Mới đây trên trang chủ của Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về các chiến đấu cơ MiG-35 đang được Không quân Nga thử nghiệm, với cả hai biến thể MiG-35 và MiG-35UB. Nếu vượt qua được các bài kiểm tra cấp nhà nước sắp tới MiG-35 sẽ chính thức được biên chế trong năm 2019. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hiện tại những chiếc MiG-35 đang được thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm bay của Bộ Quốc phòng Nga dưới sự hỗ trợ của các chuyên đến từ Tập đoàn chế tạo máy bay Mikoyan “cha đẻ” của tiêm kích MiG-35. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong quá trình thử nghiệm, các phi công của Không quân Nga sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất của một số hệ thống vũ khí không đối không, không đối đất và các thiết bị điện tử hàng không trên MiG-35. Ngoài ra các chuyến bay thử nghiệm trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau cũng là cách đánh giá sự ổn định về khí động học và khả năng cơ động của chiến đấu cơ MiG này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một trong những bài kiểm tra quan trọng trên MiG-35 là khả năng hoạt động trong điều kiện bị áp chế điện tử mạnh, tuy nhiên chiến đấu cơ này lại dễ dàng vượt qua mọi bài kiểm tra với hệ thống điện tử hàng không hoạt động hết công suất trong suốt thời gian bay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong các chuyến bay chuyên sâu, phi hành đoàn MiG-35 cũng thử nghiệm hệ thống hệ thống radar quét mạng điện tử chủ động Zhuk-AE để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không. Với Zhuk-AE, MiG-35 có thể phát hiện mục tiêu có diện tích lớn hơn 1m2 từ cự ly 160 km. Nó có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công cùng lúc 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Về thiết kế tổng thể MiG-35 có chiều dài cơ bản 17.3 mét; sải cánh 12 mét; chiều cao 4.73 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 29.7 tấn. Phi hành đoàn của MiG-35 là từ 1-2 phi công tùy thuộc vào biến thể, trong đó MiG-35UB là biến thể hai chỗ ngồi duy nhất giành cho nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cận cảnh một chiếc MiG-35 của Không quân Nga với màu sơn ngụy trang xanh da trời đặc trưng như các dòng chiến đấu cơ Sukhoi hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Nếu radar Zhuk-AE được xem là “con mắt” của MiG-35 thì bộ đôi động cơ phản lực Klimov RD-33MK lại là “trái tim” của dòng tiêm kích đa năng này. RD-33MK có công suất mỗi chiếc lên đến 18.285 lbf. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Với bộ đôi động cơ phản lực RD-33MK, MiG-35 có thể đạt tốc độ bay tối đa lên đến 2.400km/h với tầm tác chiến trung bình lên đến hơn 2.000km mà không cần tiếp nhiên liệu. Bản thân MiG-35 cũng được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không do đó tác chiến tầm xa không phải là vấn đề quá lớn đối với chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tiêm kích còn được trang bị hệ thống trinh sát quang-hồng ngoại (IRST) OLS-UEM có thể phát hiện tín hiệu nhiệt của ống xả máy bay từ khoảng cách 55-90km, kể cả của máy bay "tàng hình" thế hệ 5. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Để tăng độ khó trong các bài kiểm tra của MiG-35, các chuyến bay thử nghiệm đều được xây dựng mô phỏng theo các tình huống thực chiến cùng với đó là gây nhiễu điện tử cực mạnh, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của máy bay luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất, kể cả kho vũ khí mà nó đang mang theo trên mình. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mỗi chiếc MiG-35 được trang bị 9 giá treo vũ khí ở hai bên cánh và dưới thân với khả năng mang theo 7 tấn vũ khí vũ khí các loại gồm tên lửa không đối không, không đối đất, các dòng bom tấn công. Đó là còn chưa kể tới khẩu pháo tự động 30mm GSh-30-1 cùng 150 viên đạn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Theo đó tiêm kích đa năng MiG-35 được tạo ra để hoạt động trong môi trường xung đột vũ trang cường độ cao, với hệ thống phòng không dày đặc. Chiến đấu cơ này còn có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau từ trên không, trên mặt đất cho đến trên biển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.MiG-35 còn được trang bị hệ thống phòng thủ trên không mới nhất, với hệ thống trí thông minh nhân tạo, biện pháp đối phó vô tuyến, hệ thống điện tử quang học để phát hiện tên lửa tấn công và chiếu xạ laser, hệ thống rã đông tự động trong radar và hồng ngoại ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mời độc giả xem video: MiG-35 đẹp mê mi tại trung tâm thử nghiệm bay của Bộ Quốc phòng Nga. (nguồn Bộ Quốc phòng Nga)
Mới đây trên trang chủ của Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về các chiến đấu cơ MiG-35 đang được Không quân Nga thử nghiệm, với cả hai biến thể MiG-35 và MiG-35UB. Nếu vượt qua được các bài kiểm tra cấp nhà nước sắp tới MiG-35 sẽ chính thức được biên chế trong năm 2019. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hiện tại những chiếc MiG-35 đang được thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm bay của Bộ Quốc phòng Nga dưới sự hỗ trợ của các chuyên đến từ Tập đoàn chế tạo máy bay Mikoyan “cha đẻ” của tiêm kích MiG-35. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong quá trình thử nghiệm, các phi công của Không quân Nga sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất của một số hệ thống vũ khí không đối không, không đối đất và các thiết bị điện tử hàng không trên MiG-35. Ngoài ra các chuyến bay thử nghiệm trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau cũng là cách đánh giá sự ổn định về khí động học và khả năng cơ động của chiến đấu cơ MiG này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một trong những bài kiểm tra quan trọng trên MiG-35 là khả năng hoạt động trong điều kiện bị áp chế điện tử mạnh, tuy nhiên chiến đấu cơ này lại dễ dàng vượt qua mọi bài kiểm tra với hệ thống điện tử hàng không hoạt động hết công suất trong suốt thời gian bay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong các chuyến bay chuyên sâu, phi hành đoàn MiG-35 cũng thử nghiệm hệ thống hệ thống radar quét mạng điện tử chủ động Zhuk-AE để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không. Với Zhuk-AE, MiG-35 có thể phát hiện mục tiêu có diện tích lớn hơn 1m2 từ cự ly 160 km. Nó có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công cùng lúc 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Về thiết kế tổng thể MiG-35 có chiều dài cơ bản 17.3 mét; sải cánh 12 mét; chiều cao 4.73 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 29.7 tấn. Phi hành đoàn của MiG-35 là từ 1-2 phi công tùy thuộc vào biến thể, trong đó MiG-35UB là biến thể hai chỗ ngồi duy nhất giành cho nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cận cảnh một chiếc MiG-35 của Không quân Nga với màu sơn ngụy trang xanh da trời đặc trưng như các dòng chiến đấu cơ Sukhoi hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Nếu radar Zhuk-AE được xem là “con mắt” của MiG-35 thì bộ đôi động cơ phản lực Klimov RD-33MK lại là “trái tim” của dòng tiêm kích đa năng này. RD-33MK có công suất mỗi chiếc lên đến 18.285 lbf. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Với bộ đôi động cơ phản lực RD-33MK, MiG-35 có thể đạt tốc độ bay tối đa lên đến 2.400km/h với tầm tác chiến trung bình lên đến hơn 2.000km mà không cần tiếp nhiên liệu. Bản thân MiG-35 cũng được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không do đó tác chiến tầm xa không phải là vấn đề quá lớn đối với chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tiêm kích còn được trang bị hệ thống trinh sát quang-hồng ngoại (IRST) OLS-UEM có thể phát hiện tín hiệu nhiệt của ống xả máy bay từ khoảng cách 55-90km, kể cả của máy bay "tàng hình" thế hệ 5. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Để tăng độ khó trong các bài kiểm tra của MiG-35, các chuyến bay thử nghiệm đều được xây dựng mô phỏng theo các tình huống thực chiến cùng với đó là gây nhiễu điện tử cực mạnh, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của máy bay luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất, kể cả kho vũ khí mà nó đang mang theo trên mình. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mỗi chiếc MiG-35 được trang bị 9 giá treo vũ khí ở hai bên cánh và dưới thân với khả năng mang theo 7 tấn vũ khí vũ khí các loại gồm tên lửa không đối không, không đối đất, các dòng bom tấn công. Đó là còn chưa kể tới khẩu pháo tự động 30mm GSh-30-1 cùng 150 viên đạn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo đó tiêm kích đa năng MiG-35 được tạo ra để hoạt động trong môi trường xung đột vũ trang cường độ cao, với hệ thống phòng không dày đặc. Chiến đấu cơ này còn có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau từ trên không, trên mặt đất cho đến trên biển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
MiG-35 còn được trang bị hệ thống phòng thủ trên không mới nhất, với hệ thống trí thông minh nhân tạo, biện pháp đối phó vô tuyến, hệ thống điện tử quang học để phát hiện tên lửa tấn công và chiếu xạ laser, hệ thống rã đông tự động trong radar và hồng ngoại ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mời độc giả xem video: MiG-35 đẹp mê mi tại trung tâm thử nghiệm bay của Bộ Quốc phòng Nga. (nguồn Bộ Quốc phòng Nga)