Theo hình ảnh vệ tinh được công bố, một số lượng lớn pháo phòng không tự hành Korkut đã được Thổ Nhĩ Kỳ điều đến căn cứ căn cứ không quân Al-Watiya ở phía tây Libya và một số khu vực khác do Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) và Thổ kiểm soát.Không có một tuyên bố nào về lý do quân Thổ tăng cường sức mạnh phòng không đến Libya vào lúc này nhưng động thái này diễn ra sau khi vũ khí và khí tài của của lực lượng này bị tiêm kích MiG-29 liên tiếp phá hủy trong thời gian qua.Theo con số thống kê, hiện đã có ít nhất 10 hệ thống tên lửa phòng MIM-23 HAWK bị phá hủy, hai hệ thống tác chiến điện tử KORAL bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ngoài ra còn có nhiều vũ khí khác cũng Thổ cũng bị phá hủy bởi MiG-29 và Quân đội Quốc gia Libya (LNA).Giới chuyên gia cho rằng, căn cứ vào diễn biến thực tế trên chiến trường có thể thấy, việc Korkut được điều động với số lượng lớn đến Libya nhằm giúp quân Thổ và GNA vá lỗ hổng phòng thủ do loạt MIM-23 HAWK bị phá hủy để lại.Tuy nhiên, nếu dùng Korkut lấp vào chỗ trống của MIM-23 HAWK, tình hình với Thổ có thể còn tồi tệ hơn. Bởi trong khi MIM-23 là hệ thống tên lửa được xếp vào dòng tầm trung có thể đánh chặn những mục tiêu ở khoảng cách 30km thì khả năng của Korkut khá khiêm tốn.Korkut được trang bị một tháp pháo không cần người điều khiển với hai khẩu pháo tự động 35mm của hãng MKEK. Tốc độ bắn của pháo là 1.100 viên/phút/thùng đạn.Một radar kiểm soát hỏa lực 3 chiều được bố trí bên trên phía sau tháp pháo với một thiết bị cảm ứng nhiệt và một máy quay truyền hình ban ngày gắn ở mạn phải. Xe kết nối với các xe mang pháo phòng không bằng sóng vô tuyến băng thông rộng VHF.Với thông số của Korkut được công bố cho thấy, hệ thống phòng không tự hành này rất hiệu quả khi đối phó với mục tiêu tầm thấp và hoạt động ở cự ly gần. Nhưng khi phải đối đầu với những đòn đánh tầm xa từ tiêm kích, Korkut gần như không có cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rất khó cải thiện tình hình một khi dựa vào hệ thống phòng không này.
Theo hình ảnh vệ tinh được công bố, một số lượng lớn pháo phòng không tự hành Korkut đã được Thổ Nhĩ Kỳ điều đến căn cứ căn cứ không quân Al-Watiya ở phía tây Libya và một số khu vực khác do Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) và Thổ kiểm soát.
Không có một tuyên bố nào về lý do quân Thổ tăng cường sức mạnh phòng không đến Libya vào lúc này nhưng động thái này diễn ra sau khi vũ khí và khí tài của của lực lượng này bị tiêm kích MiG-29 liên tiếp phá hủy trong thời gian qua.
Theo con số thống kê, hiện đã có ít nhất 10 hệ thống tên lửa phòng MIM-23 HAWK bị phá hủy, hai hệ thống tác chiến điện tử KORAL bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ngoài ra còn có nhiều vũ khí khác cũng Thổ cũng bị phá hủy bởi MiG-29 và Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Giới chuyên gia cho rằng, căn cứ vào diễn biến thực tế trên chiến trường có thể thấy, việc Korkut được điều động với số lượng lớn đến Libya nhằm giúp quân Thổ và GNA vá lỗ hổng phòng thủ do loạt MIM-23 HAWK bị phá hủy để lại.
Tuy nhiên, nếu dùng Korkut lấp vào chỗ trống của MIM-23 HAWK, tình hình với Thổ có thể còn tồi tệ hơn. Bởi trong khi MIM-23 là hệ thống tên lửa được xếp vào dòng tầm trung có thể đánh chặn những mục tiêu ở khoảng cách 30km thì khả năng của Korkut khá khiêm tốn.
Korkut được trang bị một tháp pháo không cần người điều khiển với hai khẩu pháo tự động 35mm của hãng MKEK. Tốc độ bắn của pháo là 1.100 viên/phút/thùng đạn.
Một radar kiểm soát hỏa lực 3 chiều được bố trí bên trên phía sau tháp pháo với một thiết bị cảm ứng nhiệt và một máy quay truyền hình ban ngày gắn ở mạn phải. Xe kết nối với các xe mang pháo phòng không bằng sóng vô tuyến băng thông rộng VHF.
Với thông số của Korkut được công bố cho thấy, hệ thống phòng không tự hành này rất hiệu quả khi đối phó với mục tiêu tầm thấp và hoạt động ở cự ly gần. Nhưng khi phải đối đầu với những đòn đánh tầm xa từ tiêm kích, Korkut gần như không có cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rất khó cải thiện tình hình một khi dựa vào hệ thống phòng không này.