Căn cứ không quân Incirlik trên đất Thổ Nhĩ Kỳ là một vị trí cực kỳ quan trọng, bởi từ đây máy bay Mỹ và NATO có thể nhanh chóng tung sức mạnh của mình ra khắp Trung Đông.Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố rằng Ankara có thể buộc Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Incirlik nếu Washington vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt lên họ, liên quan đến thương vụ mua sắm hệ thống phòng không S-400 từ Nga."Chúng tôi sẽ đánh giá tình huống xấu nhất và đưa ra quyết định. Nếu Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, thì vấn đề của các căn cứ Incirlik và Kurecik có thể nằm trong chương trình nghị sự", ông Cavosoglu nói.Được biết radar cảnh báo sớm là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu đang được triển khai tại căn cứ Kurecik ở tỉnh Malatya (Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ), được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2012.Ông Mevlut Cavusoglu nói thêm rằng Ankara sẽ không ủng hộ kế hoạch của NATO nhằm bảo vệ các quốc gia Baltic cho đến khi liên minh áp dụng kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa khủng bố Hồi giáo.Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hồi tháng 11 sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump ở Washington rằng, Ankara có thể mua các hệ thống Patriot của Mỹ, nhưng sẽ không loại bỏ tổ hợp phòng không S-400 của Nga.Việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 mới nhất do Nga sản xuất, gây ra sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, khi ông Erdogan cho biết S-400 sẽ hoạt động đầy đủ vào tháng 4-2020.Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ toàn bộ việc giao hàng cũng như tiếp nhận các hệ thống phòng không do Nga sản xuất vì lo ngại rằng chúng không tương thích với các tiêu chuẩn an ninh của NATO.Bên cạnh 2 căn cứ không quân Incirlik và Kurecik, Thổ Nhĩ Kỳ còn nắm trong tay một quân bài cực kỳ quan trọng khác đó chính là eo biển chiến lược Bosphorus.Với vị trí cửa ngõ ra vào duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, nếu bị Thổ Nhĩ Kỳ đóng eo biển này thì các tàu chiến Mỹ và NATO sẽ bị chia cắt và không thể hỗ trợ đồng minh.Nghiêm trọng hơn, nếu Mỹ vẫn cương quyết "chơi rắn" với Thổ Nhĩ Kỳ thì còn có nguy cơ đẩy quốc gia này sang phía Nga, khiến họ mất đi vĩnh viễn một đồng minh có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.Thế nên, dù S-400 có thể làm tổn hại đến hoạt động của các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục tiếp nhận các hệ thống S-400.Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Mỹ sẽ không mạo hiểm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới việc phá hủy nền kinh tế nước này.Tuy nhiên Washington sẽ vẫn hạn chế tối đa việc hợp tác quân sự với Ankara nhằm khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng lợi ích mà hệ thống phòng không S-400 mang lại không thể so sánh với thiệt hại mà nước này phải hứng chịu.Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ họ cũng không muốn đẩy căng thẳng với Mỹ lên mức không có lối thoát bằng cách đóng cửa căn cứ không quân Incirlik cũng như eo biển Bosphorus.Có lẽ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần tới sự hòa giải của một quốc gia đồng minh khác nhằm giúp cả hai có thể trước tiên là "xuống thang trong danh dự" rồi mới tính đến việc giải quyết bất đồng.
Căn cứ không quân Incirlik trên đất Thổ Nhĩ Kỳ là một vị trí cực kỳ quan trọng, bởi từ đây máy bay Mỹ và NATO có thể nhanh chóng tung sức mạnh của mình ra khắp Trung Đông.
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố rằng Ankara có thể buộc Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Incirlik nếu Washington vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt lên họ, liên quan đến thương vụ mua sắm hệ thống phòng không S-400 từ Nga.
"Chúng tôi sẽ đánh giá tình huống xấu nhất và đưa ra quyết định. Nếu Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, thì vấn đề của các căn cứ Incirlik và Kurecik có thể nằm trong chương trình nghị sự", ông Cavosoglu nói.
Được biết radar cảnh báo sớm là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu đang được triển khai tại căn cứ Kurecik ở tỉnh Malatya (Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ), được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2012.
Ông Mevlut Cavusoglu nói thêm rằng Ankara sẽ không ủng hộ kế hoạch của NATO nhằm bảo vệ các quốc gia Baltic cho đến khi liên minh áp dụng kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa khủng bố Hồi giáo.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hồi tháng 11 sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump ở Washington rằng, Ankara có thể mua các hệ thống Patriot của Mỹ, nhưng sẽ không loại bỏ tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 mới nhất do Nga sản xuất, gây ra sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, khi ông Erdogan cho biết S-400 sẽ hoạt động đầy đủ vào tháng 4-2020.
Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ toàn bộ việc giao hàng cũng như tiếp nhận các hệ thống phòng không do Nga sản xuất vì lo ngại rằng chúng không tương thích với các tiêu chuẩn an ninh của NATO.
Bên cạnh 2 căn cứ không quân Incirlik và Kurecik, Thổ Nhĩ Kỳ còn nắm trong tay một quân bài cực kỳ quan trọng khác đó chính là eo biển chiến lược Bosphorus.
Với vị trí cửa ngõ ra vào duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, nếu bị Thổ Nhĩ Kỳ đóng eo biển này thì các tàu chiến Mỹ và NATO sẽ bị chia cắt và không thể hỗ trợ đồng minh.
Nghiêm trọng hơn, nếu Mỹ vẫn cương quyết "chơi rắn" với Thổ Nhĩ Kỳ thì còn có nguy cơ đẩy quốc gia này sang phía Nga, khiến họ mất đi vĩnh viễn một đồng minh có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.
Thế nên, dù S-400 có thể làm tổn hại đến hoạt động của các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục tiếp nhận các hệ thống S-400.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Mỹ sẽ không mạo hiểm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới việc phá hủy nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên Washington sẽ vẫn hạn chế tối đa việc hợp tác quân sự với Ankara nhằm khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng lợi ích mà hệ thống phòng không S-400 mang lại không thể so sánh với thiệt hại mà nước này phải hứng chịu.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ họ cũng không muốn đẩy căng thẳng với Mỹ lên mức không có lối thoát bằng cách đóng cửa căn cứ không quân Incirlik cũng như eo biển Bosphorus.
Có lẽ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần tới sự hòa giải của một quốc gia đồng minh khác nhằm giúp cả hai có thể trước tiên là "xuống thang trong danh dự" rồi mới tính đến việc giải quyết bất đồng.