Theo công bố từ Lầu Năm Góc, chuyến bay của B-1B Lancer đã kéo dài 5 giờ đồng hồ liên tục vào hôm 30/10, ngang qua vịnh Aden, eo biển Bab el-Mandeb, biển Đỏ, kênh đào Suez, vịnh Arab, eo biển Homuz và vịnh Oman. Các vị trí mà oanh tạc cơ này bay qua đều nằm dọc theo biên giới Iran.Đây là một nhiệm vụ đa phương, với sự tham gia của lực lượng không quân nhiều nước đồng minh với Mỹ, nhiệm vụ này diễn ra với sự góp mặt của Ai Cập, Arab Saudi, Bahrain và Israel.Các nước đồng minh trên đã triển khai nhiều tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống cho chuyến “thị uy” này của oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên các chặng của hành trình.Trong hình ảnh được Không quân Mỹ công bố vừa qua, có thể thấy B-1B Lancer đang nhận sự hộ tống từ tiêm kích hạng nặng F-15 của Không quân Arab Saudi và Không quân Israel.Cùng với đó, theo nguồn tin, còn có sự góp mặt của chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 từ Bahrain và Ai Cập. Giới chuyên gia cũng có nhận định rằng, nhiệm vụ lần này là nhằm mục đích “tuần tra và thể hiện sự hiện diện” từ phía Mỹ để thị uy trong bối cảnh gia tăng căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhận Iran.Hiện nay, căng thẳng giữa Mỹ và quốc gia Trung Đông này vẫn là rất căng thẳng, khi Iran vẫn cố chấp đẩy mạnh phát triển chương trình hạt nhân của nước này.Song song với đó, Chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn trông chờ vào việc, Washington và Tehran có thể cùng quay lại, tuân thủ thoả thuận hạt nhân Iran. Nhưng nước này cũng tuyên bố và nhấn mạnh, “Mỹ sẽ không chờ quá lâu”.Theo Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken cho biết, mọi lựa chọn sẽ được đưa ra cân nhắc nếu như thực sự không thuyết phục được Iran.Về phía Israel - nước đồng minh với Mỹ và đối đầu Iran hiện nay, quốc gia này mới đây đã phê duyệt 1,5 tỷ USD ngân sách để mua sắm các khí tài cần thiết, sẵn sàng cho đòn công kích nhắm vào chương trình hạt nhân Iran.Số tiền trên đã được sử dụng một cách hợp lý, giúp cho Quân đội Israel được trang bị thêm nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại, các máy bay không người lái (UAV) và vũ khí chuyên huỷ diệt hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất.Và với nhiệm vụ lần này, đây chỉ là một động thái nhỏ của Mỹ cùng các nước đồng minh trong căng thăng. Về sự lựa chọn, B-1B Lancer đã được lựa chọn bởi Mỹ trong vai trò một “sứ giả răn đe”, thường xuyên được Không quân Mỹ triển khai để răn đe tại các điểm “nóng” như Iran, Triều Tiên hay Nga.Về lý do được chọn, có thể nói đến việc, B1-B là máy bay ném bom có trọng tải lớn nhất trong bộ 3 oanh tạc cơ của Mỹ. Có sự xuất hiện của tới 57 tấn vũ khí các loại vũ khí trên oanh tạc cơ chiến lược này. Vũ trang này của B-1B là gấp đôi so với 2 oanh tạc cơ còn lại trong bộ 3 là B-52 và B-2 Spirit.B-1B Lancer được thiết kế là một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng siêu thanh của Không quân Mỹ, được phát triển sau cùng bởi Boeing, và là oanh tạc cơ dạng cánh cụp - cánh xoè.Về thiết kế, B-1B sở hữu một kích thước khổng lồ hơn cả so với bộ 3 của Mỹ, chiều dài thân của nó lên tới 44.5m, sải cánh của nó là 24m khi cụp và khi xoè ra lên tới 41.8m, cùng chiều cao là 10.4m. Để mang theo mình khối lượng vũ khí to lớn kể trên, oanh tạc cơ chiến lược này được thiết kế với tải trọng cất cánh tối đa khi đầy tải lên tới hơn 216 tấn. Và sự vận hành B-1B Lancer sẽ do 4 phi hành đoàn đảm nhận.Số vũ khí khổng lồ trên B-1B được trang bị trên 6 điểm cứng bên ngoài cùng 3 quân dụng trong thân. Được phân bổ hợp lý để mang theo đa dạng các loại bom thông minh, các tên lửa đa nhiệm, thuỷ lôi, và đặc biệt là có sự xuất hiện của bom hạt nhân. Tuy có tải trọng được cho là khá nặng nề, thế nhưng kèm với đó, được trang bị cho mình tới 4 động cơ General Electric F101-GE-102, siêu oanh tạc cơ này vẫn có cho mình tốc độ tối đa lên tới Mach 1,25. Tầm hoạt động của máy bay ném bom này đạt tối đa 9.600km, trần bay trong khoảng 18.000m. Đi cùng với các sự vượt trội đó, B-1B được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tân tiến, các thiết bị hàng không hiện đại, cho phép oanh tạc cơ chiến lược này của Mỹ sở hữu phạm vi chiến đấu tối đa là hơn 5.500km.Với sức mạnh lớn, độ linh động cao, thật sự không ngạc nhiên khi Mỹ lựa chọn siêu oanh tạc cơ chiến lược này làm "át chủ bài" để đảm nhận nhiệm vụ “thị uy” khi quốc gia này cần. Một vài hình ảnh thực tế cho thấy uy lực của "át chủ bài" trong nhiệm vụ "thị uy" của Mỹ - oanh tạc cơ chiến lược hạng nặng B-1B Lancer. Nguồn: U.S. Air Force Recruiting.
Theo công bố từ Lầu Năm Góc, chuyến bay của B-1B Lancer đã kéo dài 5 giờ đồng hồ liên tục vào hôm 30/10, ngang qua vịnh Aden, eo biển Bab el-Mandeb, biển Đỏ, kênh đào Suez, vịnh Arab, eo biển Homuz và vịnh Oman. Các vị trí mà oanh tạc cơ này bay qua đều nằm dọc theo biên giới Iran.
Đây là một nhiệm vụ đa phương, với sự tham gia của lực lượng không quân nhiều nước đồng minh với Mỹ, nhiệm vụ này diễn ra với sự góp mặt của Ai Cập, Arab Saudi, Bahrain và Israel.
Các nước đồng minh trên đã triển khai nhiều tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống cho chuyến “thị uy” này của oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên các chặng của hành trình.
Trong hình ảnh được Không quân Mỹ công bố vừa qua, có thể thấy B-1B Lancer đang nhận sự hộ tống từ tiêm kích hạng nặng F-15 của Không quân Arab Saudi và Không quân Israel.
Cùng với đó, theo nguồn tin, còn có sự góp mặt của chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 từ Bahrain và Ai Cập. Giới chuyên gia cũng có nhận định rằng, nhiệm vụ lần này là nhằm mục đích “tuần tra và thể hiện sự hiện diện” từ phía Mỹ để thị uy trong bối cảnh gia tăng căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhận Iran.
Hiện nay, căng thẳng giữa Mỹ và quốc gia Trung Đông này vẫn là rất căng thẳng, khi Iran vẫn cố chấp đẩy mạnh phát triển chương trình hạt nhân của nước này.
Song song với đó, Chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn trông chờ vào việc, Washington và Tehran có thể cùng quay lại, tuân thủ thoả thuận hạt nhân Iran. Nhưng nước này cũng tuyên bố và nhấn mạnh, “Mỹ sẽ không chờ quá lâu”.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken cho biết, mọi lựa chọn sẽ được đưa ra cân nhắc nếu như thực sự không thuyết phục được Iran.
Về phía Israel - nước đồng minh với Mỹ và đối đầu Iran hiện nay, quốc gia này mới đây đã phê duyệt 1,5 tỷ USD ngân sách để mua sắm các khí tài cần thiết, sẵn sàng cho đòn công kích nhắm vào chương trình hạt nhân Iran.
Số tiền trên đã được sử dụng một cách hợp lý, giúp cho Quân đội Israel được trang bị thêm nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại, các máy bay không người lái (UAV) và vũ khí chuyên huỷ diệt hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất.
Và với nhiệm vụ lần này, đây chỉ là một động thái nhỏ của Mỹ cùng các nước đồng minh trong căng thăng. Về sự lựa chọn, B-1B Lancer đã được lựa chọn bởi Mỹ trong vai trò một “sứ giả răn đe”, thường xuyên được Không quân Mỹ triển khai để răn đe tại các điểm “nóng” như Iran, Triều Tiên hay Nga.
Về lý do được chọn, có thể nói đến việc, B1-B là máy bay ném bom có trọng tải lớn nhất trong bộ 3 oanh tạc cơ của Mỹ. Có sự xuất hiện của tới 57 tấn vũ khí các loại vũ khí trên oanh tạc cơ chiến lược này. Vũ trang này của B-1B là gấp đôi so với 2 oanh tạc cơ còn lại trong bộ 3 là B-52 và B-2 Spirit.
B-1B Lancer được thiết kế là một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng siêu thanh của Không quân Mỹ, được phát triển sau cùng bởi Boeing, và là oanh tạc cơ dạng cánh cụp - cánh xoè.
Về thiết kế, B-1B sở hữu một kích thước khổng lồ hơn cả so với bộ 3 của Mỹ, chiều dài thân của nó lên tới 44.5m, sải cánh của nó là 24m khi cụp và khi xoè ra lên tới 41.8m, cùng chiều cao là 10.4m.
Để mang theo mình khối lượng vũ khí to lớn kể trên, oanh tạc cơ chiến lược này được thiết kế với tải trọng cất cánh tối đa khi đầy tải lên tới hơn 216 tấn. Và sự vận hành B-1B Lancer sẽ do 4 phi hành đoàn đảm nhận.
Số vũ khí khổng lồ trên B-1B được trang bị trên 6 điểm cứng bên ngoài cùng 3 quân dụng trong thân. Được phân bổ hợp lý để mang theo đa dạng các loại bom thông minh, các tên lửa đa nhiệm, thuỷ lôi, và đặc biệt là có sự xuất hiện của bom hạt nhân.
Tuy có tải trọng được cho là khá nặng nề, thế nhưng kèm với đó, được trang bị cho mình tới 4 động cơ General Electric F101-GE-102, siêu oanh tạc cơ này vẫn có cho mình tốc độ tối đa lên tới Mach 1,25. Tầm hoạt động của máy bay ném bom này đạt tối đa 9.600km, trần bay trong khoảng 18.000m.
Đi cùng với các sự vượt trội đó, B-1B được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tân tiến, các thiết bị hàng không hiện đại, cho phép oanh tạc cơ chiến lược này của Mỹ sở hữu phạm vi chiến đấu tối đa là hơn 5.500km.
Với sức mạnh lớn, độ linh động cao, thật sự không ngạc nhiên khi Mỹ lựa chọn siêu oanh tạc cơ chiến lược này làm "át chủ bài" để đảm nhận nhiệm vụ “thị uy” khi quốc gia này cần.
Một vài hình ảnh thực tế cho thấy uy lực của "át chủ bài" trong nhiệm vụ "thị uy" của Mỹ - oanh tạc cơ chiến lược hạng nặng B-1B Lancer. Nguồn: U.S. Air Force Recruiting.