Cùng với việc được trang bị động cơ mới, B-52H đang tiếp nhận màn hình LCD, máy tính và bộ kết nối liên lạc mới. Những trang bị mới được kết hợp với 1 radar quét mảng pha điện tử chủ động cho phép nó phát hiện thêm nhiều mục tiêu hơn trên biển và trên đất liền với khoảng cách xa hơn.Bởi vậy cho dù ra đời đã lâu, lại từng thảm bại trên bầu trời Việt Nam, nhưng nhờ những thay đổi trong chiến lược tác chiến và nâng cấp hệ thống điện tử vũ khí khiến cho B-52H vẫn là những vũ khí hiệu quả mà quân đội Mỹ ưa dùng.Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) trong thông cáo hôm qua cho biết oanh tạc cơ B-52 thực hiện chuyến bay qua Trung Đông trên thuộc biên chế Không đoàn Oanh tạc số 5, đóng tại căn cứ không quân Minot, Bắc Dakota. CENTCOM không cho biết số lượng B-52 tham gia chuyển bay phô diễn sức mạnh quân sự này.Đây là lần thứ tư Mỹ điều máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông trong hai tháng qua, và là lần phô diễn sức mạnh với Iran thứ hai trong năm nay.Trong lần triển khai gần đây nhất được CENTCOM thông báo hôm 9/1, hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 đã lập đội hình với tiêm kích F-16 Mỹ và F-15 Arab Saudi trong quá trình tuần tra ở khu vực.Các chuyến bay qua khu vực Trung Đông của B-52 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.Hồi giữa tháng 12, dân quân do Iran hậu thuẫn tại Iraq phóng rocket vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, khiến tổ hợp bị hư hại và ít nhất một dân thường thiệt mạng. Vụ tập kích diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Mohsen Fakhrizadeh, chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iran, bị ám sát gần thủ đô Tehran."Việc triển khai ngắn hạn các khí tài chiến lược là một phần trong thế trận phòng thủ của chúng tôi tại khu vực", đại tướng Frank McKenzie, tư lệnh CENTCOM, cho biết. "Nhiệm vụ của sứ mệnh là truyền tải một thông điệp rõ ràng và nhất quán trong khu vực hoạt động cho bạn bè lẫn đối thủ tiềm năng".Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm 16/1 phóng nhiều loại tên lửa trong cuộc tập trận Nhà tiên tri Vĩ đại 15, trong đó gồm tên lửa đạn đạo tầm xa diệt mục tiêu mô phỏng chiến hạm đối phương trên Ấn Độ Dương cách điểm phóng 1.800 km.Một tàu ngầm hạt nhân Mỹ là USS Georgia, xuất hiện giữa ban ngày, gần mặt biển và sát nơi Iran tập trận hải quân hôm 14/1/2021.Việc Mỹ liên tụ cho pháo đài bay B-52H bay thị uy sức mạnh tại Trung Đông là thông điệp rắn tới Iran, bất chấp việc loại máy bay này từng "gãy cánh" tại chiến trường Việt Nam, tuy nhiên nhờ nâng cấp chúng vẫn là biểu tượng của sức mạnh không quân Mỹ.B-52H là một trong bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ bên cạnh B-1B và B-2. Đây được coi là một trong những loại máy bay ném bom mạnh nhất thế giới hiện nay.Với những nâng cấp mới nhất cho phép máy bay ngoài mang bom thông thường và thông minh, B-52H còn có khả năng mang theo các tên lửa hành trình tấn công tầm xa và cả sử dụng trong nhiệm vụ tấn công hạt nhân đối phương.Ngoài tên lửa Tomahawk máy bay ném bom B-52 có khả năng triển khai tên lửa hành trình chiến lược tầm xa AGM-86C có tầm bắn 1.100km. Những tên lửa này được phóng từ khoảng cách rất cao và rất xa nên rất an toàn cho máy bay B-52H trước các hệ thống phòng không của đối phương.Xét về hiệu năng và tính kinh tế, lão tướng B-52H còn trên cơ cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer.
Cùng với việc được trang bị động cơ mới, B-52H đang tiếp nhận màn hình LCD, máy tính và bộ kết nối liên lạc mới. Những trang bị mới được kết hợp với 1 radar quét mảng pha điện tử chủ động cho phép nó phát hiện thêm nhiều mục tiêu hơn trên biển và trên đất liền với khoảng cách xa hơn.
Bởi vậy cho dù ra đời đã lâu, lại từng thảm bại trên bầu trời Việt Nam, nhưng nhờ những thay đổi trong chiến lược tác chiến và nâng cấp hệ thống điện tử vũ khí khiến cho B-52H vẫn là những vũ khí hiệu quả mà quân đội Mỹ ưa dùng.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) trong thông cáo hôm qua cho biết oanh tạc cơ B-52 thực hiện chuyến bay qua Trung Đông trên thuộc biên chế Không đoàn Oanh tạc số 5, đóng tại căn cứ không quân Minot, Bắc Dakota. CENTCOM không cho biết số lượng B-52 tham gia chuyển bay phô diễn sức mạnh quân sự này.
Đây là lần thứ tư Mỹ điều máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông trong hai tháng qua, và là lần phô diễn sức mạnh với Iran thứ hai trong năm nay.
Trong lần triển khai gần đây nhất được CENTCOM thông báo hôm 9/1, hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 đã lập đội hình với tiêm kích F-16 Mỹ và F-15 Arab Saudi trong quá trình tuần tra ở khu vực.
Các chuyến bay qua khu vực Trung Đông của B-52 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.
Hồi giữa tháng 12, dân quân do Iran hậu thuẫn tại Iraq phóng rocket vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, khiến tổ hợp bị hư hại và ít nhất một dân thường thiệt mạng. Vụ tập kích diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Mohsen Fakhrizadeh, chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iran, bị ám sát gần thủ đô Tehran.
"Việc triển khai ngắn hạn các khí tài chiến lược là một phần trong thế trận phòng thủ của chúng tôi tại khu vực", đại tướng Frank McKenzie, tư lệnh CENTCOM, cho biết. "Nhiệm vụ của sứ mệnh là truyền tải một thông điệp rõ ràng và nhất quán trong khu vực hoạt động cho bạn bè lẫn đối thủ tiềm năng".
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm 16/1 phóng nhiều loại tên lửa trong cuộc tập trận Nhà tiên tri Vĩ đại 15, trong đó gồm tên lửa đạn đạo tầm xa diệt mục tiêu mô phỏng chiến hạm đối phương trên Ấn Độ Dương cách điểm phóng 1.800 km.
Một tàu ngầm hạt nhân Mỹ là USS Georgia, xuất hiện giữa ban ngày, gần mặt biển và sát nơi Iran tập trận hải quân hôm 14/1/2021.
Việc Mỹ liên tụ cho pháo đài bay B-52H bay thị uy sức mạnh tại Trung Đông là thông điệp rắn tới Iran, bất chấp việc loại máy bay này từng "gãy cánh" tại chiến trường Việt Nam, tuy nhiên nhờ nâng cấp chúng vẫn là biểu tượng của sức mạnh không quân Mỹ.
B-52H là một trong bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ bên cạnh B-1B và B-2. Đây được coi là một trong những loại máy bay ném bom mạnh nhất thế giới hiện nay.
Với những nâng cấp mới nhất cho phép máy bay ngoài mang bom thông thường và thông minh, B-52H còn có khả năng mang theo các tên lửa hành trình tấn công tầm xa và cả sử dụng trong nhiệm vụ tấn công hạt nhân đối phương.
Ngoài tên lửa Tomahawk máy bay ném bom B-52 có khả năng triển khai tên lửa hành trình chiến lược tầm xa AGM-86C có tầm bắn 1.100km. Những tên lửa này được phóng từ khoảng cách rất cao và rất xa nên rất an toàn cho máy bay B-52H trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Xét về hiệu năng và tính kinh tế, lão tướng B-52H còn trên cơ cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer.