Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, sự kiện máy bay vận tải quân sự 4 động cơ Il-76 hạ cánh xuống quần đảo Franz Josef Land ở giữa Bắc Băng Dương đã chứng tỏ sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga ở khu vực này.Trên đảo Aleksandra Land thuộc quần đảo nói trên, có căn cứ Nagurskaya của lực lượng biên phòng trực thuộc cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB), căn cứ Arctic Trefoil của Hạm đội Phương Bắc và sân bay cực bắc của Nga.Gần đây Nga đã mở rộng đường băng của sân bay và nâng chiều dài của nó lên 3.500 m, giúp sân bay này có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn và tiếp nhiên liệu cho lực lượng hàng không.Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng không và Không quân Hạm đội Phương Bắc của Liên bang Nga, Thiếu tướng Igor Churkin nói với báo chí rằng, bất kỳ loại máy bay nào kể cả máy bay ném bom chiến lược Tu-95 cũng có thể hạ cánh tại sân bay này.Nga tự tin cho phép các phương tiện truyền thông bao gồm cả kênh truyền hình CNN của Mỹ vào thăm căn cứ này. Trên căn cứ được bố trí nhiều radar hiện đại có thể phát hiện các loại máy bay của NATO và có thể phát hiện các loại tàu mặt nước ở khoảng cách hơn 300 km.Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga đã cố gắng phô trương sức mạnh của mình trước cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực (AC), đã được diễn ra vào ngày 19/5/2021 tại Reykjavik (Iceland). AC bao gồm 8 quốc gia giáp Bắc Cực: Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển.Mới đây, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga sẽ tiếp tục củng cố vị trí của mình ở Bắc Cực để đảm bảo tương lai của nước Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Điện Kremlin đang khiến Nhà Trắng hết sức lo ngại.Do đó, một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Mỹ có thể xảy ra ở Bắc Cực. Trước thềm cuộc họp của AU, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken cho biết, Mỹ đang lo lắng về hoạt động quân sự gia tăng của Nga trong khu vực này.Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, Nga và Mỹ có sự khác biệt đáng kể trong nhiều vấn đề nhưng Nga sẵn sàng thảo luận các vấn đề nóng với Mỹ trên bàn đàm phán.Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng khu vực mà Nga đang triển khai các hoạt động quân sự đều nằm trong lãnh thổ nước này và mọi việc mà Liên bang Nga đang thực hiện là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng.Ngày 20/5, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đánh bật mọi tham vọng của những quốc gia đang thèm muốn các lợi ích ở khu vực này và khẳng định rõ rằng bất kỳ tuyên bố nào chống lại Nga chắc chắn sẽ phải nhận hậu quả.Trong hơn một thập kỷ qua, Nga đã có những nỗ lực to lớn để chứng tỏ vai trò và vị trí của mình ở khu vực Bắc Cực. Năm 2007, Nga đã cắm một lá cờ dưới đáy Bắc Băng Dương ở Bắc Cực, điều này đã gây ra nhiều chỉ trích của phương Tây.Kể từ đó, Liên bang Nga đã thiết kế các tàu phá băng, xây dựng các cơ sở quân sự, tăng cường lực lượng và trang thiết bị ở vùng Viễn Bắc. Vào tháng 3/2021, Nga đã gửi hai văn bản mới tới Liên Hợp Quốc nhằm đạt được mục tiêu mở rộng ranh giới thềm lục địa của mình.Nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng giữa các quốc gia là sự nóng lên toàn cầu. Bắc Cực đang dần được giải phóng khỏi băng và Nga đã nhanh chóng nhận ra rằng khu vực này có rất nhiều triển vọng.Giờ đây, Nga đang xây dựng sức mạnh quân sự để thống trị tuyến đường biển phía Bắc và khai thác khoáng sản. Khoảng 53% chiều dài đường bờ biển của Bắc Băng Dương thuộc về Liên bang Nga, đây là một lợi thế to lớn để Moscow khẳng định vị trí số 1 của mình tại khu vực này. Nguồn ảnh: Dambl. Phóng viên kênh truyền hình CNN của Mỹ được mời tới căn cứ quân sự Nga tại Bắc Cực. Nguồn: CNN.
Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, sự kiện máy bay vận tải quân sự 4 động cơ Il-76 hạ cánh xuống quần đảo Franz Josef Land ở giữa Bắc Băng Dương đã chứng tỏ sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga ở khu vực này.
Trên đảo Aleksandra Land thuộc quần đảo nói trên, có căn cứ Nagurskaya của lực lượng biên phòng trực thuộc cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB), căn cứ Arctic Trefoil của Hạm đội Phương Bắc và sân bay cực bắc của Nga.
Gần đây Nga đã mở rộng đường băng của sân bay và nâng chiều dài của nó lên 3.500 m, giúp sân bay này có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn và tiếp nhiên liệu cho lực lượng hàng không.
Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng không và Không quân Hạm đội Phương Bắc của Liên bang Nga, Thiếu tướng Igor Churkin nói với báo chí rằng, bất kỳ loại máy bay nào kể cả máy bay ném bom chiến lược Tu-95 cũng có thể hạ cánh tại sân bay này.
Nga tự tin cho phép các phương tiện truyền thông bao gồm cả kênh truyền hình CNN của Mỹ vào thăm căn cứ này. Trên căn cứ được bố trí nhiều radar hiện đại có thể phát hiện các loại máy bay của NATO và có thể phát hiện các loại tàu mặt nước ở khoảng cách hơn 300 km.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga đã cố gắng phô trương sức mạnh của mình trước cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực (AC), đã được diễn ra vào ngày 19/5/2021 tại Reykjavik (Iceland). AC bao gồm 8 quốc gia giáp Bắc Cực: Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển.
Mới đây, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga sẽ tiếp tục củng cố vị trí của mình ở Bắc Cực để đảm bảo tương lai của nước Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Điện Kremlin đang khiến Nhà Trắng hết sức lo ngại.
Do đó, một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Mỹ có thể xảy ra ở Bắc Cực. Trước thềm cuộc họp của AU, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken cho biết, Mỹ đang lo lắng về hoạt động quân sự gia tăng của Nga trong khu vực này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, Nga và Mỹ có sự khác biệt đáng kể trong nhiều vấn đề nhưng Nga sẵn sàng thảo luận các vấn đề nóng với Mỹ trên bàn đàm phán.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng khu vực mà Nga đang triển khai các hoạt động quân sự đều nằm trong lãnh thổ nước này và mọi việc mà Liên bang Nga đang thực hiện là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng.
Ngày 20/5, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đánh bật mọi tham vọng của những quốc gia đang thèm muốn các lợi ích ở khu vực này và khẳng định rõ rằng bất kỳ tuyên bố nào chống lại Nga chắc chắn sẽ phải nhận hậu quả.
Trong hơn một thập kỷ qua, Nga đã có những nỗ lực to lớn để chứng tỏ vai trò và vị trí của mình ở khu vực Bắc Cực. Năm 2007, Nga đã cắm một lá cờ dưới đáy Bắc Băng Dương ở Bắc Cực, điều này đã gây ra nhiều chỉ trích của phương Tây.
Kể từ đó, Liên bang Nga đã thiết kế các tàu phá băng, xây dựng các cơ sở quân sự, tăng cường lực lượng và trang thiết bị ở vùng Viễn Bắc. Vào tháng 3/2021, Nga đã gửi hai văn bản mới tới Liên Hợp Quốc nhằm đạt được mục tiêu mở rộng ranh giới thềm lục địa của mình.
Nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng giữa các quốc gia là sự nóng lên toàn cầu. Bắc Cực đang dần được giải phóng khỏi băng và Nga đã nhanh chóng nhận ra rằng khu vực này có rất nhiều triển vọng.
Giờ đây, Nga đang xây dựng sức mạnh quân sự để thống trị tuyến đường biển phía Bắc và khai thác khoáng sản. Khoảng 53% chiều dài đường bờ biển của Bắc Băng Dương thuộc về Liên bang Nga, đây là một lợi thế to lớn để Moscow khẳng định vị trí số 1 của mình tại khu vực này. Nguồn ảnh: Dambl.
Phóng viên kênh truyền hình CNN của Mỹ được mời tới căn cứ quân sự Nga tại Bắc Cực. Nguồn: CNN.