Hình ảnh về cú hạ cánh lịch sử này được Không quân Ấn Độ (IAF) thực hiện và công bố hôm 29/7 ngay sau khi Rafale hạ cánh xuống căn cứ gần tuyến biên giới này.Để đến được Ambala của Ấn Độ, những tiêm kích Rafale đã khởi hành hôm 27/7 từ căn cứ Dassault ở Merignac, Pháp. Chuyến bay tới Ấn Độ được điều khiển bởi chính các phi công Không quân Ấn Độ.Được biết, căn cứ không quân Ambala nằm không quá xa biên giới Trung Quốc và Pakistan. Và chỉ mất ít phút bay, những tiêm kích tốc độ cao như Rafale có thể kịp thời chi viện cho các đơn vị trên tuyến biên giới một khi xảy ra xung đột.Để sở hữu Rafale, New Delhi phải chi tới 8,8 tỷ USD cho 36 chiếc. Như vậy, giá thành mỗi chiếc (đã bao gồm vũ khí) vào khoảng 244 triệu USD. Với số tiền này, Ấn Độ có thể mua được 4 chiếc Su-30 (tại thời điểm năm 2016) và mua được 3 chiếc F-35 theo mức giá được chính phủ Mỹ công bố hồi giữa năm 2019.Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ấn Độ quyết sở hữu dòng chiến đấu cơ này? Theo lý giải của giới chuyên gia, ngoài những tính năng đỉnh cao của Rafale, nhà sản xuất Pháp còn chấp thuận cho IAF bẻ khóa và trang bị vũ khí của Nga hoặc Ấn Độ tự sản xuất.Trước đó, Không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.Hiện Ấn Độ đã hoàn thành nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.Yêu cầu của phía Ấn Độ đã được hãng sản xuất Dassault Aviation của Pháp chấp thuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chắc chắn là tên lửa không đối không tầm xa Astra và những vũ khí khác New Delhi tự phát triển sẽ có mặt trên phiên bản Rafale kiểu Ấn Độ.Được biết, thiết kế của Astra phần nào mang ảnh hưởng từ R-77 của Nga khi có kết cấu cánh lái khá tương đồng, nó sử dụng cơ chế dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối (phạm vi tìm kiếm tối đa khoảng 25 km).Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, đảm bảo xác suất trúng đích cao. Tầm bắn của Astra đạt khoảng 110 km khi phóng ở độ cao 15 km, 44 km ở độ cao 8 km và 21 km khi phóng ở sát mực nước biển.Sau khi hoàn thành phiên bản Mk 1 hồi năm 2016, Ấn Độ đã bắt tay vào phát triển biến thể Astra Mk 2 có tầm bắn lên đến 150 km. Nhưng thời điểm hoàn thành phiên bản mới của Astra và một số vũ khí khác dự kiến trang bị cho Rafale chính Không quân Ấn Độ cũng chưa thể khẳng định.Vì vậy, trong giai đoạn đầu sử dụng Rafale, có thể Ấn Độ phải trang bị vũ khí có nguồn gốc Nga hoặc do Pháp sản xuất. Với việc có thể sử dụng nhiều loại vũ khí có nguồn gốc khác nhau giúp IAF có nhiều lựa chọn để hoàn thành nhiệm vụ với mức giá hợp lý hơn.
Hình ảnh về cú hạ cánh lịch sử này được Không quân Ấn Độ (IAF) thực hiện và công bố hôm 29/7 ngay sau khi Rafale hạ cánh xuống căn cứ gần tuyến biên giới này.
Để đến được Ambala của Ấn Độ, những tiêm kích Rafale đã khởi hành hôm 27/7 từ căn cứ Dassault ở Merignac, Pháp. Chuyến bay tới Ấn Độ được điều khiển bởi chính các phi công Không quân Ấn Độ.
Được biết, căn cứ không quân Ambala nằm không quá xa biên giới Trung Quốc và Pakistan. Và chỉ mất ít phút bay, những tiêm kích tốc độ cao như Rafale có thể kịp thời chi viện cho các đơn vị trên tuyến biên giới một khi xảy ra xung đột.
Để sở hữu Rafale, New Delhi phải chi tới 8,8 tỷ USD cho 36 chiếc. Như vậy, giá thành mỗi chiếc (đã bao gồm vũ khí) vào khoảng 244 triệu USD. Với số tiền này, Ấn Độ có thể mua được 4 chiếc Su-30 (tại thời điểm năm 2016) và mua được 3 chiếc F-35 theo mức giá được chính phủ Mỹ công bố hồi giữa năm 2019.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ấn Độ quyết sở hữu dòng chiến đấu cơ này? Theo lý giải của giới chuyên gia, ngoài những tính năng đỉnh cao của Rafale, nhà sản xuất Pháp còn chấp thuận cho IAF bẻ khóa và trang bị vũ khí của Nga hoặc Ấn Độ tự sản xuất.
Trước đó, Không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.
Hiện Ấn Độ đã hoàn thành nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.
Yêu cầu của phía Ấn Độ đã được hãng sản xuất Dassault Aviation của Pháp chấp thuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chắc chắn là tên lửa không đối không tầm xa Astra và những vũ khí khác New Delhi tự phát triển sẽ có mặt trên phiên bản Rafale kiểu Ấn Độ.
Được biết, thiết kế của Astra phần nào mang ảnh hưởng từ R-77 của Nga khi có kết cấu cánh lái khá tương đồng, nó sử dụng cơ chế dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối (phạm vi tìm kiếm tối đa khoảng 25 km).
Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, đảm bảo xác suất trúng đích cao. Tầm bắn của Astra đạt khoảng 110 km khi phóng ở độ cao 15 km, 44 km ở độ cao 8 km và 21 km khi phóng ở sát mực nước biển.
Sau khi hoàn thành phiên bản Mk 1 hồi năm 2016, Ấn Độ đã bắt tay vào phát triển biến thể Astra Mk 2 có tầm bắn lên đến 150 km. Nhưng thời điểm hoàn thành phiên bản mới của Astra và một số vũ khí khác dự kiến trang bị cho Rafale chính Không quân Ấn Độ cũng chưa thể khẳng định.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu sử dụng Rafale, có thể Ấn Độ phải trang bị vũ khí có nguồn gốc Nga hoặc do Pháp sản xuất. Với việc có thể sử dụng nhiều loại vũ khí có nguồn gốc khác nhau giúp IAF có nhiều lựa chọn để hoàn thành nhiệm vụ với mức giá hợp lý hơn.