Trước đó, vào ngày 1/6, Cục trưởng Cục Tác chiến/ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoy cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã sẵn sàng bắn hạ máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ bay gần biên giới Nga.Các máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ, đã tiến hành diễn tập, phóng tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C, loại tên lửa chống hạm chủ yếu được sử dụng để phá hủy các tàu mặt nước lớn; trong khi đó, các tàu mặt nước lớn của hạm đội Biển Đen của Nga chủ yếu là các loại tàu tuần dương cũ từ thời Liên Xô.Đây là cuộc diễn tập của Mỹ nhằm phá thế chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Nga và một số quốc gia khác (A2/AD nhằm đối phó với lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh của Mỹ - PV); mục tiêu chính của tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C chủ yếu chống lại các tàu trong biên đội tàu sân bay của Nga và Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ.Trước đó, không quân Mỹ đã tiến hành huấn luyện tên lửa chống hạm AGM-158C gần biển Nhật Bản. Với tầm bắn hơn 500 km, AGM-158C là vũ khí chống hạm quan trọng của Quân đội Mỹ trong tương lai.Loại máy bay ném bom chiến lược B-1B có thể mang theo 24 tên lửa AGM-158C (khi sử dụng trục xoay trong thân và lắp hai bên cánh); tiêm kích hạm F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ cũng có thể trang bị tên lửa này; thậm chí cả máy bay tuần tra chống ngầm P-8A, cũng có thể được trang bị AGM-158C trong tương lai.Một số nhà phân tích tin quân sự cho rằng, mục đích chính của Mỹ phát triển loại tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C, là để chống lại một số quốc gia “thù địch”, đang phát triển nhanh hạm đội tàu sân bay, để cạnh tranh vị thế hải quân với Mỹ.Tên lửa AGM-158C được trang bị đầu đạn nặng 450 kg; với cơ cấu dẫn đường cực kỳ hiện đại, đó là sử dụng phương pháp dẫn hồng ngoại chính xác, kết hợp dẫn đường vệ tinh và chống nhiễu tốt; tên lửa không chỉ có độ chính xác cao, mà còn có thể tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ nhanh.Hải quân Mỹ tuyên bố, AGM-158C là loại tên lửa chống hạm lý tưởng; Mỹ có kế hoạch sử dụng tên lửa này để thay đổi tình hình ở Tây Thái Bình Dương và ngăn không cho các tàu chiến của Nga ra xa bờ. Do đó, Hải quân Mỹ đã đặt mua một lúc 374 tên lửa AGM-158C.Trong tương lai, tên lửa AGM-158C sẽ được bán cho các đồng minh thân cận của Mỹ như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada và Singapore; nhưng phiên bản trang bị trên tiêm kích hạm F/A-18 Hornet sẽ phải mất 4 năm nữa mới được đưa vào biên chế.Do tên lửa có thiết kế tàng hình, nên AGM-158C được coi là mối đe dọa rất lớn đối với tàu mặt nước. Chi phí của dự án AGM-158C không hề thấp và giá của loại tên lửa này cũng không hề rẻ. Không quân Mỹ đã mua 50 tên lửa với chi phí 170 triệu USD, và giá một tên lửa là khoảng 3,44 triệu USD.Tên lửa AGM-158C ban đầu được cho là vũ khí chống hạm chuyển tiếp, vì loại tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân Mỹ là Harpoon bị nghi ngờ về khả năng trong chiến tranh hiện đại; do vậy chương trình nâng cấp tên lửa chống hạm Harpoon tạm thời bị đình chỉ, để tập trung nguồn lực phát triển AGM-158C.Tên lửa AGM-158C có thể khắc phục các vấn đề hiện tại mà tên lửa Harpoon gặp phải. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù tầm bắn của tên lửa không cao bằng tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng khả năng tấn công chính xác của nó vượt trội so với Tomahawk. Ảnh: Tên lửa đối hạm Harpoon Block II.Khả năng dẫn đường tự động của tên lửa AGM-158C, sẽ giúp quân đội Mỹ tấn công tàu mặt nước tốt hơn. Sau khi đưa vào sử dụng, các quốc gia có các tàu mặt nước lớn như Nga và Trung Quốc phải tìm biện pháp đối phó; do vậy việc đe dọa xóa sổ Hạm đội Biển Đen Nga của Mỹ là không phải không có cơ sở. Video Cuộc tập trận của Hạm đội Biển Đen ở Crimea - Nguồn: Sputnik
Trước đó, vào ngày 1/6, Cục trưởng Cục Tác chiến/ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoy cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã sẵn sàng bắn hạ máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ bay gần biên giới Nga.
Các máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ, đã tiến hành diễn tập, phóng tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C, loại tên lửa chống hạm chủ yếu được sử dụng để phá hủy các tàu mặt nước lớn; trong khi đó, các tàu mặt nước lớn của hạm đội Biển Đen của Nga chủ yếu là các loại tàu tuần dương cũ từ thời Liên Xô.
Đây là cuộc diễn tập của Mỹ nhằm phá thế chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Nga và một số quốc gia khác (A2/AD nhằm đối phó với lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh của Mỹ - PV); mục tiêu chính của tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C chủ yếu chống lại các tàu trong biên đội tàu sân bay của Nga và Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ.
Trước đó, không quân Mỹ đã tiến hành huấn luyện tên lửa chống hạm AGM-158C gần biển Nhật Bản. Với tầm bắn hơn 500 km, AGM-158C là vũ khí chống hạm quan trọng của Quân đội Mỹ trong tương lai.
Loại máy bay ném bom chiến lược B-1B có thể mang theo 24 tên lửa AGM-158C (khi sử dụng trục xoay trong thân và lắp hai bên cánh); tiêm kích hạm F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ cũng có thể trang bị tên lửa này; thậm chí cả máy bay tuần tra chống ngầm P-8A, cũng có thể được trang bị AGM-158C trong tương lai.
Một số nhà phân tích tin quân sự cho rằng, mục đích chính của Mỹ phát triển loại tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C, là để chống lại một số quốc gia “thù địch”, đang phát triển nhanh hạm đội tàu sân bay, để cạnh tranh vị thế hải quân với Mỹ.
Tên lửa AGM-158C được trang bị đầu đạn nặng 450 kg; với cơ cấu dẫn đường cực kỳ hiện đại, đó là sử dụng phương pháp dẫn hồng ngoại chính xác, kết hợp dẫn đường vệ tinh và chống nhiễu tốt; tên lửa không chỉ có độ chính xác cao, mà còn có thể tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ nhanh.
Hải quân Mỹ tuyên bố, AGM-158C là loại tên lửa chống hạm lý tưởng; Mỹ có kế hoạch sử dụng tên lửa này để thay đổi tình hình ở Tây Thái Bình Dương và ngăn không cho các tàu chiến của Nga ra xa bờ. Do đó, Hải quân Mỹ đã đặt mua một lúc 374 tên lửa AGM-158C.
Trong tương lai, tên lửa AGM-158C sẽ được bán cho các đồng minh thân cận của Mỹ như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada và Singapore; nhưng phiên bản trang bị trên tiêm kích hạm F/A-18 Hornet sẽ phải mất 4 năm nữa mới được đưa vào biên chế.
Do tên lửa có thiết kế tàng hình, nên AGM-158C được coi là mối đe dọa rất lớn đối với tàu mặt nước. Chi phí của dự án AGM-158C không hề thấp và giá của loại tên lửa này cũng không hề rẻ. Không quân Mỹ đã mua 50 tên lửa với chi phí 170 triệu USD, và giá một tên lửa là khoảng 3,44 triệu USD.
Tên lửa AGM-158C ban đầu được cho là vũ khí chống hạm chuyển tiếp, vì loại tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân Mỹ là Harpoon bị nghi ngờ về khả năng trong chiến tranh hiện đại; do vậy chương trình nâng cấp tên lửa chống hạm Harpoon tạm thời bị đình chỉ, để tập trung nguồn lực phát triển AGM-158C.
Tên lửa AGM-158C có thể khắc phục các vấn đề hiện tại mà tên lửa Harpoon gặp phải. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù tầm bắn của tên lửa không cao bằng tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng khả năng tấn công chính xác của nó vượt trội so với Tomahawk. Ảnh: Tên lửa đối hạm Harpoon Block II.
Khả năng dẫn đường tự động của tên lửa AGM-158C, sẽ giúp quân đội Mỹ tấn công tàu mặt nước tốt hơn. Sau khi đưa vào sử dụng, các quốc gia có các tàu mặt nước lớn như Nga và Trung Quốc phải tìm biện pháp đối phó; do vậy việc đe dọa xóa sổ Hạm đội Biển Đen Nga của Mỹ là không phải không có cơ sở.
Video Cuộc tập trận của Hạm đội Biển Đen ở Crimea - Nguồn: Sputnik