Những phụ nữ tham gia lực lượng tự nguyện không có đặc quyền nào và được huấn luyện giống đồng nghiệp nam. (Ảnh: parhlo.com)Huấn luyện viên trưởng Islam Noor nói: “Người ta thường nói phụ nữ là phái yếu. Tuy nhiên, họ tham gia tự nguyện và mỗi khi họ bắt đầu quá trình đào tạo, họ đã chứng minh rằng họ có thể thực hiện mọi việc giống như nam giới. Trên thực tế, họ đã làm được”.Cô Rukhsana - Một nữ đặc nhiệm nói rằng quá trình đào tạo rất nghiêm ngặt nhưng cô đã chứng minh tài năng của mình giống như bất kỳ người đàn ông nào.“Đầu tiên là quá trình đào tạo thể chất tại trung tâm Elite, sau đó chúng tôi được đào tạo sử dụng súng tiểu liên đến súng lục 9 ly. Chúng tôi học cách thoát xuống từ tòa nhà cao gần 60m”, cô Rukhsana chia sẻ.Cả 3 chị em Pari Gul, Samina và Rukhsana được giao làm nhiệm vụ ở quận Hangu, một trong những khu vực nguy hiểm nhất giữa biên giới Afghanistan và Pakistan hơn 5 năm qua.Các sĩ quan cảnh sát chỉ huy địa phương nói rằng những phụ nữ này đóng vai trò quan trọng trong việc chống khủng bố Taliban ở đây.Ông Shah Dawran - Sĩ quan Sở cảnh sát Hangu Bazar nhận xét: “Nhóm nữ biệt kích ở Hangu có một vai trò rất quan trọng. Mặc cho các cuộc khủng bố cứ lặp đi lặp lại nhưng họ không bỏ cuộc. Họ đã phục vụ cùng chúng tôi. Taliban tiến hành các cuộc tấn công khiến nhiều cảnh sát hy sinh nhưng các nữ biệt kích chưa bao giờ từ chối bất cứ nhiệm vụ gì vì sợ hãi”.Ở một đất nước nặng về tôn giáo và bảo thủ, nơi phụ nữ thường bị hạ thấp với vai trò của những người nội trợ thì việc một số ít phụ nữ đi ngược lại truyền thống đó khi tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Pakistan là rất đáng chú ý.Phụ nữ Pakistan thường không được khuyến khích tham gia vào lực lượng vũ trang và thường đối mặt với những thách thức từ phía gia đình. Cô Pari chia sẻ: “Khi 3 chị em chúng tôi tham gia lực lượng cảnh sát, tất cả người thân đã cắt đứt quan hệ với chúng tôi. Không ai trong số họ sẵn lòng hỗ trợ chúng tôi nhưng cha luôn nói với chúng tôi rằng ông muốn chứng minh rằng con gái không hề kém cạnh so với con trai”.Ngoài các thành viên ưu tú của đội biệt kích, Pari và Rukhsana còn làm nhiệm vụ rà phá bom mìn với các chuyên gia để cứu mạng mọi người. Khi làm những việc này, họ đã truyền cảm hứng cho các cô gái trẻ vượt qua sự mong đợi của xã hội để phục vụ và bảo vệ người dân.
Những phụ nữ tham gia lực lượng tự nguyện không có đặc quyền nào và được huấn luyện giống đồng nghiệp nam. (Ảnh: parhlo.com)
Huấn luyện viên trưởng Islam Noor nói: “Người ta thường nói phụ nữ là phái yếu. Tuy nhiên, họ tham gia tự nguyện và mỗi khi họ bắt đầu quá trình đào tạo, họ đã chứng minh rằng họ có thể thực hiện mọi việc giống như nam giới. Trên thực tế, họ đã làm được”.
Cô Rukhsana - Một nữ đặc nhiệm nói rằng quá trình đào tạo rất nghiêm ngặt nhưng cô đã chứng minh tài năng của mình giống như bất kỳ người đàn ông nào.
“Đầu tiên là quá trình đào tạo thể chất tại trung tâm Elite, sau đó chúng tôi được đào tạo sử dụng súng tiểu liên đến súng lục 9 ly. Chúng tôi học cách thoát xuống từ tòa nhà cao gần 60m”, cô Rukhsana chia sẻ.
Cả 3 chị em Pari Gul, Samina và Rukhsana được giao làm nhiệm vụ ở quận Hangu, một trong những khu vực nguy hiểm nhất giữa biên giới Afghanistan và Pakistan hơn 5 năm qua.
Các sĩ quan cảnh sát chỉ huy địa phương nói rằng những phụ nữ này đóng vai trò quan trọng trong việc chống khủng bố Taliban ở đây.
Ông Shah Dawran - Sĩ quan Sở cảnh sát Hangu Bazar nhận xét: “Nhóm nữ biệt kích ở Hangu có một vai trò rất quan trọng. Mặc cho các cuộc khủng bố cứ lặp đi lặp lại nhưng họ không bỏ cuộc. Họ đã phục vụ cùng chúng tôi. Taliban tiến hành các cuộc tấn công khiến nhiều cảnh sát hy sinh nhưng các nữ biệt kích chưa bao giờ từ chối bất cứ nhiệm vụ gì vì sợ hãi”.
Ở một đất nước nặng về tôn giáo và bảo thủ, nơi phụ nữ thường bị hạ thấp với vai trò của những người nội trợ thì việc một số ít phụ nữ đi ngược lại truyền thống đó khi tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Pakistan là rất đáng chú ý.
Phụ nữ Pakistan thường không được khuyến khích tham gia vào lực lượng vũ trang và thường đối mặt với những thách thức từ phía gia đình. Cô Pari chia sẻ: “Khi 3 chị em chúng tôi tham gia lực lượng cảnh sát, tất cả người thân đã cắt đứt quan hệ với chúng tôi. Không ai trong số họ sẵn lòng hỗ trợ chúng tôi nhưng cha luôn nói với chúng tôi rằng ông muốn chứng minh rằng con gái không hề kém cạnh so với con trai”.
Ngoài các thành viên ưu tú của đội biệt kích, Pari và Rukhsana còn làm nhiệm vụ rà phá bom mìn với các chuyên gia để cứu mạng mọi người. Khi làm những việc này, họ đã truyền cảm hứng cho các cô gái trẻ vượt qua sự mong đợi của xã hội để phục vụ và bảo vệ người dân.