Theo Hải quân Mỹ, biên đội tàu chiến dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của nước này đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung mang tên MCSOFEX 2017 với Hải quân Hàn Quốc vào đầu tuần này. Các hoạt động của MCSOFEX sẽ kéo dài trong 5 ngày và sẽ kết thúc vào ngày mai 20/10. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Việc Mỹ-Hàn vẫn kiên quyết tổ chức MCSOFEX 2017 bất chấp các lời đe dọa từ Triều Tiên một lần nữa cho thấy Washington và Seoul sẽ không xuống nước đối với Bình Nhưỡng trong các hoạt động quân sự chung của liên minh này. Bên cạnh đó họ còn tuyên bố rằng đây là hoạt động quân sự thường niên đã lên kế hoạch từ trước, không liên quan đến tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện tại. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Tham gia MCSOFEX, biên đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ gồm có các tàu sân bay USS Ronald Reagan, các khu trục hạm mang tên lửa Arleigh Burke thuộc Hạm đội 7. Trong khi đó phía Hàn Quốc là các tàu khu trục hạm mang tên lửa lớp Sejong Đại đế, Gwanggaeto Đại đế và tàu khu trục hạm lớp Chungmugong Yi Sun-sin. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Bên cạnh đó MCSOFEX còn có sự tham gia của các phi đội chiến đấu cơ và trực thăng quân sự của cả hai nước trong các hoạt động tác chiến đổ bộ và tuần tra trên biển. Có thể nói MCSOFEX là cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong năm nay của liên minh Mỹ-Hàn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Hình ảnh dàn chiến hạm Mỹ-Hàn hội quân trên khu vực Biển Hoàng Hải và khu vực phía đông của bán đảo Triều Tiên nhìn từ trên không. Hiện tại có nhiều thông tin cho rằng việc Mỹ điều nhiều tàu chiến đến tham gia MCSOFEX là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm Hàn Quốc vào đầu tháng 11 tới đây. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Trước khi MCSOFEX diễn ra, cả Triều Tiên và Trung Quốc đều lên án cuộc tập trận này và họ cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, riêng Bình Nhưỡng đưa ra lời đe dọa cứng rắn rằng sẽ hủy diệt Mỹ nếu như MCSOFEX vượt quá giới hạn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Mặc dù MCSOFEX 2017 rõ ràng là hành động quân sự dằn mặt Triều Tiên của liên minh Mỹ-Hàn tuy nhiên cả Washington và Seoul đều gửi đi các tín hiệu muốn đối thoại với Bình Nhưỡng. Và dĩ nhiên Triều Tiên thẳng thừng từ chối các đề nghị này bởi họ không cảm thấy thiện chí trong các hành động vừa qua của Mỹ-Hàn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Biên đội tàu khu trục mang tên lửa của Hải quân Mỹ-Hàn tham gia MCSOFEX, dẫn đầu là một tàu khu trục hạm Gwanggaeto Đại đế của Hàn Quốc sau đó là một tàu khu trục hạm mang tên lửa Arleigh Burke. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Khu trục hạm Gwanggaeto Đại đế là một trong bộ ba tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc, nhưng lại có khả năng tác chiến kém hơn hẳn so với lớp tàu Sejong Đại đế vốn được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Tuy nhiên, các tàu Gwanggaeto Đại đế lại là lớp tàu thử nghiệm đầu tiên cho chương trình phát triển khu trục hạm tiên tiến KDX của Hải quân Hàn Quốc, do đó chỉ có ba chiếc Gwanggaeto Đại đế được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Dàn chiến hạm Mỹ-Hàn đồng loạt khai hỏa pháo hạm trên Biển Hoàng Hải trong MCSOFEX 2017. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Ở một bức ảnh khác là tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin, vào cuối tháng 9 vừa rồi một tàu khu trục Chungmugong Yi Sun-sin mang tên Roks Gang Gam Chan (DDH-979) cũng đã có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Một tàu hộ vệ tên lửa lớp Ulsan của Hải quân Hàn Quốc tham gia MCSOFEX. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Biên đội tàu chiến Mỹ-Hàn trên trên Biển Hoàng Hải trong MCSOFEX 2017. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Theo Hải quân Mỹ, biên đội tàu chiến dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của nước này đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung mang tên MCSOFEX 2017 với Hải quân Hàn Quốc vào đầu tuần này. Các hoạt động của MCSOFEX sẽ kéo dài trong 5 ngày và sẽ kết thúc vào ngày mai 20/10. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Việc Mỹ-Hàn vẫn kiên quyết tổ chức MCSOFEX 2017 bất chấp các lời đe dọa từ Triều Tiên một lần nữa cho thấy Washington và Seoul sẽ không xuống nước đối với Bình Nhưỡng trong các hoạt động quân sự chung của liên minh này. Bên cạnh đó họ còn tuyên bố rằng đây là hoạt động quân sự thường niên đã lên kế hoạch từ trước, không liên quan đến tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện tại. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Tham gia MCSOFEX, biên đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ gồm có các tàu sân bay USS Ronald Reagan, các khu trục hạm mang tên lửa Arleigh Burke thuộc Hạm đội 7. Trong khi đó phía Hàn Quốc là các tàu khu trục hạm mang tên lửa lớp Sejong Đại đế, Gwanggaeto Đại đế và tàu khu trục hạm lớp Chungmugong Yi Sun-sin. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Bên cạnh đó MCSOFEX còn có sự tham gia của các phi đội chiến đấu cơ và trực thăng quân sự của cả hai nước trong các hoạt động tác chiến đổ bộ và tuần tra trên biển. Có thể nói MCSOFEX là cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong năm nay của liên minh Mỹ-Hàn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Hình ảnh dàn chiến hạm Mỹ-Hàn hội quân trên khu vực Biển Hoàng Hải và khu vực phía đông của bán đảo Triều Tiên nhìn từ trên không. Hiện tại có nhiều thông tin cho rằng việc Mỹ điều nhiều tàu chiến đến tham gia MCSOFEX là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm Hàn Quốc vào đầu tháng 11 tới đây. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Trước khi MCSOFEX diễn ra, cả Triều Tiên và Trung Quốc đều lên án cuộc tập trận này và họ cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, riêng Bình Nhưỡng đưa ra lời đe dọa cứng rắn rằng sẽ hủy diệt Mỹ nếu như MCSOFEX vượt quá giới hạn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Mặc dù MCSOFEX 2017 rõ ràng là hành động quân sự dằn mặt Triều Tiên của liên minh Mỹ-Hàn tuy nhiên cả Washington và Seoul đều gửi đi các tín hiệu muốn đối thoại với Bình Nhưỡng. Và dĩ nhiên Triều Tiên thẳng thừng từ chối các đề nghị này bởi họ không cảm thấy thiện chí trong các hành động vừa qua của Mỹ-Hàn. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Biên đội tàu khu trục mang tên lửa của Hải quân Mỹ-Hàn tham gia MCSOFEX, dẫn đầu là một tàu khu trục hạm Gwanggaeto Đại đế của Hàn Quốc sau đó là một tàu khu trục hạm mang tên lửa Arleigh Burke. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Khu trục hạm Gwanggaeto Đại đế là một trong bộ ba tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc, nhưng lại có khả năng tác chiến kém hơn hẳn so với lớp tàu Sejong Đại đế vốn được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các tàu Gwanggaeto Đại đế lại là lớp tàu thử nghiệm đầu tiên cho chương trình phát triển khu trục hạm tiên tiến KDX của Hải quân Hàn Quốc, do đó chỉ có ba chiếc Gwanggaeto Đại đế được Hải quân Hàn Quốc đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Dàn chiến hạm Mỹ-Hàn đồng loạt khai hỏa pháo hạm trên Biển Hoàng Hải trong MCSOFEX 2017. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Ở một bức ảnh khác là tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin, vào cuối tháng 9 vừa rồi một tàu khu trục Chungmugong Yi Sun-sin mang tên Roks Gang Gam Chan (DDH-979) cũng đã có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Một tàu hộ vệ tên lửa lớp Ulsan của Hải quân Hàn Quốc tham gia MCSOFEX. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Biên đội tàu chiến Mỹ-Hàn trên trên Biển Hoàng Hải trong MCSOFEX 2017. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.