Mũ huấn luyện A2 lần đầu tiên được ra mắt trong cuộc diễu binh Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, được các khối chiến sĩ đội thay thế cho mũ cối thường xuyên được nhìn thấy trước đây. Ở thời điểm công bố, người ta thấy được một quân đội nhân dân Việt Nam lột xác với dáng dấp hiện đại, khỏe khoắn. Bề ngoài của loại mũ này rất giống mũ chống đạn PASGT của Mỹ đã đặt ra nghi vấn rằng mũ A2 cũng là một loại mũ chống đạn. Ảnh: Khối chiến sĩ lục quân diễu binh với mũ A2Tuy nhiên, mũ A2 do Tổng cục hậu cần phối hợp với Tổng cục kỹ thuật nghiên cứu chế tạo với nguyên liệu làm từ nhựa PA độ bền cao. Mũ dùng để huấn luyện, diễn tập, thay thế cho mũ cối vốn đã được Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, với thiết kế hiện đại, thẩm mỹ cao nhưng cũng đáp ứng tốt nhu cầu về kinh tế cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh huấn luyện diễn tập thực binh với mũ A2.Mũ có vành dày 8-9mm, được chế tạo từ 2 lớp nhựa tổng hợp ốp chồng lên nhau, có tác dụng ngăn mảnh đạn, gạch, đá văng, và không thể chống được đạn. Giá thành sản xuất của mũ rất rẻ, chỉ xấp xỉ 15 USD (hơn 300 nghìn đồng) và có kiểu dáng vô cùng hiện đại, thoáng, nhẹ và bền hơn mũ cối rất nhiều. Mũ A2 được trang bị cho Sĩ quan, chiến sĩ trong hành quân dã ngoại, diễn tập thực binh và huấn luyện. Ảnh: Cấp trên kiểm tra việc mang đeo tư trang, sẵn sàng chiến đấu của chiến sĩ. Nguồn: QĐND.Đặc biệt, từ sau Lễ diễu binh mừng quốc khánh 2/9/2015 và nhất là sau khi Việt Nam đưa vào trang bị mẫu quân phục dã chiến K-17 kiểu mới, mũ A2 đã không còn dùng vải bọc ngụy trang mà chuyển sang phun trực tiếp màu ngụy trang lên mũ. Ảnh: Chiến sĩ phòng không huấn luyện với kiểu mũ A2 mới.Loại sơn trực tiếp họa tiết ngụy trang lên mũ hiện nay rất ít nước còn sử dụng, bởi nó không linh hoạt trong việc thay đổi loại họa tiết ngụy trang như là vỏ bọc mũ camo, lại làm tăng phản chiếu khi bị chiếu đèn trong điều kiện ban đêm tuy nhiên nó lại có ưu điểm là làm giảm giá thành sản xuất. Ảnh: Chiến sĩ Triều Tiên với loại mũ chống đạn cũng được sơn trực tiếp họa tiết ngụy trang lên.Hiện nay có nhiều ý kiến chê trách mũ huấn luyện A2 làm từ nhựa không có khả năng chống đạn, tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều nước vẫn đang duy trì các loại mũ nhựa có chức năng tương tự mũ A2 của Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với mũ nhựa.Bản thân Trung Quốc đã phát triển mẫu mũ QGF-03 của riêng họ với 2 phiên bản là mũ chống đạn làm từ Kevlar và mũ làm từ nhựa để huấn luyện. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với mũ nhựa QGF-03.Việc sử dụng các loại mũ huấn luyện làm từ nhựa khiến cho người lính cảm thấy thoải mái, thoáng mát và nhẹ nhàng hơn mũ chống đạn cộng với việc có giá thành sản xuất rẻ hơn, kích thước và cấu trúc của cả 2 loại mũ không khác gì nhau. Mũ QGF-03 nhựa có mặt ngoài bóng trong khi mũ QGF-03 chống đạn có mặt ngoài nhám, tuy nhiên do cả 2 đều bọc vải ngụy trang nên việc phân biệt bằng mắt thường cũng rất khó. Ảnh: Mũ QGF-03 nhựa và QGF-03 Kevlar. Nguồn: SDMIQuân đội Lào cũng vừa cho ra mắt một loại mũ nhựa tương tự mũ A2 của Việt Nam trong cuộc duyệt binh hồi đầu năm 2019 vừa qua. Ảnh: Khối chiến sĩ Lào với súng tiểu liên Type-56 báng gấp và mũ nhựa kiểu mới.Tuy nhiên loại mũ huấn luyện của Lào sử dụng kiểu dây treo hiện đại hơn loại mũ A2 của Việt Nam với quai cằm 2 dây, đây cũng là kiểu quai cầm của hầu hết loại mũ chống đạn hiện đại hiện nay, cho phép nó cố định mũ khỏi bị xộc xệch trong quá trình vận động của người lính tốt hơn nhiều so với các loại quai cầm kiểu cũ. Ảnh: Khối chiến sĩ Lào duyệt binh hồi đầu năm 2019.Quân đội Campuchia ngoài số lượng mũ chống đạn PASGT do Mỹ chuyển giao và các loại mũ chống đạn Trung Quốc sản xuất thì hiện cũng đang sử dụng nhiều mũ nhựa trong công tác huấn luyện, diễn tập. Ảnh: Chiến sĩ Campuchia với mũ nhựa huấn luyện.Lực lượng cảnh sát Campuchia tương tự cũng trang bị nhiều mũ nhựa huấn luyện, vừa có tính thẩm mỹ cao, đồng bộ vừa có giá thành rẻ. Ảnh: Lực lượn cảnh sát Campuchia với mũ nhựa huấn luyệnQuân đội Việt Nam hiện nay đã có trong trang bị số lượng lớn mũ chống đạn cho các đơn vị đặc biệt cùng với việc tự chủ nghiên cứu chế tạo được mũ chống đạn riêng, tuy nhiên việc duy trì sử dụng loại mũ huấn luyện A2 vẫn là phương án tốt, vừa bảo đảm giá thành, đáp ứng tốt nhu cầu huấn luyện cũng như tính thẩm mỹ, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần sử dụng đến các loại mũ chống đạn. Ảnh: Chiến sĩ hải quân đánh bộ với loại mũ chống đạn nhập khẩu. Video So sánh mũ trận Nga - Mỹ - Đức - Israel - Nguồn: QPVN
Mũ huấn luyện A2 lần đầu tiên được ra mắt trong cuộc diễu binh Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, được các khối chiến sĩ đội thay thế cho mũ cối thường xuyên được nhìn thấy trước đây. Ở thời điểm công bố, người ta thấy được một quân đội nhân dân Việt Nam lột xác với dáng dấp hiện đại, khỏe khoắn. Bề ngoài của loại mũ này rất giống mũ chống đạn PASGT của Mỹ đã đặt ra nghi vấn rằng mũ A2 cũng là một loại mũ chống đạn. Ảnh: Khối chiến sĩ lục quân diễu binh với mũ A2
Tuy nhiên, mũ A2 do Tổng cục hậu cần phối hợp với Tổng cục kỹ thuật nghiên cứu chế tạo với nguyên liệu làm từ nhựa PA độ bền cao. Mũ dùng để huấn luyện, diễn tập, thay thế cho mũ cối vốn đã được Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, với thiết kế hiện đại, thẩm mỹ cao nhưng cũng đáp ứng tốt nhu cầu về kinh tế cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh huấn luyện diễn tập thực binh với mũ A2.
Mũ có vành dày 8-9mm, được chế tạo từ 2 lớp nhựa tổng hợp ốp chồng lên nhau, có tác dụng ngăn mảnh đạn, gạch, đá văng, và không thể chống được đạn. Giá thành sản xuất của mũ rất rẻ, chỉ xấp xỉ 15 USD (hơn 300 nghìn đồng) và có kiểu dáng vô cùng hiện đại, thoáng, nhẹ và bền hơn mũ cối rất nhiều. Mũ A2 được trang bị cho Sĩ quan, chiến sĩ trong hành quân dã ngoại, diễn tập thực binh và huấn luyện. Ảnh: Cấp trên kiểm tra việc mang đeo tư trang, sẵn sàng chiến đấu của chiến sĩ. Nguồn: QĐND.
Đặc biệt, từ sau Lễ diễu binh mừng quốc khánh 2/9/2015 và nhất là sau khi Việt Nam đưa vào trang bị mẫu quân phục dã chiến K-17 kiểu mới, mũ A2 đã không còn dùng vải bọc ngụy trang mà chuyển sang phun trực tiếp màu ngụy trang lên mũ. Ảnh: Chiến sĩ phòng không huấn luyện với kiểu mũ A2 mới.
Loại sơn trực tiếp họa tiết ngụy trang lên mũ hiện nay rất ít nước còn sử dụng, bởi nó không linh hoạt trong việc thay đổi loại họa tiết ngụy trang như là vỏ bọc mũ camo, lại làm tăng phản chiếu khi bị chiếu đèn trong điều kiện ban đêm tuy nhiên nó lại có ưu điểm là làm giảm giá thành sản xuất. Ảnh: Chiến sĩ Triều Tiên với loại mũ chống đạn cũng được sơn trực tiếp họa tiết ngụy trang lên.
Hiện nay có nhiều ý kiến chê trách mũ huấn luyện A2 làm từ nhựa không có khả năng chống đạn, tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều nước vẫn đang duy trì các loại mũ nhựa có chức năng tương tự mũ A2 của Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với mũ nhựa.
Bản thân Trung Quốc đã phát triển mẫu mũ QGF-03 của riêng họ với 2 phiên bản là mũ chống đạn làm từ Kevlar và mũ làm từ nhựa để huấn luyện. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với mũ nhựa QGF-03.
Việc sử dụng các loại mũ huấn luyện làm từ nhựa khiến cho người lính cảm thấy thoải mái, thoáng mát và nhẹ nhàng hơn mũ chống đạn cộng với việc có giá thành sản xuất rẻ hơn, kích thước và cấu trúc của cả 2 loại mũ không khác gì nhau. Mũ QGF-03 nhựa có mặt ngoài bóng trong khi mũ QGF-03 chống đạn có mặt ngoài nhám, tuy nhiên do cả 2 đều bọc vải ngụy trang nên việc phân biệt bằng mắt thường cũng rất khó. Ảnh: Mũ QGF-03 nhựa và QGF-03 Kevlar. Nguồn: SDMI
Quân đội Lào cũng vừa cho ra mắt một loại mũ nhựa tương tự mũ A2 của Việt Nam trong cuộc duyệt binh hồi đầu năm 2019 vừa qua. Ảnh: Khối chiến sĩ Lào với súng tiểu liên Type-56 báng gấp và mũ nhựa kiểu mới.
Tuy nhiên loại mũ huấn luyện của Lào sử dụng kiểu dây treo hiện đại hơn loại mũ A2 của Việt Nam với quai cằm 2 dây, đây cũng là kiểu quai cầm của hầu hết loại mũ chống đạn hiện đại hiện nay, cho phép nó cố định mũ khỏi bị xộc xệch trong quá trình vận động của người lính tốt hơn nhiều so với các loại quai cầm kiểu cũ. Ảnh: Khối chiến sĩ Lào duyệt binh hồi đầu năm 2019.
Quân đội Campuchia ngoài số lượng mũ chống đạn PASGT do Mỹ chuyển giao và các loại mũ chống đạn Trung Quốc sản xuất thì hiện cũng đang sử dụng nhiều mũ nhựa trong công tác huấn luyện, diễn tập. Ảnh: Chiến sĩ Campuchia với mũ nhựa huấn luyện.
Lực lượng cảnh sát Campuchia tương tự cũng trang bị nhiều mũ nhựa huấn luyện, vừa có tính thẩm mỹ cao, đồng bộ vừa có giá thành rẻ. Ảnh: Lực lượn cảnh sát Campuchia với mũ nhựa huấn luyện
Quân đội Việt Nam hiện nay đã có trong trang bị số lượng lớn mũ chống đạn cho các đơn vị đặc biệt cùng với việc tự chủ nghiên cứu chế tạo được mũ chống đạn riêng, tuy nhiên việc duy trì sử dụng loại mũ huấn luyện A2 vẫn là phương án tốt, vừa bảo đảm giá thành, đáp ứng tốt nhu cầu huấn luyện cũng như tính thẩm mỹ, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần sử dụng đến các loại mũ chống đạn. Ảnh: Chiến sĩ hải quân đánh bộ với loại mũ chống đạn nhập khẩu.
Video So sánh mũ trận Nga - Mỹ - Đức - Israel - Nguồn: QPVN