Theo Forbes của Mỹ, Phó chủ tịch công ty Boeing Kumar cho biết, Boeing đang chào bán máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng F-15EX cho Không quân Ấn Độ. Ảnh: Phó Chủ tịch công ty Boeing Kumar - Nguồn: raksha-anirvedaF-15EX là cải tiến mới nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15, Không quân Mỹ dự kiến sẽ mua từ 144 đến 200 chiếc F-15EX; trong đó 8 chiếc đầu tiên sẽ rời dây chuyền lắp ráp tại St. Louis vào năm 2021. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: BoeingBoeing đã đạt được một số thành công trong việc xuất khẩu máy bay quân sự sang Ấn Độ, đặc biệt là trực thăng Apache và Chinook, cũng như máy bay vận tải C-17 và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I. Ảnh: Lễ bàn giao trực thăng Apache cho Không quân Ấn Độ - Nguồn: BoeingNhưng cho đến nay, Boeing vẫn chưa xuất khẩu thành công máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù Boeing có nhiều máy bay chiến đấu nổi tiếng như F/A-18 Super Hornet và nhất là chiến đấu cơ chủ lực F-15. Ảnh: Trực thăng Chinook của Không quân Ấn Độ - Nguồn: BoeingĐối mặt với khoảng trống lớn về máy bay chiến đấu do các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-27 sắp loại biên, Ấn Độ đã thông báo đấu thầu 114 máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, danh sách lọt vào vòng xét là Saab JAS-39 Gripen của Thụy Điển và F-16 Lockheed Martin của Mỹ (sau này được đổi tên thành F-21). Ảnh: Máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ sắp loại biên - Nguồn: WikipediaĐây có thể là một giao dịch nhanh chóng được hoàn thành, nhưng Không quân Ấn Độ rõ ràng không muốn chỉ mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, mà đã khởi động lại dự án mua sắm vào tháng 2/2018, cho phép máy bay hai động cơ tham gia đấu thầu lần này. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Không quân Ấn Độ mới nhận từ Pháp - Nguồn: WikipediaMặc dù Không quân Ấn Độ không đưa ra các yêu cầu cụ thể, nhưng có thông tin cho rằng, họ hiện đang tìm kiếm 114 máy bay chiến đấu và tổng số tiền mua có thể lên tới 15 tỷ USD hoặc hơn. Ảnh: Không quân Ấn Độ vẫn dùng MiG-21 - Nguồn: WikipediaĐiều đáng nói là với số kinh phí như vậy, Ấn Độ có thể phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, dựa trên máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga, mặc dù New Delhi đã rút khỏi dự án. Ảnh: Các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. NewstrackliveKhông quân Ấn Độ phải đối mặt với nhiều lựa chọn chính trị cũng như lựa chọn kỹ thuật, vì New Delhi muốn tạo thế cân bằng giữa Mỹ và Nga. Từ khi lập quốc, Nga luôn là nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Ấn Độ; tuy nhiên Mỹ có thể cùng quan điểm với Ấn Độ chống lại Trung Quốc. Ảnh: Máy bay tuần tra biển P-8A do Boeing sản xuất hiện đang được Không quân Ấn Độ sử dụng - Nguồn: BoeingĐiều đáng chú ý là dự luật mà Mỹ thông qua, về mặt lý thuyết có thể trừng phạt Ấn Độ, quốc gia mua vũ khí của Nga; nhưng Mỹ vẫn chưa làm như vậy cho đến nay. Ngoài tính năng của chiếc máy bay chiến đấu, thì ý nghĩa của các lựa chọn chính trị cũng rất quan trọng. Ảnh: Máy bay tuần tra biển P-8A của Không quân Ấn Độ sử dụng - Nguồn: BoeingKhông quân Ấn Độ chưa bao giờ sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Không quân Ấn Độ được trang bị ngày càng nhiều máy bay chiến đấu nội địa LCA, cũng như Su-30, MiG-21 và MiG-29 của Nga; Jaguar, Mirage 2000 và Rafale của Pháp. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chụp ảnh trước máy bay Rafale - Nguồn: AFPHải quân Ấn Độ cũng được trang bị các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay MiG-29K. Không quân Ấn Độ gần đây đã mua 12 chiếc Su-30 và 21 chiếc MiG-29 để thay thế các máy bay chiến đấu cũ của nước này. Việc xuất khẩu F-15EX sang Ấn Độ cũng vấp phải sự cạnh tranh từ tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: Máy bay Mig-29K của Ấn Độ - Nguồn: PTITại sao Ấn Độ chọn máy bay chiến đấu hạng nặng? So với các máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung, F-15EX và các máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 của Nga có thể đạt tốc độ cao hơn, tầm bay xa hơn và tải trọng đạn lớn hơn. Ảnh 13: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình BrahMos - Nguồn: WikipediaKhi Hải quân Trung Quốc đang gia tăng phạm vi hoạt động ở Ấn Độ Dương, thì Không quân Ấn Độ có thể cần nhiều hơn nữa các máy bay chiến đấu tầm xa hạng nặng như vậy. Ảnh: Máy bay F-15EX - Nguồn: BoeingNhững máy bay chiến đấu hạng nặng có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu trong lãnh thổ đối phương và có thể mang theo nhiều vũ khí hơn, bao gồm cả tên lửa siêu thanh AGM-183 mới của Mỹ và tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Máy bay Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: India TodayVề giá cả, Su-35 và F-15EX hướng tới xuất khẩu dường như nằm trong khoảng 70 triệu đến 80 triệu USD. Su-35 có tuổi thọ 6.000 giờ bay, nhưng F-15EX có tuổi thọ 20.000 giờ bay. Ngoài ra, các máy bay MiG-29 và Su-30 do Nga sản xuất mà Ấn Độ trang bị cũng gặp vấn đề về độ tin cậy. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: BoeingCuối cùng, vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn trong hoạt động mua sắm máy bay chiến đấu của Ấn Độ? Liệu họ sẽ chọn máy bay chiến đấu đầu tiên do Mỹ sản xuất trong lịch sử, hay sẽ mua máy bay chiến đấu của Nga như trước đây, hay sẽ chuyển sang các nhà sản xuất châu Âu? Chúng ta hãy đợi và xem. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: Boeing Video Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ - Nguồn: QPVN
Theo Forbes của Mỹ, Phó chủ tịch công ty Boeing Kumar cho biết, Boeing đang chào bán máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng F-15EX cho Không quân Ấn Độ. Ảnh: Phó Chủ tịch công ty Boeing Kumar - Nguồn: raksha-anirveda
F-15EX là cải tiến mới nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15, Không quân Mỹ dự kiến sẽ mua từ 144 đến 200 chiếc F-15EX; trong đó 8 chiếc đầu tiên sẽ rời dây chuyền lắp ráp tại St. Louis vào năm 2021. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: Boeing
Boeing đã đạt được một số thành công trong việc xuất khẩu máy bay quân sự sang Ấn Độ, đặc biệt là trực thăng Apache và Chinook, cũng như máy bay vận tải C-17 và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I. Ảnh: Lễ bàn giao trực thăng Apache cho Không quân Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Nhưng cho đến nay, Boeing vẫn chưa xuất khẩu thành công máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù Boeing có nhiều máy bay chiến đấu nổi tiếng như F/A-18 Super Hornet và nhất là chiến đấu cơ chủ lực F-15. Ảnh: Trực thăng Chinook của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Đối mặt với khoảng trống lớn về máy bay chiến đấu do các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-27 sắp loại biên, Ấn Độ đã thông báo đấu thầu 114 máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, danh sách lọt vào vòng xét là Saab JAS-39 Gripen của Thụy Điển và F-16 Lockheed Martin của Mỹ (sau này được đổi tên thành F-21). Ảnh: Máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ sắp loại biên - Nguồn: Wikipedia
Đây có thể là một giao dịch nhanh chóng được hoàn thành, nhưng Không quân Ấn Độ rõ ràng không muốn chỉ mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, mà đã khởi động lại dự án mua sắm vào tháng 2/2018, cho phép máy bay hai động cơ tham gia đấu thầu lần này. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale mà Không quân Ấn Độ mới nhận từ Pháp - Nguồn: Wikipedia
Mặc dù Không quân Ấn Độ không đưa ra các yêu cầu cụ thể, nhưng có thông tin cho rằng, họ hiện đang tìm kiếm 114 máy bay chiến đấu và tổng số tiền mua có thể lên tới 15 tỷ USD hoặc hơn. Ảnh: Không quân Ấn Độ vẫn dùng MiG-21 - Nguồn: Wikipedia
Điều đáng nói là với số kinh phí như vậy, Ấn Độ có thể phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, dựa trên máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga, mặc dù New Delhi đã rút khỏi dự án. Ảnh: Các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Newstracklive
Không quân Ấn Độ phải đối mặt với nhiều lựa chọn chính trị cũng như lựa chọn kỹ thuật, vì New Delhi muốn tạo thế cân bằng giữa Mỹ và Nga. Từ khi lập quốc, Nga luôn là nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Ấn Độ; tuy nhiên Mỹ có thể cùng quan điểm với Ấn Độ chống lại Trung Quốc. Ảnh: Máy bay tuần tra biển P-8A do Boeing sản xuất hiện đang được Không quân Ấn Độ sử dụng - Nguồn: Boeing
Điều đáng chú ý là dự luật mà Mỹ thông qua, về mặt lý thuyết có thể trừng phạt Ấn Độ, quốc gia mua vũ khí của Nga; nhưng Mỹ vẫn chưa làm như vậy cho đến nay. Ngoài tính năng của chiếc máy bay chiến đấu, thì ý nghĩa của các lựa chọn chính trị cũng rất quan trọng. Ảnh: Máy bay tuần tra biển P-8A của Không quân Ấn Độ sử dụng - Nguồn: Boeing
Không quân Ấn Độ chưa bao giờ sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Không quân Ấn Độ được trang bị ngày càng nhiều máy bay chiến đấu nội địa LCA, cũng như Su-30, MiG-21 và MiG-29 của Nga; Jaguar, Mirage 2000 và Rafale của Pháp. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chụp ảnh trước máy bay Rafale - Nguồn: AFP
Hải quân Ấn Độ cũng được trang bị các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay MiG-29K. Không quân Ấn Độ gần đây đã mua 12 chiếc Su-30 và 21 chiếc MiG-29 để thay thế các máy bay chiến đấu cũ của nước này. Việc xuất khẩu F-15EX sang Ấn Độ cũng vấp phải sự cạnh tranh từ tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: Máy bay Mig-29K của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Tại sao Ấn Độ chọn máy bay chiến đấu hạng nặng? So với các máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung, F-15EX và các máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 của Nga có thể đạt tốc độ cao hơn, tầm bay xa hơn và tải trọng đạn lớn hơn. Ảnh 13: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình BrahMos - Nguồn: Wikipedia
Khi Hải quân Trung Quốc đang gia tăng phạm vi hoạt động ở Ấn Độ Dương, thì Không quân Ấn Độ có thể cần nhiều hơn nữa các máy bay chiến đấu tầm xa hạng nặng như vậy. Ảnh: Máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing
Những máy bay chiến đấu hạng nặng có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu trong lãnh thổ đối phương và có thể mang theo nhiều vũ khí hơn, bao gồm cả tên lửa siêu thanh AGM-183 mới của Mỹ và tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Máy bay Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: India Today
Về giá cả, Su-35 và F-15EX hướng tới xuất khẩu dường như nằm trong khoảng 70 triệu đến 80 triệu USD. Su-35 có tuổi thọ 6.000 giờ bay, nhưng F-15EX có tuổi thọ 20.000 giờ bay. Ngoài ra, các máy bay MiG-29 và Su-30 do Nga sản xuất mà Ấn Độ trang bị cũng gặp vấn đề về độ tin cậy. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: Boeing
Cuối cùng, vẫn còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn trong hoạt động mua sắm máy bay chiến đấu của Ấn Độ? Liệu họ sẽ chọn máy bay chiến đấu đầu tiên do Mỹ sản xuất trong lịch sử, hay sẽ mua máy bay chiến đấu của Nga như trước đây, hay sẽ chuyển sang các nhà sản xuất châu Âu? Chúng ta hãy đợi và xem. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15EX - Nguồn: Boeing
Video Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ - Nguồn: QPVN