Trong quá trình hành quân ra chiến trường, các đơn vị quân đội thường phải vượt qua nhiều sông, suối ở những khu vực không có sẵn cầu, cống. Do đó, cầu phao tự hành là phương tiện hữu ích nhất giúp binh lính và phương tiện quân sự vượt sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cầu phao di động là các ponton nổi được ghép lại với nhau tùy vào chiều rộng của sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Loại cầu phao phổ biến của công binh Nga là dòng PMP. Mỗi mảng có chiều dài 6,7 m, rộng 7,1 m. PMP gồm 32 mảng có thể ghép lại thành cây cầu dài 400 m, tải trọng tới 60 tấn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mỗi mảng của cầu phao có các khớp để kết nối với nhau khá dễ dàng trên mặt nước. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Các lính công binh sẽ dùng dây để kéo các mảng cầu lại gần nhau để ghép chúng lại với nhau. Quá trình lắp cầu phao dài 400 m mất khoảng 4 tiếng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cầu phao tự hành có lịch sử khá lâu đời. Theo một số nguồn tin, cầu phao dạng sơ khai được phát minh từ thế kỷ thứ 8 hoặc 9 TCN tại Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cầu phao tự hành bằng thép được phát triển mạnh trong Thế chiến II nhằm đáp ứng nhu cầu hành quân thần tốc của lực lượng quân sự khổng lồ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mỗi bộ cầu phao PMP ngoài các mảng cầu còn có các tàu kéo để đẩy cầu phao đã ghép xong qua bên kia sông và giữ cho cầu không bị trôi trong quá trình xe cộ qua lại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cầu phao dòng PMP được thiết kế để phù hợp với hầu hết phương tiện chiến đấu của Nga như xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo tự hành, xe thiết giáp các loại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cầu phao PMP có thể đảm bảo lưu lượng xe cộ qua lại khoảng 400 phương tiện/giờ, tốc độ di chuyển 20 km/h. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Những bài tập huấn luyện lắp cầu phao như thế này giúp lực lượng công binh thuần thục thao tác, tích lũy kinh nghiệm nhằm đảm bảo thời gian lắp cầu nhanh nhất. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một lính công binh đang dùng chốt thép để ghép 2 mảng cầu lại với nhau. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Lực lượng chiến đấu của quân đội Nga có đáp ứng được thời gian triển khai lực lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đảm bảo hậu cần của lực lượng công binh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mời độc giả xem video: Sức mạnh của Quân đội Nga sau hơn 5 năm hiện đại hóa. (Nguồn RT)
Trong quá trình hành quân ra chiến trường, các đơn vị quân đội thường phải vượt qua nhiều sông, suối ở những khu vực không có sẵn cầu, cống. Do đó, cầu phao tự hành là phương tiện hữu ích nhất giúp binh lính và phương tiện quân sự vượt sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cầu phao di động là các ponton nổi được ghép lại với nhau tùy vào chiều rộng của sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Loại cầu phao phổ biến của công binh Nga là dòng PMP. Mỗi mảng có chiều dài 6,7 m, rộng 7,1 m. PMP gồm 32 mảng có thể ghép lại thành cây cầu dài 400 m, tải trọng tới 60 tấn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mỗi mảng của cầu phao có các khớp để kết nối với nhau khá dễ dàng trên mặt nước. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Các lính công binh sẽ dùng dây để kéo các mảng cầu lại gần nhau để ghép chúng lại với nhau. Quá trình lắp cầu phao dài 400 m mất khoảng 4 tiếng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cầu phao tự hành có lịch sử khá lâu đời. Theo một số nguồn tin, cầu phao dạng sơ khai được phát minh từ thế kỷ thứ 8 hoặc 9 TCN tại Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cầu phao tự hành bằng thép được phát triển mạnh trong Thế chiến II nhằm đáp ứng nhu cầu hành quân thần tốc của lực lượng quân sự khổng lồ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mỗi bộ cầu phao PMP ngoài các mảng cầu còn có các tàu kéo để đẩy cầu phao đã ghép xong qua bên kia sông và giữ cho cầu không bị trôi trong quá trình xe cộ qua lại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cầu phao dòng PMP được thiết kế để phù hợp với hầu hết phương tiện chiến đấu của Nga như xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo tự hành, xe thiết giáp các loại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cầu phao PMP có thể đảm bảo lưu lượng xe cộ qua lại khoảng 400 phương tiện/giờ, tốc độ di chuyển 20 km/h. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Những bài tập huấn luyện lắp cầu phao như thế này giúp lực lượng công binh thuần thục thao tác, tích lũy kinh nghiệm nhằm đảm bảo thời gian lắp cầu nhanh nhất. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một lính công binh đang dùng chốt thép để ghép 2 mảng cầu lại với nhau. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Lực lượng chiến đấu của quân đội Nga có đáp ứng được thời gian triển khai lực lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đảm bảo hậu cần của lực lượng công binh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh của Quân đội Nga sau hơn 5 năm hiện đại hóa. (Nguồn RT)