Việc Mỹ chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh với Ấn Độ sẽ làm thay đổi toàn bộ chiến lược khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thậm chí, có chuyên gia còn "cực đoan" cho rằng: Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ hoàn toàn bị Mỹ và Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: Khu vực địa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (màu đỏ) - Nguồn: Wikipedia.Do tình báo vệ tinh đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự, việc Mỹ chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh, giúp Ấn Độ nâng cao sức mạnh quân sự; được hưởng lợi đầu tiên là các loại vũ khí dẫn đường, sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS hiện có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Cơ chế dẫn đường từ vệ tinh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Đây là bước đi chiến lược của Ấn Độ trong bàn cờ địa chính trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Là một quốc gia vừa là láng giềng, vừa là địch thủ, vừa là quốc gia cạnh tranh vị trí địa chiến lược với Trung Quốc, nên việc Ấn Độ "liên thủ" với Mỹ, bằng cách chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh, đã làm Trung Quốc "nhảy dựng". Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện Howdy Modi ở Houston năm 2019 - Nguồn: The HinduTheo Hãng thông tấn quốc tế AsiaNews của Ấn Độ, hai nước hiện đã ký "Thỏa thuận trao đổi và hợp tác cơ bản về hợp tác không gian địa lý (BECA)". Theo thỏa thuận, cho phép Ấn Độ sử dụng dữ liệu không gian địa lý toàn cầu do Mỹ cung cấp. Như vậy độ chính xác của tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như UAV của Ấn Độ sẽ được tăng lên. Ảnh: Sơ đồ mô tả hệ thống vệ tinh định vị của Ấn Độ - Nguồn: The HinduMỹ cũng rất hạn chế chia sẻ dữ liệu tình báo cho các quốc gia khác, trừ các đồng minh thân thiết; nhưng việc Mỹ sẽ cung cấp cho Ấn Độ dữ liệu về địa hình, dẫn đường và hàng không là bước khẳng định "sự xoay trục" sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương của Mỹ. Ảnh: Trụ sở Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Với Mỹ, mục đích của việc ký kết thỏa thuận này nhằm tăng cường khả năng tương tác với các đồng minh. Khẳng định vai trò của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ D. Trump. Còn với Ấn Độ, hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ khi thỏa thuận đi vào hoạt động. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự của Mỹ chụp vị trí đóng quân của Quân đội Trung Quốc tại biên giới Trung -Ấn ngày 22/5/2020 - Nguồn: MaxarCác nhà phân tích chiến lược cho rằng, bước đi của Ấn Độ là khôn ngoan và mang lại nhiều lợi ích; nhưng thỏa thuận BECA giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ có tác động rất lớn đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Tên lửa của Ấn Độ sẽ chính xác hơn khi sử dụng dữ liệu tình báo vệ tinh của Mỹ - Nguồn: PTITrước hết chúng ta phải biết, dữ liệu tình báo từ vệ tinh của Mỹ có mức chính xác rất cao; khi dữ liệu tình báo được chia sẻ với Ấn Độ, điều đó có nghĩa là các quốc gia xung quanh Ấn Độ cũng sẽ bị Mỹ giám sát. Ảnh: Độ chính xác của tên lửa và UAV của Ấn Độ sẽ được cải thiện - Nguồn: SinaTrong những năm qua, Mỹ đã tăng cường mối quan hệ an ninh với Ấn Độ, ủng hộ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bán cho Ấn Độ nhiều vũ khí công nghệ cao, và Mỹ đánh giá rất cao mối quan hệ Mỹ - Ấn. Ảnh: Máy bay săn ngầm P8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: PTIChia sẻ thông tin tình báo dữ liệu vệ tinh với Ấn Độ, Mỹ cũng được hưởng lợi rất nhiều. Từ năm 2007, Mỹ đã bán cho Ấn Độ số vũ khí trị giá hơn 21 tỷ USD. Khi ký BECA, Ấn Độ sẽ có điều kiện phát huy tối đa tính năng các loại vũ khí dẫn đường mà Ấn Độ đã mua của Mỹ; đồng thời tạo điều kiện để vũ khí Mỹ có mặt nhiều hơn trong Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Trực thăng vũ trang AH-64 Apache Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: BoeingTừ bây giờ, độ chính xác của các loại vũ khí, tên lửa đất đối không và UAV của quân đội Ấn Độ sẽ được nâng cao rất nhiều. Đối với Mỹ, trên cơ sở thỏa thuận BECA, Washington có thể triển khai các hệ thống định vị và điện tử hàng không tiên tiến hơn trên các máy bay chiến đấu bán cho Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ sẽ nâng cao mức chính xác nhờ tín hiệu vệ tinh GPS của Mỹ - Nguồn: GettyHiện nay trang bị vũ khí của Ấn Độ phần lớn có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga; tuy nhiên việc ký thỏa thuận chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh với Mỹ, cũng có nghĩa là Ấn Độ sẽ chấp nhận mua nhiều hơn và phụ thuộc hơn vào vũ khí của Mỹ (nhất là vũ khí công nghệ cao). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-21 mà Mỹ chào bán cho Ấn Độ - Nguồn: Lockheed MartinVừa qua Mỹ đã chào hàng cho Ấn Độ các loại máy bay chiến đấu tiên tiến như F-21 (bản nâng cao cấp nhất của F-16V), F/A-18 Super Hornet hay F-15EX để giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí Nga; thậm chí Mỹ còn đánh tiếng sẵn sàng bán chiến đấu cơ F-35 cho Ấn Độ, để giúp Ấn Độ tạo thế "cân bằng chiến lược" với địch thủ Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình F-35A - Nguồn: Wikipedia.Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã trở nên thân thiết hơn trong thời gian gần đây. Trước mắt Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân Malabar 2020 vào tháng 11 do Ấn Độ chủ trì. Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu nỗ lực tạo dựng một mặt trận chung giữa các đồng minh, tạo ra "Chiến tranh Lạnh" 2.0 nhằm vào Trung Quốc.Việc ký các thỏa thuận hợp tác quân sự quan trọng Mỹ - Ấn Độ chắc chắn làm Trung Quốc "không được vui"; Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ liên kết với Ấn Độ chỉ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc từ hướng tây và tại khu vực Nam Á, cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà thôi. Ảnh: Tàu khu trục USS John S McCain (phía sau) và tàu khu trục HMAS Ballarat của Hải quân Australia - Nguồn: Hải quân Mỹ Video Ấn Độ gặp rắc rối với Mig-29K của Nga - Nguồn: QPVN
Việc Mỹ chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh với Ấn Độ sẽ làm thay đổi toàn bộ chiến lược khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thậm chí, có chuyên gia còn "cực đoan" cho rằng: Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ hoàn toàn bị Mỹ và Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: Khu vực địa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (màu đỏ) - Nguồn: Wikipedia.
Do tình báo vệ tinh đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự, việc Mỹ chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh, giúp Ấn Độ nâng cao sức mạnh quân sự; được hưởng lợi đầu tiên là các loại vũ khí dẫn đường, sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS hiện có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Cơ chế dẫn đường từ vệ tinh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Đây là bước đi chiến lược của Ấn Độ trong bàn cờ địa chính trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Là một quốc gia vừa là láng giềng, vừa là địch thủ, vừa là quốc gia cạnh tranh vị trí địa chiến lược với Trung Quốc, nên việc Ấn Độ "liên thủ" với Mỹ, bằng cách chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh, đã làm Trung Quốc "nhảy dựng". Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện Howdy Modi ở Houston năm 2019 - Nguồn: The Hindu
Theo Hãng thông tấn quốc tế AsiaNews của Ấn Độ, hai nước hiện đã ký "Thỏa thuận trao đổi và hợp tác cơ bản về hợp tác không gian địa lý (BECA)". Theo thỏa thuận, cho phép Ấn Độ sử dụng dữ liệu không gian địa lý toàn cầu do Mỹ cung cấp. Như vậy độ chính xác của tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như UAV của Ấn Độ sẽ được tăng lên. Ảnh: Sơ đồ mô tả hệ thống vệ tinh định vị của Ấn Độ - Nguồn: The Hindu
Mỹ cũng rất hạn chế chia sẻ dữ liệu tình báo cho các quốc gia khác, trừ các đồng minh thân thiết; nhưng việc Mỹ sẽ cung cấp cho Ấn Độ dữ liệu về địa hình, dẫn đường và hàng không là bước khẳng định "sự xoay trục" sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương của Mỹ. Ảnh: Trụ sở Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Với Mỹ, mục đích của việc ký kết thỏa thuận này nhằm tăng cường khả năng tương tác với các đồng minh. Khẳng định vai trò của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ D. Trump. Còn với Ấn Độ, hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ khi thỏa thuận đi vào hoạt động. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự của Mỹ chụp vị trí đóng quân của Quân đội Trung Quốc tại biên giới Trung -Ấn ngày 22/5/2020 - Nguồn: Maxar
Các nhà phân tích chiến lược cho rằng, bước đi của Ấn Độ là khôn ngoan và mang lại nhiều lợi ích; nhưng thỏa thuận BECA giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ có tác động rất lớn đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Tên lửa của Ấn Độ sẽ chính xác hơn khi sử dụng dữ liệu tình báo vệ tinh của Mỹ - Nguồn: PTI
Trước hết chúng ta phải biết, dữ liệu tình báo từ vệ tinh của Mỹ có mức chính xác rất cao; khi dữ liệu tình báo được chia sẻ với Ấn Độ, điều đó có nghĩa là các quốc gia xung quanh Ấn Độ cũng sẽ bị Mỹ giám sát. Ảnh: Độ chính xác của tên lửa và UAV của Ấn Độ sẽ được cải thiện - Nguồn: Sina
Trong những năm qua, Mỹ đã tăng cường mối quan hệ an ninh với Ấn Độ, ủng hộ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bán cho Ấn Độ nhiều vũ khí công nghệ cao, và Mỹ đánh giá rất cao mối quan hệ Mỹ - Ấn. Ảnh: Máy bay săn ngầm P8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: PTI
Chia sẻ thông tin tình báo dữ liệu vệ tinh với Ấn Độ, Mỹ cũng được hưởng lợi rất nhiều. Từ năm 2007, Mỹ đã bán cho Ấn Độ số vũ khí trị giá hơn 21 tỷ USD. Khi ký BECA, Ấn Độ sẽ có điều kiện phát huy tối đa tính năng các loại vũ khí dẫn đường mà Ấn Độ đã mua của Mỹ; đồng thời tạo điều kiện để vũ khí Mỹ có mặt nhiều hơn trong Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Trực thăng vũ trang AH-64 Apache Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Boeing
Từ bây giờ, độ chính xác của các loại vũ khí, tên lửa đất đối không và UAV của quân đội Ấn Độ sẽ được nâng cao rất nhiều. Đối với Mỹ, trên cơ sở thỏa thuận BECA, Washington có thể triển khai các hệ thống định vị và điện tử hàng không tiên tiến hơn trên các máy bay chiến đấu bán cho Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ sẽ nâng cao mức chính xác nhờ tín hiệu vệ tinh GPS của Mỹ - Nguồn: Getty
Hiện nay trang bị vũ khí của Ấn Độ phần lớn có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga; tuy nhiên việc ký thỏa thuận chia sẻ dữ liệu tình báo vệ tinh với Mỹ, cũng có nghĩa là Ấn Độ sẽ chấp nhận mua nhiều hơn và phụ thuộc hơn vào vũ khí của Mỹ (nhất là vũ khí công nghệ cao). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-21 mà Mỹ chào bán cho Ấn Độ - Nguồn: Lockheed Martin
Vừa qua Mỹ đã chào hàng cho Ấn Độ các loại máy bay chiến đấu tiên tiến như F-21 (bản nâng cao cấp nhất của F-16V), F/A-18 Super Hornet hay F-15EX để giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí Nga; thậm chí Mỹ còn đánh tiếng sẵn sàng bán chiến đấu cơ F-35 cho Ấn Độ, để giúp Ấn Độ tạo thế "cân bằng chiến lược" với địch thủ Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình F-35A - Nguồn: Wikipedia.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã trở nên thân thiết hơn trong thời gian gần đây. Trước mắt Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân Malabar 2020 vào tháng 11 do Ấn Độ chủ trì. Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu nỗ lực tạo dựng một mặt trận chung giữa các đồng minh, tạo ra "Chiến tranh Lạnh" 2.0 nhằm vào Trung Quốc.
Việc ký các thỏa thuận hợp tác quân sự quan trọng Mỹ - Ấn Độ chắc chắn làm Trung Quốc "không được vui"; Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ liên kết với Ấn Độ chỉ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc từ hướng tây và tại khu vực Nam Á, cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà thôi. Ảnh: Tàu khu trục USS John S McCain (phía sau) và tàu khu trục HMAS Ballarat của Hải quân Australia - Nguồn: Hải quân Mỹ
Video Ấn Độ gặp rắc rối với Mig-29K của Nga - Nguồn: QPVN