Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những chi tiết và hình ảnh về hoạt động của tàu ngầm trong khuôn khổ cuộc tập trận Umka-2021. Cho đến nay, Điện Kremlin vẫn chưa cho biết chính xác những tàu ngầm nguyên tử nào tham gia cuộc tập trận và thông tin về chiếc tàu ngầm hạt nhân bắn ngư lôi bên dưới lớp băng Bắc Cực.Tuy nhiên trong đoạn video được công bố, các chuyên gia quân sự phát hiện ít nhất hai thượng tầng thuộc các tàu ngầm lớp Delta IV, còn được gọi là Dự án 667 BDRM Delfins, còn chiếc tàu ngầm thứ ba có thể là lớp tàu ngầm Borei.Tàu ngầm lớp Borei là những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Nga. Tàu ngầm này có thể mang tối đa 16 tên lửa đạn đạo RMS-56 Bulava, mỗi tên lửa được trang bị từ 6 đến 10 phương tiện tiếp cận độc lập (MIRV), tùy thuộc vào loại đầu đạn hạt nhân. Còn đối với các tàu ngầm nguyên tử Delta IV, được trang bị lên đến 16 tên lửa đạn đạo R-29 Rmu Sineva, có khả năng mang từ 4 đến 10 MIRVs, tùy thuộc vào loại đầu đạn hạt nhân, với sức mạnh như vậy Delta IV đủ sức để phá hủy một quốc gia trung bình.Ngoài ra trong cuộc tập trận cũng xuất hiện 2 chiếc máy bay MiG-31, được hỗ trợ bởi máy bay tiếp dầu trên không Il-78. Lực lượng lục quân cũng tiến hành các cuộc diễn tập trên mặt đất, trong điều kiện thời tiết cực. Nhiệt độ trung bình trong khu vực dao động từ -13 và -22 độ C, với sức gió giật lên đến hơn 110 km/h.Là một phần của chuyến thám hiểm Bắc Cực, ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nổi lên từ dưới lớp băng, trong một khu vực với bán kính 300 mét lần đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Nga.Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tổ chức nghiên cứu khoa học như Hiệp hội Địa lý Nga, phạm vi nghiên cứu diễn ra chủ yếu ở và xung quanh đảo Alexandra Land thuộc quần đảo Franz Josef Land, một nhóm các đảo của Nga ở Bắc Băng Dương.Được biết, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga tiến hành tuần tra răn đe, dưới sự bảo vệ của lớp băng Bắc cực, đây là nơi lý tưởng để các tàu ngầm hoạt động, vì lớp băng dày giúp những chiếc tàu ngầm rất khó để phát hiện ra. Cuộc diễn tập này vẫn là một màn phô diễn lực lượng và thể hiện khả năng tác chiến của hải quân Nga trong điều kiện băng giá vùng Bắc cực. Và cho thấy các tàu ngầm Nga vẫn hoạt động tốt, không giống như sự cố tàu ngầm Mỹ từng mắc kẹt, khi cố gắng chui lên khỏi mặt băng vào năm ngoái.Cuộc tập trận Umka-2021, diễn ra trong hoàn cảnh cả Mỹ và Nga đang tăng cường hiện diện tại khu vực này. Bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của Bắc Cực, do biến đổi khí hậu khiến băng trong khu vực rút đi, điều này đã làm tăng triển vọng vận chuyển thương mại và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác. Cơ quan hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga, cũng đã quảng cáo tuyến đường Biển Phương Bắc như một giải pháp thay thế cho các tuyến đường truyền thống, trong bối cảnh tình hình kẹt tàu rất nghiêm trọng ở Kênh đào Suez, là một cơ hội để thúc đẩy một tuyến đường thay thế. Rosatom chịu trách nhiệm vận hành đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Nga. Cuộc tập trận Umka-2021 diễn ra khi Nga và Mỹ cùng một số quốc gia khác, đang nỗ lực mở rộng sức mạnh quân sự vào Bắc Cực.Nga đã và đang triển khai xây dựng các căn cứ mới và mở rộng các căn cứ hiện có, đặc biệt là các căn cứ không quân trong khu vực. Để đáp trả Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Canada, gần đây Mỹ đã thưởng xuyên tiến hành các hoạt động hàng không, ngoài căn cứ Thule chiến lược ở Greenland.Việc hải quân Nga cử ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo xuyên thủng băng Bắc Cực, mang đến một cái nhìn rất rõ ràng về cuộc cạnh tranh này và nhiều khả năng sẽ xảy ra nhiều căng thẳng trong khu vực này, khi mâu thuẫn địa chính trị tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Flickr. Cận cảnh hình ảnh tàu ngầm hạt nhân Nga "thông đường" ở Bắc Cực. Nguồn: Ruptly.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những chi tiết và hình ảnh về hoạt động của tàu ngầm trong khuôn khổ cuộc tập trận Umka-2021. Cho đến nay, Điện Kremlin vẫn chưa cho biết chính xác những tàu ngầm nguyên tử nào tham gia cuộc tập trận và thông tin về chiếc tàu ngầm hạt nhân bắn ngư lôi bên dưới lớp băng Bắc Cực.
Tuy nhiên trong đoạn video được công bố, các chuyên gia quân sự phát hiện ít nhất hai thượng tầng thuộc các tàu ngầm lớp Delta IV, còn được gọi là Dự án 667 BDRM Delfins, còn chiếc tàu ngầm thứ ba có thể là lớp tàu ngầm Borei.
Tàu ngầm lớp Borei là những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Nga. Tàu ngầm này có thể mang tối đa 16 tên lửa đạn đạo RMS-56 Bulava, mỗi tên lửa được trang bị từ 6 đến 10 phương tiện tiếp cận độc lập (MIRV), tùy thuộc vào loại đầu đạn hạt nhân.
Còn đối với các tàu ngầm nguyên tử Delta IV, được trang bị lên đến 16 tên lửa đạn đạo R-29 Rmu Sineva, có khả năng mang từ 4 đến 10 MIRVs, tùy thuộc vào loại đầu đạn hạt nhân, với sức mạnh như vậy Delta IV đủ sức để phá hủy một quốc gia trung bình.
Ngoài ra trong cuộc tập trận cũng xuất hiện 2 chiếc máy bay MiG-31, được hỗ trợ bởi máy bay tiếp dầu trên không Il-78. Lực lượng lục quân cũng tiến hành các cuộc diễn tập trên mặt đất, trong điều kiện thời tiết cực. Nhiệt độ trung bình trong khu vực dao động từ -13 và -22 độ C, với sức gió giật lên đến hơn 110 km/h.
Là một phần của chuyến thám hiểm Bắc Cực, ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nổi lên từ dưới lớp băng, trong một khu vực với bán kính 300 mét lần đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Nga.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tổ chức nghiên cứu khoa học như Hiệp hội Địa lý Nga, phạm vi nghiên cứu diễn ra chủ yếu ở và xung quanh đảo Alexandra Land thuộc quần đảo Franz Josef Land, một nhóm các đảo của Nga ở Bắc Băng Dương.
Được biết, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga tiến hành tuần tra răn đe, dưới sự bảo vệ của lớp băng Bắc cực, đây là nơi lý tưởng để các tàu ngầm hoạt động, vì lớp băng dày giúp những chiếc tàu ngầm rất khó để phát hiện ra.
Cuộc diễn tập này vẫn là một màn phô diễn lực lượng và thể hiện khả năng tác chiến của hải quân Nga trong điều kiện băng giá vùng Bắc cực. Và cho thấy các tàu ngầm Nga vẫn hoạt động tốt, không giống như sự cố tàu ngầm Mỹ từng mắc kẹt, khi cố gắng chui lên khỏi mặt băng vào năm ngoái.
Cuộc tập trận Umka-2021, diễn ra trong hoàn cảnh cả Mỹ và Nga đang tăng cường hiện diện tại khu vực này. Bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của Bắc Cực, do biến đổi khí hậu khiến băng trong khu vực rút đi, điều này đã làm tăng triển vọng vận chuyển thương mại và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác.
Cơ quan hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga, cũng đã quảng cáo tuyến đường Biển Phương Bắc như một giải pháp thay thế cho các tuyến đường truyền thống, trong bối cảnh tình hình kẹt tàu rất nghiêm trọng ở Kênh đào Suez, là một cơ hội để thúc đẩy một tuyến đường thay thế.
Rosatom chịu trách nhiệm vận hành đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Nga. Cuộc tập trận Umka-2021 diễn ra khi Nga và Mỹ cùng một số quốc gia khác, đang nỗ lực mở rộng sức mạnh quân sự vào Bắc Cực.
Nga đã và đang triển khai xây dựng các căn cứ mới và mở rộng các căn cứ hiện có, đặc biệt là các căn cứ không quân trong khu vực. Để đáp trả Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Canada, gần đây Mỹ đã thưởng xuyên tiến hành các hoạt động hàng không, ngoài căn cứ Thule chiến lược ở Greenland.
Việc hải quân Nga cử ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo xuyên thủng băng Bắc Cực, mang đến một cái nhìn rất rõ ràng về cuộc cạnh tranh này và nhiều khả năng sẽ xảy ra nhiều căng thẳng trong khu vực này, khi mâu thuẫn địa chính trị tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Flickr.
Cận cảnh hình ảnh tàu ngầm hạt nhân Nga "thông đường" ở Bắc Cực. Nguồn: Ruptly.