Kể từ khi Quân đội Ukraine rút khỏi thành phố Avdiivka, đã có những phát hiện đáng ngạc nhiên trên chiến trường Ukraine. Theo kiểm tra của một tổ chức Anh, một số tên lửa do Quân đội Nga phóng tới Ukraine có chứa một số lượng lớn các linh kiện được sản xuất tại Mỹ. Đây có thể là điều “đặc biệt khó hiểu” đối với Ukraine, quốc gia hiện đang tìm kiếm thêm sự trợ giúp. Thông tin mới nhất được hãng tin CNN trích dẫn chỉ ra rằng, tên lửa đạn đạo được Quân đội Nga phóng vào Ukraine hồi tháng trước "chứa hàng trăm linh kiện được sản xuất tại Mỹ và châu Âu". Báo cáo do tổ chức “Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR)”, có trụ sở tại Anh tiến hành, đã kiểm tra 290 bộ phận từ mảnh vỡ của một tên lửa đạn đạo được thu hồi từ vùng Kharkov của Ukraine và phát hiện ra rằng, 75% linh kiện có liên quan đến các công ty được đăng ký tại Mỹ và có trụ sở chính ở đó. 16% khác thuộc về các công ty từ châu Âu, 9% từ châu Á.Báo cáo của CAR chỉ ra: "Tên lửa Nga sử dụng được trang bị các thành phần hệ thống định vị và dẫn đường do Mỹ sản xuất, rất quan trọng để tấn công các mục tiêu Ukraine. Nó sẽ giúp tên lửa xác định nó đang bay ở đâu và đích cần đến đâu; đồng thời xử lý lượng lớn dữ liệu cần thiết".Trên thực tế, CNN đã đưa tin ngay từ đầu năm ngoái cho biết, CAR đã xác nhận rằng, 82% linh kiện của máy bay không người lái tấn công Shahed-136 do Iran sản xuất mà Nga sử dụng ở chiến trường Ukraine, được sản xuất bởi các công ty Mỹ.Tuy nhiên, lần này CAR không tiết lộ bộ phận nào của công ty Mỹ được sử dụng trong tên lửa. Họ lập luận rằng, không có bằng chứng nào cho thấy các công ty này "cố tình vận chuyển những linh kiện này đến Triều Tiên" và các nhà sản xuất thường không biết người dùng cuối các linh kiện của họ.Vì vậy, CAR cho rằng, việc đổ lỗi cho các nhà sản xuất của Mỹ hay bất cứ nhà sản xuất nào trên thế giới, “sẽ không giúp ích gì”. Họ thích làm việc với những công ty này để giải quyết vấn đề, hơn là nêu tên ra tòa để xét xử.Báo cáo cũng chỉ ra rằng, vụ việc này nêu bật "khó khăn như thế nào" đối với Mỹ và các đồng minh trong việc kiểm soát dòng sản phẩm điện tử thương mại, đặc biệt là linh kiện bán dẫn có tính lưỡng dụng, có thể dùng trên các sản phẩm dân sự, nhưng cũng có thể dùng cho vũ khí.Lý do là một khi các công ty sản xuất các sản phẩm này bán sản phẩm cho nhiều nhà phân phối quốc tế khác nhau và nguồn gốc của chúng sẽ bị xóa nhòa, khi chúng được chuyển vào chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ và từ đó trở nên khó truy tìm. Suy cho cùng, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, mạng lưới thương mại quốc tế rất phức tạp và các thành phần của sản phẩm công nghệ cao thường được sản xuất và giao dịch xuyên biên giới quốc gia. Bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt, vẫn có khả năng những hàng hóa “nhạy cảm” này có thể lọt vào tay đối thủ ngoài ý muốn, thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như các nước bên thứ ba hoặc thị trường ngầm. Đối với thiết bị quân sự, chuỗi cung ứng toàn cầu về các bộ phận và linh kiện của nó khiến việc giám sát càng trở nên khó khăn hơn. Trong một thời gian dài, phương Tây thường xuyên “thổi phồng” việc “Trung Quốc viện trợ quân sự cho Nga” và “các công ty Trung Quốc bán vũ khí cho Quân đội Nga”. Trên thực tế, Mỹ và châu Âu mới là những bên thu được lợi lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trung tâm “Nghiên cứu vũ khí xung đột” kết luận rằng, ngay cả khi họ tuyên bố đã áp dụng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc, không có quốc gia phương Tây nào theo dõi nghiêm túc “tung tích” của các linh kiện tiên tiến, đặc biệt là khách hàng cuối cùng. Những nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, chuỗi cung ứng ở các nước như Nga vẫn đang hoạt động “bình thường” và có phần “tấp nập hơn”, giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow có được những sản phẩm quan trọng, mặc dù chịu lệnh trừng phạt gay gắt từ phương Tây.Trước đó, tờ The Times của Anh đưa tin, trong 10 tháng đầu năm 2023, các công ty Anh đã xuất khẩu các sản phẩm nhạy cảm trị giá hơn 100 triệu USD sang Nga, bao gồm chất bán dẫn và UAV, trong đó khoảng 15 triệu USD hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ kho của Anh tới Nga."Việc Nga mua các sản phẩm nhạy cảm từ Anh đã giảm mạnh so với mức 770 triệu USD vào năm 2022, nhưng điều đó cho thấy ngay cả hai năm sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, hàng hóa nhạy cảm của Anh vẫn được Nga mua, những giao dịch mua này thường được thực hiện thông qua bên thứ ba”, The Time viết.Trên thực tế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các bộ phận của phương Tây được tìm thấy trong tên lửa nghi do Triều Tiên chế tạo mà Nga sử dụng, các chuyên gia phương Tây cũng có những phát hiện tương tự khi tháo dỡ tên lửa Nga, UAV của Iran và các loại vũ khí khác.Về cách vượt qua các biện pháp trừng phạt để có được các linh kiện tiên tiến của phương Tây, các nước như Nga, Iran và Triều Tiên đều có sự trao đổi chặt chẽ và có nhiều chuỗi cung ứng bí mật hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, xét theo các thông tin công khai, đặc biệt kể từ khi cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Nga, Iran và Triều Tiên gần như không có cách nào để có được các linh kiện quân sự do phương Tây sản xuất.Về các bộ phận và linh kiện, những gì Nga và Iran hay Triều Tiên có thể có được, đó là một số linh kiện dân sự và công nghiệp. Những linh kiện này hoàn toàn không có độ tin cậy cao, do không áp dụng các tiêu chuẩn quân sự; do vậy dư luận nghi ngờ về những “thông báo và kết luận” từ phương Tây đưa ra.
Kể từ khi Quân đội Ukraine rút khỏi thành phố Avdiivka, đã có những phát hiện đáng ngạc nhiên trên chiến trường Ukraine. Theo kiểm tra của một tổ chức Anh, một số tên lửa do Quân đội Nga phóng tới Ukraine có chứa một số lượng lớn các linh kiện được sản xuất tại Mỹ.
Đây có thể là điều “đặc biệt khó hiểu” đối với Ukraine, quốc gia hiện đang tìm kiếm thêm sự trợ giúp. Thông tin mới nhất được hãng tin CNN trích dẫn chỉ ra rằng, tên lửa đạn đạo được Quân đội Nga phóng vào Ukraine hồi tháng trước "chứa hàng trăm linh kiện được sản xuất tại Mỹ và châu Âu".
Báo cáo do tổ chức “Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR)”, có trụ sở tại Anh tiến hành, đã kiểm tra 290 bộ phận từ mảnh vỡ của một tên lửa đạn đạo được thu hồi từ vùng Kharkov của Ukraine và phát hiện ra rằng, 75% linh kiện có liên quan đến các công ty được đăng ký tại Mỹ và có trụ sở chính ở đó. 16% khác thuộc về các công ty từ châu Âu, 9% từ châu Á.
Báo cáo của CAR chỉ ra: "Tên lửa Nga sử dụng được trang bị các thành phần hệ thống định vị và dẫn đường do Mỹ sản xuất, rất quan trọng để tấn công các mục tiêu Ukraine. Nó sẽ giúp tên lửa xác định nó đang bay ở đâu và đích cần đến đâu; đồng thời xử lý lượng lớn dữ liệu cần thiết".
Trên thực tế, CNN đã đưa tin ngay từ đầu năm ngoái cho biết, CAR đã xác nhận rằng, 82% linh kiện của máy bay không người lái tấn công Shahed-136 do Iran sản xuất mà Nga sử dụng ở chiến trường Ukraine, được sản xuất bởi các công ty Mỹ.
Tuy nhiên, lần này CAR không tiết lộ bộ phận nào của công ty Mỹ được sử dụng trong tên lửa. Họ lập luận rằng, không có bằng chứng nào cho thấy các công ty này "cố tình vận chuyển những linh kiện này đến Triều Tiên" và các nhà sản xuất thường không biết người dùng cuối các linh kiện của họ.
Vì vậy, CAR cho rằng, việc đổ lỗi cho các nhà sản xuất của Mỹ hay bất cứ nhà sản xuất nào trên thế giới, “sẽ không giúp ích gì”. Họ thích làm việc với những công ty này để giải quyết vấn đề, hơn là nêu tên ra tòa để xét xử.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, vụ việc này nêu bật "khó khăn như thế nào" đối với Mỹ và các đồng minh trong việc kiểm soát dòng sản phẩm điện tử thương mại, đặc biệt là linh kiện bán dẫn có tính lưỡng dụng, có thể dùng trên các sản phẩm dân sự, nhưng cũng có thể dùng cho vũ khí.
Lý do là một khi các công ty sản xuất các sản phẩm này bán sản phẩm cho nhiều nhà phân phối quốc tế khác nhau và nguồn gốc của chúng sẽ bị xóa nhòa, khi chúng được chuyển vào chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ và từ đó trở nên khó truy tìm.
Suy cho cùng, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, mạng lưới thương mại quốc tế rất phức tạp và các thành phần của sản phẩm công nghệ cao thường được sản xuất và giao dịch xuyên biên giới quốc gia.
Bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt, vẫn có khả năng những hàng hóa “nhạy cảm” này có thể lọt vào tay đối thủ ngoài ý muốn, thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như các nước bên thứ ba hoặc thị trường ngầm. Đối với thiết bị quân sự, chuỗi cung ứng toàn cầu về các bộ phận và linh kiện của nó khiến việc giám sát càng trở nên khó khăn hơn.
Trong một thời gian dài, phương Tây thường xuyên “thổi phồng” việc “Trung Quốc viện trợ quân sự cho Nga” và “các công ty Trung Quốc bán vũ khí cho Quân đội Nga”. Trên thực tế, Mỹ và châu Âu mới là những bên thu được lợi lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trung tâm “Nghiên cứu vũ khí xung đột” kết luận rằng, ngay cả khi họ tuyên bố đã áp dụng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc, không có quốc gia phương Tây nào theo dõi nghiêm túc “tung tích” của các linh kiện tiên tiến, đặc biệt là khách hàng cuối cùng.
Những nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, chuỗi cung ứng ở các nước như Nga vẫn đang hoạt động “bình thường” và có phần “tấp nập hơn”, giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow có được những sản phẩm quan trọng, mặc dù chịu lệnh trừng phạt gay gắt từ phương Tây.
Trước đó, tờ The Times của Anh đưa tin, trong 10 tháng đầu năm 2023, các công ty Anh đã xuất khẩu các sản phẩm nhạy cảm trị giá hơn 100 triệu USD sang Nga, bao gồm chất bán dẫn và UAV, trong đó khoảng 15 triệu USD hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ kho của Anh tới Nga.
"Việc Nga mua các sản phẩm nhạy cảm từ Anh đã giảm mạnh so với mức 770 triệu USD vào năm 2022, nhưng điều đó cho thấy ngay cả hai năm sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, hàng hóa nhạy cảm của Anh vẫn được Nga mua, những giao dịch mua này thường được thực hiện thông qua bên thứ ba”, The Time viết.
Trên thực tế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các bộ phận của phương Tây được tìm thấy trong tên lửa nghi do Triều Tiên chế tạo mà Nga sử dụng, các chuyên gia phương Tây cũng có những phát hiện tương tự khi tháo dỡ tên lửa Nga, UAV của Iran và các loại vũ khí khác.
Về cách vượt qua các biện pháp trừng phạt để có được các linh kiện tiên tiến của phương Tây, các nước như Nga, Iran và Triều Tiên đều có sự trao đổi chặt chẽ và có nhiều chuỗi cung ứng bí mật hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, xét theo các thông tin công khai, đặc biệt kể từ khi cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Nga, Iran và Triều Tiên gần như không có cách nào để có được các linh kiện quân sự do phương Tây sản xuất.
Về các bộ phận và linh kiện, những gì Nga và Iran hay Triều Tiên có thể có được, đó là một số linh kiện dân sự và công nghiệp. Những linh kiện này hoàn toàn không có độ tin cậy cao, do không áp dụng các tiêu chuẩn quân sự; do vậy dư luận nghi ngờ về những “thông báo và kết luận” từ phương Tây đưa ra.