1A1 là nền tảng chiến đấu bọc thép chính của Quân đội Mỹ vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó luôn được biết đến với hiệu suất chiến đấu vượt trội, hỏa lực mạnh mẽ và mức độ bảo vệ cao.Trong chiến đấu thực tế ở nhiều khu vực xung đột trên khắp thế giới, xe tăng M1A1 đã chứng tỏ được khả năng của mình, như một trong những loại xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời xe tăng M1A1 SA Abrams cũng là vũ khí bán chạy của Mỹ.Đặc biệt về khả năng bảo vệ, M1A1 sử dụng lớp giáp composite và bổ sung thêm lớp giáp tăng cường uranium trên các bộ phận quan trọng như ở tháp pháo và phía trước thân xe, nên có thể chống lại hiệu quả nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả tên lửa chống tăng.Để có thể nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu, xe tăng M1A1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị nhìn đêm tiên tiến, để đảm bảo khả năng chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt, trong mọi điều kiện thời tiết.Phiên bản M1A1 SA Abrams Mỹ cung cấp cho Ukraine cũng là phiên bản cải tiến, được đưa vào biên chế năm 2006, xe được trang bị máy đo xa laser nâng cấp và máy ảnh nhiệt tầm nhìn chính tích hợp, có khả năng cảm biến thông tin rất mạnh; đặc biệt là hệ thống chống rung cho kính ngắm.Theo đoạn video về việc chiếc xe tăng M1A1 SA Abrams bị quân Nga tiêu diệt tại Avdiivka, phần sau của chiếc xe tăng bị phá hủy bốc cháy, tấm giảm áp trên đỉnh tháp pháo bị hư hỏng nặng, khói dày đặc bốc ra; rất có thể là do đạn pháo trong khoang phát nổ.Ngoài ra, có thể thấy chiếc xe tăng này không được trang bị giáp lưới để chống lại các cuộc tấn công của máy bay không người lái. Bước đầu xác định, chiếc M1A1 này bị UAV tự sát phá hủy, hoặc do đạn chống tăng do UAV thả xuống.Như vậy sau nhiều lần bị trì hoãn đưa vào chiến đấu, cuối cùng Ukraine cũng phải tung xe tăng M1A1 của Mỹ viện trợ vào trận và đã bị quân Nga tiêu diệt ngay trong lần ra quân đầu tiên, giống như Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh trước đó.Tất nhiên, đây là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh hiện đại, và Lầu Năm Góc từ lâu đã bắt đầu "ngăn chặn", bằng cách ngăn Quân đội Ukraine sử dụng M1A1 SA Abrams trong chiến đấu. Nhưng cuối cùng, những thiệt hại như vậy là không thể tránh khỏi.So với việc phá hủy chiếc M1A1, Lầu Năm Góc lo lắng hơn về việc rò rỉ bí mật cốt lõi. Hiện tại, Quân đội Ukraine đã rút khỏi Avdiivka, trong khi quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trong khu vực, nếu chiếc xe tăng này bị quân Nga thu giữ, sẽ mang lại giá trị nghiên cứu đáng kể cho nó.Đặc biệt là công nghệ bảo vệ của xe tăng M1A1, bằng cách nghiên cứu thành phần và cách bố trí cụ thể của lớp giáp composite, Nga có thể thu được những thông tin quý giá về công nghệ giáp bảo vệ hiện đại, từ đó nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng và xe bọc thép của mình.Thứ hai là hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm mục tiêu tiên tiến của xe tăng M1A1. Bằng cách phân tích và mô phỏng các hệ thống này, Quân đội Nga không chỉ có thể nâng cao hiệu quả chiến đấu của xe tăng của mình, mà còn tạo ra những đột phá trong tác chiến điện tử và các biện pháp đối phó. Đồng thời học cách sử dụng hiệu quả can thiệp hoặc đánh lừa các hệ thống này. Trước đó, một xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley của Quân đội Ukraine đã bị Quân đội Nga thu giữ và Lầu Năm Góc cũng có quan ngại tương tự. Giá trị nghiên cứu của xe tăng M1A1 thậm chí còn cao hơn, một khi bí mật bị rò rỉ, đồng nghĩa với việc thiết bị tác chiến cốt lõi trên bộ của NATO đã được Quân đội Nga nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc liên tục xảy ra những sự cố như vậy buộc Lầu Năm Góc phải cân nhắc rủi ro khi cung cấp trang thiết bị tối tân cho Quân đội Ukraine. Gần đây, Văn phòng Tổng Thanh tra Lầu Năm Góc đã đệ trình một báo cáo nêu rõ việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, có thể mang đến nguy cơ rò rỉ.Trên thực tế, khi Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, họ biết rằng tình trạng này là không thể tránh khỏi. Vì vậy, Mỹ cũng đã tháo bớt một số hệ thống của vũ khí, chẳng hạn như pháo tự hành M777 cung cấp cho Quân đội Ukraine, không được trang bị hệ thống ngắm bắn tiên tiến thế hệ mới, để tránh trường hợp bị Nga thu giữ (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN, Militarywatchmagazine).
Theo trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, vào ngày 26/2, một chiếc xe tăng M1A1 của Ukraine đã bị quân Nga tiêu diệt trong trận đánh gần Avdiivka. Một đám cháy dữ dội bùng lên trên đống đổ nát.
Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội về chiếc xe tăng M1A1 SA Abrams, làm dấy lên lo ngại ở Mỹ rằng, công nghệ cốt lõi của chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này có thể lọt vào tay Nga; giống như chiếc xe chiến đấu bộ binh M1A2 Bradley cách đây không lâu.
Sở dĩ việc quân Nga tiêu diệt chiếc xe tăng Mỹ thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài vì đây là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 đầu tiên bị tiêu diệt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và có video chứng minh tại chỗ. Có thể nói là đã phá vỡ huyền thoại bất khả chiến bại về xe tăng M1A1.
Xe tăng M1A1 là nền tảng chiến đấu bọc thép chính của Quân đội Mỹ vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó luôn được biết đến với hiệu suất chiến đấu vượt trội, hỏa lực mạnh mẽ và mức độ bảo vệ cao.
Trong chiến đấu thực tế ở nhiều khu vực xung đột trên khắp thế giới, xe tăng M1A1 đã chứng tỏ được khả năng của mình, như một trong những loại xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời xe tăng M1A1 SA Abrams cũng là vũ khí bán chạy của Mỹ.
Đặc biệt về khả năng bảo vệ, M1A1 sử dụng lớp giáp composite và bổ sung thêm lớp giáp tăng cường uranium trên các bộ phận quan trọng như ở tháp pháo và phía trước thân xe, nên có thể chống lại hiệu quả nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả tên lửa chống tăng.
Để có thể nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu, xe tăng M1A1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị nhìn đêm tiên tiến, để đảm bảo khả năng chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt, trong mọi điều kiện thời tiết.
Phiên bản M1A1 SA Abrams Mỹ cung cấp cho Ukraine cũng là phiên bản cải tiến, được đưa vào biên chế năm 2006, xe được trang bị máy đo xa laser nâng cấp và máy ảnh nhiệt tầm nhìn chính tích hợp, có khả năng cảm biến thông tin rất mạnh; đặc biệt là hệ thống chống rung cho kính ngắm.
Theo đoạn video về việc chiếc xe tăng M1A1 SA Abrams bị quân Nga tiêu diệt tại Avdiivka, phần sau của chiếc xe tăng bị phá hủy bốc cháy, tấm giảm áp trên đỉnh tháp pháo bị hư hỏng nặng, khói dày đặc bốc ra; rất có thể là do đạn pháo trong khoang phát nổ.
Ngoài ra, có thể thấy chiếc xe tăng này không được trang bị giáp lưới để chống lại các cuộc tấn công của máy bay không người lái. Bước đầu xác định, chiếc M1A1 này bị UAV tự sát phá hủy, hoặc do đạn chống tăng do UAV thả xuống.
Như vậy sau nhiều lần bị trì hoãn đưa vào chiến đấu, cuối cùng Ukraine cũng phải tung xe tăng M1A1 của Mỹ viện trợ vào trận và đã bị quân Nga tiêu diệt ngay trong lần ra quân đầu tiên, giống như Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh trước đó.
Tất nhiên, đây là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh hiện đại, và Lầu Năm Góc từ lâu đã bắt đầu "ngăn chặn", bằng cách ngăn Quân đội Ukraine sử dụng M1A1 SA Abrams trong chiến đấu. Nhưng cuối cùng, những thiệt hại như vậy là không thể tránh khỏi.
So với việc phá hủy chiếc M1A1, Lầu Năm Góc lo lắng hơn về việc rò rỉ bí mật cốt lõi. Hiện tại, Quân đội Ukraine đã rút khỏi Avdiivka, trong khi quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trong khu vực, nếu chiếc xe tăng này bị quân Nga thu giữ, sẽ mang lại giá trị nghiên cứu đáng kể cho nó.
Đặc biệt là công nghệ bảo vệ của xe tăng M1A1, bằng cách nghiên cứu thành phần và cách bố trí cụ thể của lớp giáp composite, Nga có thể thu được những thông tin quý giá về công nghệ giáp bảo vệ hiện đại, từ đó nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng và xe bọc thép của mình.
Thứ hai là hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm mục tiêu tiên tiến của xe tăng M1A1. Bằng cách phân tích và mô phỏng các hệ thống này, Quân đội Nga không chỉ có thể nâng cao hiệu quả chiến đấu của xe tăng của mình, mà còn tạo ra những đột phá trong tác chiến điện tử và các biện pháp đối phó. Đồng thời học cách sử dụng hiệu quả can thiệp hoặc đánh lừa các hệ thống này.
Trước đó, một xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley của Quân đội Ukraine đã bị Quân đội Nga thu giữ và Lầu Năm Góc cũng có quan ngại tương tự. Giá trị nghiên cứu của xe tăng M1A1 thậm chí còn cao hơn, một khi bí mật bị rò rỉ, đồng nghĩa với việc thiết bị tác chiến cốt lõi trên bộ của NATO đã được Quân đội Nga nghiên cứu kỹ lưỡng.
Việc liên tục xảy ra những sự cố như vậy buộc Lầu Năm Góc phải cân nhắc rủi ro khi cung cấp trang thiết bị tối tân cho Quân đội Ukraine. Gần đây, Văn phòng Tổng Thanh tra Lầu Năm Góc đã đệ trình một báo cáo nêu rõ việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, có thể mang đến nguy cơ rò rỉ.
Trên thực tế, khi Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, họ biết rằng tình trạng này là không thể tránh khỏi. Vì vậy, Mỹ cũng đã tháo bớt một số hệ thống của vũ khí, chẳng hạn như pháo tự hành M777 cung cấp cho Quân đội Ukraine, không được trang bị hệ thống ngắm bắn tiên tiến thế hệ mới, để tránh trường hợp bị Nga thu giữ (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN, Militarywatchmagazine).