Nhân vật chính tham gia cuộc trình diễn "voi đi bộ" của không quân Mỹ trên đảo Guam là những máy bay ném bom B-52. Tổng cộng phía Mỹ đã huy động 5 máy bay ném bom B-52 vào màn trình diễn này. Nguồn ảnh: Scamble.Ngoài ra, màn trình diễn này còn có sự tham gia của các 6 máy bay tiếp liệu trên không KC-135 Stratotankers, một máy bay trực thăng MH-60S Seahawk của Hải quân Mỹ, một máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Không quân Mỹ và một máy bay không người lái MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Scamble.Màn phô chương lực lượng này được Quân đội Mỹ tiến hành ở căn cứ sân bay quân sự Anderson - căn cứ sân bay chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Scamble.Từ căn cứ sân bay này, Không quân Mỹ có thể triển khai các máy bay ném bom tầm xa bay tới tận Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Triều Tiên bất cứ khi nào cần thiết. Nguồn ảnh: Scamble.Toàn cảnh màn trình diễn Voi Đi Bộ với sự tham gia của tổng cộng 14 máy bay, trực thăng các loại trong biên chế không quân và hải quân Mỹ trên đảo Guam hôm 13/4 vừa rồi. Nguồn ảnh: Scamble.Pháo đài bay B-52 được đưa vào sản xuất chiếc đầu tiên từ năm 1952, 10 năm sau đó dây chuyền chế tạo kết thúc với 744 chiếc được sản xuất, nhiều nhất là phiên bản D/E/F với 187 chiếc, phiên bản H hiện đại nhất chỉ có 14 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.Đến nay, ước tính trong biên chế của Không quân Mỹ chỉ còn sử dụng khoảng 76 chiếc máy bay ném bom B-52, tất cả đều là phiên bản B-52H. Số còn lại đều được Mỹ cất giữ ở kho dự phòng. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo báo cáo của phòng công vụ liên đoàn ném bom 307, hầu hết các máy bay B-52 đều đã thực hiện hơn 17.000 giờ bay trước khi được đưa tới bãi dự trữ máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.Vậy nên để có thể đưa một máy bay B-52 từ tình trạng "niêm cất" sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để tiến hành đại tu. Nguồn ảnh: Pinterest.Tính tới thời điểm hiện tại khi mà Không quân Mỹ đã có thêm nhiều loại máy bay ném bom chiến lược khác trong biên chế, B-52 vẫn được trọng dụng và xem như là thứ vũ khí chiến lược cực kỳ quan trọng của Mỹ dù đã gần bước sang tuổi 70. Nguồn ảnh: Pinterest.Thực tế, đây là loại máy bay ném bom chiến lược có chi phí vận hành thuộc vào hàng rẻ nhất của Mỹ nếu so với B-1B Lancer hay B-2 Spirit. Ngoài ra, nếu không xét đến việc một loạt B-52 từng rơi trong chiến tranh Việt Nam, chí ít thì B-52 vẫn "bất bại" với toàn bộ các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo nhiều nguồn tin, Không quân Mỹ dự định sẽ duy trì biên đội B-52 này trong biên chế cho tới tận năm 2040 - nghĩa là gần 90 năm kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Cận cảnh hình ảnh B-52 được tiếp liệu trên không từ "cây xăng bay" KC-135 Stratotanker.
Nhân vật chính tham gia cuộc trình diễn "voi đi bộ" của không quân Mỹ trên đảo Guam là những máy bay ném bom B-52. Tổng cộng phía Mỹ đã huy động 5 máy bay ném bom B-52 vào màn trình diễn này. Nguồn ảnh: Scamble.
Ngoài ra, màn trình diễn này còn có sự tham gia của các 6 máy bay tiếp liệu trên không KC-135 Stratotankers, một máy bay trực thăng MH-60S Seahawk của Hải quân Mỹ, một máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Không quân Mỹ và một máy bay không người lái MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Scamble.
Màn phô chương lực lượng này được Quân đội Mỹ tiến hành ở căn cứ sân bay quân sự Anderson - căn cứ sân bay chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Scamble.
Từ căn cứ sân bay này, Không quân Mỹ có thể triển khai các máy bay ném bom tầm xa bay tới tận Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Triều Tiên bất cứ khi nào cần thiết. Nguồn ảnh: Scamble.
Toàn cảnh màn trình diễn Voi Đi Bộ với sự tham gia của tổng cộng 14 máy bay, trực thăng các loại trong biên chế không quân và hải quân Mỹ trên đảo Guam hôm 13/4 vừa rồi. Nguồn ảnh: Scamble.
Pháo đài bay B-52 được đưa vào sản xuất chiếc đầu tiên từ năm 1952, 10 năm sau đó dây chuyền chế tạo kết thúc với 744 chiếc được sản xuất, nhiều nhất là phiên bản D/E/F với 187 chiếc, phiên bản H hiện đại nhất chỉ có 14 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đến nay, ước tính trong biên chế của Không quân Mỹ chỉ còn sử dụng khoảng 76 chiếc máy bay ném bom B-52, tất cả đều là phiên bản B-52H. Số còn lại đều được Mỹ cất giữ ở kho dự phòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo báo cáo của phòng công vụ liên đoàn ném bom 307, hầu hết các máy bay B-52 đều đã thực hiện hơn 17.000 giờ bay trước khi được đưa tới bãi dự trữ máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vậy nên để có thể đưa một máy bay B-52 từ tình trạng "niêm cất" sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để tiến hành đại tu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại khi mà Không quân Mỹ đã có thêm nhiều loại máy bay ném bom chiến lược khác trong biên chế, B-52 vẫn được trọng dụng và xem như là thứ vũ khí chiến lược cực kỳ quan trọng của Mỹ dù đã gần bước sang tuổi 70. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực tế, đây là loại máy bay ném bom chiến lược có chi phí vận hành thuộc vào hàng rẻ nhất của Mỹ nếu so với B-1B Lancer hay B-2 Spirit. Ngoài ra, nếu không xét đến việc một loạt B-52 từng rơi trong chiến tranh Việt Nam, chí ít thì B-52 vẫn "bất bại" với toàn bộ các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo nhiều nguồn tin, Không quân Mỹ dự định sẽ duy trì biên đội B-52 này trong biên chế cho tới tận năm 2040 - nghĩa là gần 90 năm kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Cận cảnh hình ảnh B-52 được tiếp liệu trên không từ "cây xăng bay" KC-135 Stratotanker.