Vào ngày 01/7/2023, lực lượng phòng không Nga đóng tại Berdyansk đã bắn hạ một tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Ukraine, do Anh viện trợ. Và lần đầu tiên Nga thu được gần như nguyên vẹn quả tên lửa, khi nó bị vỡ thành hai nửa.Ngày 05/7/2023, Quân đội Nga tiếp tục công bố một bức ảnh độ phân giải cao khác về tên lửa hành trình Storm Shadow của Ukraine bị bắn hạ; đưa ra bằng chứng đầy đủ về việc tên lửa này bị lực lượng phòng không Nga bắn rơi và bị thu giữ.Do tên lửa Storm Shadow bị bắn rơi còn tương đối nguyên vẹn, nên Nga cũng lần đầu tiên có được bí mật về loại tên lửa này. Có thể nói, đây cũng là lần “hiếm hoi” Quân đội Nga "tóm" được loại tên lửa hành trình phương Tây tối tân nhất, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Ukraine. Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow thực chất là một máy bay không người lái, có dạng hình hộp chữ nhật, được phóng đi từ trên không. Bí mật quan trọng nhất bên trong tên lửa là phần động cơ, hệ thống dẫn đường và đầu đạn.Đầu đạn tên lửa Storm Shadow là loại đầu đạn nối tiếp BROACH, tức là có hai đầu đạn ở phía trước và phía sau. Phía trước là đầu đạn xuyên giáp, theo kiểu nổ lõm, có sức công phá nhỏ, có nhiệm vụ “mở lỗ” trên bề mặt mục tiêu cứng; còn phía sau là đầu đạn có sức nổ mạnh, có thể khoan thẳng vào phía sau mục tiêu và phát nổ. Quân đội Nga chưa bao giờ biết rõ về loại đầu đạn song song BROACH này cũng như các bí mật khác của tên lửa Storm Shadow, phải đến khi tên lửa Storm Shadow bị họ thu giữ, thì bí mật của nó mới được tiết lộ cho cả thế giới. Vào ngày 29/3 vừa qua, hãng tin nhà nước Nga RIA Novosti đã phát đoạn video quay cảnh chuyên gia tên lửa Nga tháo dỡ tên lửa hành trình Storm Shadow, mà họ được thu được của Ukraine. Tuy nhiên không rõ có phải là quả Storm Shadow mà Quân đội Nga bắn hạ ở Berdyansk vào tháng 7 năm ngoái hay không?Trong video, các chuyên gia Nga đã giới thiệu phần đầu đạn BROACH, động cơ phản lực cũng như các vật liệu và một số linh kiện dùng để lắp ráp tên lửa Storm Shadow; bao gồm cả vật liệu composite dùng làm cánh tên lửa. Dựa theo thông tin của video mà RIA Novosti phát hành, tình trạng thân tên lửa Storm Shadow còn gần như nguyên vẹn, có thể suy đoán tên lửa không hoạt động bình thường khi bắn trúng mục tiêu, mà có thể bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga can thiệp, hoặc rơi do “trục trặc kỹ thuật”.Theo thông báo của Nga, lực lượng phòng không của họ đã rất nhiều lần bắn hạ tên lửa Storm Shadow của Ukraine. Nhưng về cơ bản, tên lửa này đã bị bắn hạ trên không trung và phát nổ, nên không có bằng chứng nào cho thấy Quân đội Nga đã đánh chặn thành công Storm Shadow. Chỉ đến khi Nga “minh bạch” việc thu giữ quả tên lửa Storm Shadow vào tháng 7 năm ngoái, thế giới mới công nhận. Và đây là lần đầu tiên Nga công bố quá trình tháo dỡ thân tên lửa Storm Shadow và công khai trên truyền hình. Theo chuyên gia Nga trình bày trong video về tháo dỡ tên lửa Storm Shadow của RIA Novosti cho biết, Nga đã nắm được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của tên lửa Storm Shadow và đang nghiên cứu các kỹ thuật để vô hiệu hóa loại tên lửa này.Cũng theo chuyên gia Nga trong video, Nga đã phát triển loại khí tài để có thể chế áp được loại tên lửa Storm Shadow, khiến tên lửa rơi xuống đất mà không phát nổ. Loại khí tài này sẽ được triển khai ở chiến trường Ukraine trong thời gian tới.Tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp cùng phát triển, các mẫu khác nhau của nó có tầm bắn từ 250 km đến 560 km (mẫu viện trợ cho Ukraine có tầm bắn dưới 250 km), có khả năng tấn công chính xác và cũng có thể được thiết lập để kích nổ chậm.Vương quốc Anh tuyên bố vào tháng 5/2023 rằng, họ sẽ cung cấp loại tên lửa này cho Ukraine. Ngay sau đó, Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng nó trên chiến trường, để tấn công vào các mục tiêu của Nga. Một loại tên lửa hành trình khác của Đức, tương tự như tên lửa Storm Shadow của Anh là Taurus, mà Ukraine đang yêu cầu Berlin cung cấp, hiện đang phải tạm ngừng sản xuất. Thông tin này do ông Thomas Gottschild, người đứng đầu chi nhánh tại Đức của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA công bố. Cho đến nay, khoảng 600 tên lửa Taurus đã được sản xuất tại một nhà máy của công ty MBDA ở bang Bavaria. Tuy nhiên đại diện MBDA cho biết, họ không thể tiếp tục sản xuất, do hiện tại chưa ký thêm được hợp đồng vũ khí với Chính phủ Đức.. Việc có giao tên lửa Taurus cho Ukraine không, thì ông Gottschild từ chối trả lời, do điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ Đức. Tuy nhiên vào giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa khẳng định, lập trường từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine. Thủ tướng Scholz cho biết, tên lửa Taurus không thể sử dụng nếu không có sự hiện diện của Quân đội Đức tại Ukraine. Tuyên bố của ông Scholz được đưa ra chỉ hơn một tuần, sau khi hãng tin RT của Nga công bố đoạn ghi âm, trong đó các sĩ quan cấp cao của Đức thảo luận về khả năng sử dụng tên lửa Taurus để tấn công vào cầu Crimea (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, DW).Video chuyên gia Nga mổ tên lửa Storm Shadow thu được của Ukraine. Nguồn: Sputnik.
Vào ngày 01/7/2023, lực lượng phòng không Nga đóng tại Berdyansk đã bắn hạ một tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Ukraine, do Anh viện trợ. Và lần đầu tiên Nga thu được gần như nguyên vẹn quả tên lửa, khi nó bị vỡ thành hai nửa.
Ngày 05/7/2023, Quân đội Nga tiếp tục công bố một bức ảnh độ phân giải cao khác về tên lửa hành trình Storm Shadow của Ukraine bị bắn hạ; đưa ra bằng chứng đầy đủ về việc tên lửa này bị lực lượng phòng không Nga bắn rơi và bị thu giữ.
Do tên lửa Storm Shadow bị bắn rơi còn tương đối nguyên vẹn, nên Nga cũng lần đầu tiên có được bí mật về loại tên lửa này. Có thể nói, đây cũng là lần “hiếm hoi” Quân đội Nga "tóm" được loại tên lửa hành trình phương Tây tối tân nhất, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Ukraine.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow thực chất là một máy bay không người lái, có dạng hình hộp chữ nhật, được phóng đi từ trên không. Bí mật quan trọng nhất bên trong tên lửa là phần động cơ, hệ thống dẫn đường và đầu đạn.
Đầu đạn tên lửa Storm Shadow là loại đầu đạn nối tiếp BROACH, tức là có hai đầu đạn ở phía trước và phía sau. Phía trước là đầu đạn xuyên giáp, theo kiểu nổ lõm, có sức công phá nhỏ, có nhiệm vụ “mở lỗ” trên bề mặt mục tiêu cứng; còn phía sau là đầu đạn có sức nổ mạnh, có thể khoan thẳng vào phía sau mục tiêu và phát nổ.
Quân đội Nga chưa bao giờ biết rõ về loại đầu đạn song song BROACH này cũng như các bí mật khác của tên lửa Storm Shadow, phải đến khi tên lửa Storm Shadow bị họ thu giữ, thì bí mật của nó mới được tiết lộ cho cả thế giới.
Vào ngày 29/3 vừa qua, hãng tin nhà nước Nga RIA Novosti đã phát đoạn video quay cảnh chuyên gia tên lửa Nga tháo dỡ tên lửa hành trình Storm Shadow, mà họ được thu được của Ukraine. Tuy nhiên không rõ có phải là quả Storm Shadow mà Quân đội Nga bắn hạ ở Berdyansk vào tháng 7 năm ngoái hay không?
Trong video, các chuyên gia Nga đã giới thiệu phần đầu đạn BROACH, động cơ phản lực cũng như các vật liệu và một số linh kiện dùng để lắp ráp tên lửa Storm Shadow; bao gồm cả vật liệu composite dùng làm cánh tên lửa.
Dựa theo thông tin của video mà RIA Novosti phát hành, tình trạng thân tên lửa Storm Shadow còn gần như nguyên vẹn, có thể suy đoán tên lửa không hoạt động bình thường khi bắn trúng mục tiêu, mà có thể bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga can thiệp, hoặc rơi do “trục trặc kỹ thuật”.
Theo thông báo của Nga, lực lượng phòng không của họ đã rất nhiều lần bắn hạ tên lửa Storm Shadow của Ukraine. Nhưng về cơ bản, tên lửa này đã bị bắn hạ trên không trung và phát nổ, nên không có bằng chứng nào cho thấy Quân đội Nga đã đánh chặn thành công Storm Shadow.
Chỉ đến khi Nga “minh bạch” việc thu giữ quả tên lửa Storm Shadow vào tháng 7 năm ngoái, thế giới mới công nhận. Và đây là lần đầu tiên Nga công bố quá trình tháo dỡ thân tên lửa Storm Shadow và công khai trên truyền hình.
Theo chuyên gia Nga trình bày trong video về tháo dỡ tên lửa Storm Shadow của RIA Novosti cho biết, Nga đã nắm được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của tên lửa Storm Shadow và đang nghiên cứu các kỹ thuật để vô hiệu hóa loại tên lửa này.
Cũng theo chuyên gia Nga trong video, Nga đã phát triển loại khí tài để có thể chế áp được loại tên lửa Storm Shadow, khiến tên lửa rơi xuống đất mà không phát nổ. Loại khí tài này sẽ được triển khai ở chiến trường Ukraine trong thời gian tới.
Tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp cùng phát triển, các mẫu khác nhau của nó có tầm bắn từ 250 km đến 560 km (mẫu viện trợ cho Ukraine có tầm bắn dưới 250 km), có khả năng tấn công chính xác và cũng có thể được thiết lập để kích nổ chậm.
Vương quốc Anh tuyên bố vào tháng 5/2023 rằng, họ sẽ cung cấp loại tên lửa này cho Ukraine. Ngay sau đó, Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng nó trên chiến trường, để tấn công vào các mục tiêu của Nga.
Một loại tên lửa hành trình khác của Đức, tương tự như tên lửa Storm Shadow của Anh là Taurus, mà Ukraine đang yêu cầu Berlin cung cấp, hiện đang phải tạm ngừng sản xuất. Thông tin này do ông Thomas Gottschild, người đứng đầu chi nhánh tại Đức của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA công bố.
Cho đến nay, khoảng 600 tên lửa Taurus đã được sản xuất tại một nhà máy của công ty MBDA ở bang Bavaria. Tuy nhiên đại diện MBDA cho biết, họ không thể tiếp tục sản xuất, do hiện tại chưa ký thêm được hợp đồng vũ khí với Chính phủ Đức..
Việc có giao tên lửa Taurus cho Ukraine không, thì ông Gottschild từ chối trả lời, do điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ Đức. Tuy nhiên vào giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa khẳng định, lập trường từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine.
Thủ tướng Scholz cho biết, tên lửa Taurus không thể sử dụng nếu không có sự hiện diện của Quân đội Đức tại Ukraine. Tuyên bố của ông Scholz được đưa ra chỉ hơn một tuần, sau khi hãng tin RT của Nga công bố đoạn ghi âm, trong đó các sĩ quan cấp cao của Đức thảo luận về khả năng sử dụng tên lửa Taurus để tấn công vào cầu Crimea (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, DW).
Video chuyên gia Nga mổ tên lửa Storm Shadow thu được của Ukraine. Nguồn: Sputnik.