Hiện nay trong cuộc đua tiêm kích thế hệ mới, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã đưa ra được khái niệm rõ ràng trong khi Nga lại có phần chậm trễ, bởi vậy Moskva cần có bước đi mới nhằm tránh tụt hậu thêm.Đứng trước đòi hỏi cấp thiết, chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu đang được các tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu của Nga bao gồm MiG và Sukhoi tích cực nghiên cứu để sớm chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm.Tuy nhiên thay vì cho ra đời những sản phẩm riêng lẻ, tiêm kích tương lai của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể sẽ được tạo ra dưới thương hiệu chung của hai tập đoàn nói trên.Điều này đã được tiết lộ trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin TASS bởi Giám đốc công nghiệp của tổ hợp hàng không thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Anatoly Serdyukov.Trả lời câu hỏi về tên gọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sẽ được tạo ra, ông Serdyukov nhấn mạnh, việc phát triển chiếc tiêm kích mới đang được thảo luận, cho tới lúc này vẫn chưa có thông tin cụ thể.Tuy nhiên chiếc tiêm kích sẽ được tạo ra dưới thương hiệu chung: "Có lẽ nó sẽ như vậy - một máy bay chiến đấu do MiG và Sukhoi liên kết sản xuất. Nhưng trong khi mọi thứ đang được thảo luận, còn quá sớm để nói về chi tiết", ông Serdyukov nói rõ.Trước đó, Tổng giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay MiG - ông Ilya Tarasenko nói rằng đơn vị của mình và Sukhoi sẽ cùng nhau nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu."Đối thủ của chúng tôi là các nhà sản xuất máy bay của Mỹ và châu Âu. Để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành, chúng ta cần củng cố năng lực tốt nhất hiện có trong các Tập đoàn MiG và Sukhoi nhằm tạo ra tiêm kích thế hệ thứ sáu"."Việc hợp nhất trong khuôn khổ nhiệm vụ và mục tiêu chung là một cơ hội to lớn để tạo ra bước tiến nhảy vọt, đặc biệt khi các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ hội như tại Nga", ông Tarasenko cho biết.Cần nói thêm vào thời điểm tháng 3/2016, ông Dmitry Rogozin - người khi đó giữ cương vị Phó Thủ tướng Nga đã lưu ý rằng phòng thiết kế của Sukhoi đã trình bày công việc sơ bộ "để tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu".Tính năng đặc trưng của chiếc tiêm kích như vậy sẽ bao gồm khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mà không cần sự can thiệp của con người nhờ trang bị trí tuệ nhân tạo.Bên cạnh đó, trên máy bay còn có sự hiện diện của radar quang tử vô tuyến, khả năng phát triển tốc độ siêu thanh và hoạt động trong không gian gần, cũng như sử dụng vũ khí dựa trên những nguyên tắc vật lý mới.Không chỉ có vậy, Cựu Tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ và hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Hạ viện Nga - ông Viktor Bondarev cho biết Không quân Nga sẽ sớm chuyển sang công nghệ thế hệ thứ sáu.Nhưng vẫn phải lưu ý rằng tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu không phải là vấn đề của tương lai gần, việc nghiên cứu phát triển có thể mất nhiều chục năm.Mặc dù vậy, chiếc máy bay sẽ được giới thiệu dưới thương hiệu nào thì điều đó không quan trọng, cốt lõi là nó được ra đời, báo chí Nga kết luận.
Hiện nay trong cuộc đua tiêm kích thế hệ mới, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã đưa ra được khái niệm rõ ràng trong khi Nga lại có phần chậm trễ, bởi vậy Moskva cần có bước đi mới nhằm tránh tụt hậu thêm.
Đứng trước đòi hỏi cấp thiết, chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu đang được các tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu của Nga bao gồm MiG và Sukhoi tích cực nghiên cứu để sớm chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm.
Tuy nhiên thay vì cho ra đời những sản phẩm riêng lẻ, tiêm kích tương lai của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể sẽ được tạo ra dưới thương hiệu chung của hai tập đoàn nói trên.
Điều này đã được tiết lộ trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin TASS bởi Giám đốc công nghiệp của tổ hợp hàng không thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Anatoly Serdyukov.
Trả lời câu hỏi về tên gọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sẽ được tạo ra, ông Serdyukov nhấn mạnh, việc phát triển chiếc tiêm kích mới đang được thảo luận, cho tới lúc này vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Tuy nhiên chiếc tiêm kích sẽ được tạo ra dưới thương hiệu chung: "Có lẽ nó sẽ như vậy - một máy bay chiến đấu do MiG và Sukhoi liên kết sản xuất. Nhưng trong khi mọi thứ đang được thảo luận, còn quá sớm để nói về chi tiết", ông Serdyukov nói rõ.
Trước đó, Tổng giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay MiG - ông Ilya Tarasenko nói rằng đơn vị của mình và Sukhoi sẽ cùng nhau nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
"Đối thủ của chúng tôi là các nhà sản xuất máy bay của Mỹ và châu Âu. Để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành, chúng ta cần củng cố năng lực tốt nhất hiện có trong các Tập đoàn MiG và Sukhoi nhằm tạo ra tiêm kích thế hệ thứ sáu".
"Việc hợp nhất trong khuôn khổ nhiệm vụ và mục tiêu chung là một cơ hội to lớn để tạo ra bước tiến nhảy vọt, đặc biệt khi các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ hội như tại Nga", ông Tarasenko cho biết.
Cần nói thêm vào thời điểm tháng 3/2016, ông Dmitry Rogozin - người khi đó giữ cương vị Phó Thủ tướng Nga đã lưu ý rằng phòng thiết kế của Sukhoi đã trình bày công việc sơ bộ "để tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu".
Tính năng đặc trưng của chiếc tiêm kích như vậy sẽ bao gồm khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mà không cần sự can thiệp của con người nhờ trang bị trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, trên máy bay còn có sự hiện diện của radar quang tử vô tuyến, khả năng phát triển tốc độ siêu thanh và hoạt động trong không gian gần, cũng như sử dụng vũ khí dựa trên những nguyên tắc vật lý mới.
Không chỉ có vậy, Cựu Tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ và hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Hạ viện Nga - ông Viktor Bondarev cho biết Không quân Nga sẽ sớm chuyển sang công nghệ thế hệ thứ sáu.
Nhưng vẫn phải lưu ý rằng tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu không phải là vấn đề của tương lai gần, việc nghiên cứu phát triển có thể mất nhiều chục năm.
Mặc dù vậy, chiếc máy bay sẽ được giới thiệu dưới thương hiệu nào thì điều đó không quan trọng, cốt lõi là nó được ra đời, báo chí Nga kết luận.