Tàu sân bay USS Ronald Reagan vẫn đang hoạt động trên vùng biển Đông Á bên cạnh nhóm tàu USS Carl Vinson của Mỹ. Với biên chế đủ bao gồm hơn 5.600 thủy thủ và sỹ quan chỉ huy, tàu USS Ronald Reagan cần được nhận tiếp tế thường xuyên trên biển. Ảnh: Thủy thủ trên tàu USS Ronald Reagan bắn dây cáp sang tàu vận tải để kéo hàng tiếp tế lên tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.Hoạt động tiếp tế được diễn ra liên tục mỗi tháng từ 2 tới 3 lần. Không chỉ để nhận các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn để nhận thư từ, bưu phẩm được người nhà binh lính gửi tới. Nguồn ảnh: USNAVY.Quá trình chuyển hàng từ tàu vận tải sang tàu USS Ronald Reagan được diễn ra giữa biển, trong lúc hai tàu đang di chuyển đồng tốc với nhau. Việc chuyển hàng như thế này đòi hỏi những chỉ huy trên cả hai tàu đền phải phối hợp thật ăn ý nhau. Nguồn ảnh: USNAVY.Đây là cách thức chuyển hàng tiếp tế rẻ nhất và hiệu quả nhất nên vẫn được Hải quân Mỹ áp dụng suốt từ chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. So với việc tiếp tế bằng trực thăng, cách thức này hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: USNAVY.Ngoài việc tiếp tế, các lực lượng sỹ quan không quân trên tàu phải luôn kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của máy bay, bảo đảm những máy bay này luôn trong điều kiện tốt nhất, có thể cất cánh bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: USNAVY.Ngoài các sỹ quan kỹ thuật hàng không phải kiểm tra hàng trăm máy bay mỗi ngày, các phi công trên tàu cũng luôn được đặt trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng chờ lệnh. Nguồn ảnh: USNAVY.Bộ phận kỹ thuật khoang máy của tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng vất vả không kém khi họ phải làm việc trong môi trường nóng nực, nhiều tiếng ồn và đôi khi cả ngày cũng không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời lấy một lần. Nguồn ảnh: USNAVY.Là loại tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân nên trên tàu USS Ronald Reagan cũng có một đội kỹ sư hạt nhân chuyên biệt với nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của các lõi phản ứng hạt nhân trên tàu, đảm bảo hệ thống vận hành đúng quy trình và tiến hành can thiệp ngay lập tức khi có sự cố. Nguồn ảnh: USNAVY.Dù được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến, được điều hành thông qua máy tính và tự động hóa. Tuy nhiên công việc của lực lượng thợ máy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng không hề nhàn hạ chút nào, đôi khi họ vẫn phải sử dụng các công cụ hạng nặng để bảo dưỡng cho các bộ phận trên tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.Một bộ phận khác cũng quan trọng không kém gì lực lượng thợ máy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan đó là những kỹ sư hàng không bảo dưỡng các hệ thống dây cáp hãm máy bay khi hạ cánh. Nếu bộ phận này không hoạt động ổn định, tất cả các máy bay trên tàu dù cất cánh được cũng sẽ không thể hạ cánh một cách an toàn được. Nguồn ảnh: USNAVY.Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận khác cũng đòi hỏi phải túc trực hoạt động 24/24 bao gồm lái tàu, radar cảnh giới và hoa tiêu. Dù được trang bị những thiết bị điện tử tối tân nhưng hoa tiêu bằng mắt thường vẫn là những nhân tốt không thể thiếu, đảm bảo các hệ thống điện tử sẽ không bỏ qua bất cứ nhân tốt nào di chuyển xung quanh tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan vẫn đang hoạt động trên vùng biển Đông Á bên cạnh nhóm tàu USS Carl Vinson của Mỹ. Với biên chế đủ bao gồm hơn 5.600 thủy thủ và sỹ quan chỉ huy, tàu USS Ronald Reagan cần được nhận tiếp tế thường xuyên trên biển. Ảnh: Thủy thủ trên tàu USS Ronald Reagan bắn dây cáp sang tàu vận tải để kéo hàng tiếp tế lên tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.
Hoạt động tiếp tế được diễn ra liên tục mỗi tháng từ 2 tới 3 lần. Không chỉ để nhận các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn để nhận thư từ, bưu phẩm được người nhà binh lính gửi tới. Nguồn ảnh: USNAVY.
Quá trình chuyển hàng từ tàu vận tải sang tàu USS Ronald Reagan được diễn ra giữa biển, trong lúc hai tàu đang di chuyển đồng tốc với nhau. Việc chuyển hàng như thế này đòi hỏi những chỉ huy trên cả hai tàu đền phải phối hợp thật ăn ý nhau. Nguồn ảnh: USNAVY.
Đây là cách thức chuyển hàng tiếp tế rẻ nhất và hiệu quả nhất nên vẫn được Hải quân Mỹ áp dụng suốt từ chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. So với việc tiếp tế bằng trực thăng, cách thức này hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: USNAVY.
Ngoài việc tiếp tế, các lực lượng sỹ quan không quân trên tàu phải luôn kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của máy bay, bảo đảm những máy bay này luôn trong điều kiện tốt nhất, có thể cất cánh bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: USNAVY.
Ngoài các sỹ quan kỹ thuật hàng không phải kiểm tra hàng trăm máy bay mỗi ngày, các phi công trên tàu cũng luôn được đặt trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng chờ lệnh. Nguồn ảnh: USNAVY.
Bộ phận kỹ thuật khoang máy của tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng vất vả không kém khi họ phải làm việc trong môi trường nóng nực, nhiều tiếng ồn và đôi khi cả ngày cũng không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời lấy một lần. Nguồn ảnh: USNAVY.
Là loại tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân nên trên tàu USS Ronald Reagan cũng có một đội kỹ sư hạt nhân chuyên biệt với nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của các lõi phản ứng hạt nhân trên tàu, đảm bảo hệ thống vận hành đúng quy trình và tiến hành can thiệp ngay lập tức khi có sự cố. Nguồn ảnh: USNAVY.
Dù được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến, được điều hành thông qua máy tính và tự động hóa. Tuy nhiên công việc của lực lượng thợ máy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng không hề nhàn hạ chút nào, đôi khi họ vẫn phải sử dụng các công cụ hạng nặng để bảo dưỡng cho các bộ phận trên tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.
Một bộ phận khác cũng quan trọng không kém gì lực lượng thợ máy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan đó là những kỹ sư hàng không bảo dưỡng các hệ thống dây cáp hãm máy bay khi hạ cánh. Nếu bộ phận này không hoạt động ổn định, tất cả các máy bay trên tàu dù cất cánh được cũng sẽ không thể hạ cánh một cách an toàn được. Nguồn ảnh: USNAVY.
Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận khác cũng đòi hỏi phải túc trực hoạt động 24/24 bao gồm lái tàu, radar cảnh giới và hoa tiêu. Dù được trang bị những thiết bị điện tử tối tân nhưng hoa tiêu bằng mắt thường vẫn là những nhân tốt không thể thiếu, đảm bảo các hệ thống điện tử sẽ không bỏ qua bất cứ nhân tốt nào di chuyển xung quanh tàu. Nguồn ảnh: USNAVY.