Theo thông tin từ trang web Bulgarian Military dẫn nguồn từ kênh Telegram thân Nga cho biết, một chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Tên lửa được cho phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31 của Không quân Nga.Overclockers, một cơ quan truyền thông Nga, cũng đã đưa tin về sự kiện này, lấy nguồn thông tin từ kênh Telegram thân Nga có tên “War History”. Mặc dù thời gian của vụ việc không rõ ràng, cả phương tiện truyền thông Nga lẫn kênh Telegram đều không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.Do vậy độ tin cậy của những thông tin về việc MiG-31 của Nga bắn hạ MiG-29 của Ukraine là không chắc chắn, vì gần đây Bộ Quốc phòng Nga không đề cập chi tiết về loại máy bay nào và vũ khí nào của họ bắn rơi chiến đấu cơ của Ukraine; các thông tin chỉ là chung chung.Vậy thông tin về cuộc đối đầu đã được xác nhận giữa MiG-31 và MiG-29 có hợp lý không? Theo giới phân tích quân sự độc lập, thông tin như vậy là đúng. Vì từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, đã có rất nhiều thông tin về việc chiến đấu cơ MiG-31 tham gia chiến đấu tại chiến trường Ukraine. Một sự kiện đáng chú ý được trang Bulgarian Military ghi lại vào tháng 10/2022, thông tin chi tiết một chiếc tiêm kích bom Su-24 của Ukraine, bị một chiếc MiG-31 bắn hạ. Theo các nguồn tin của Nga, tên lửa không đối không RVV-SD (hoặc biến thể R-77) đã được sử dụng trong cuộc không chiến này. Các thông tin từ nguồn của Nga cho biết, phi đội MiG-31 của Không quân Nga thực hiện tuần tra ở khu vực miền Đông Ukraine (do Nga kiểm soát), một phi công của MiG-31 đã phát hiện một máy bay MiG-29 của Ukraine trên radar của mình và phóng một tên lửa không đối không R-37M; mục tiêu bị tiêu diệt.Theo thông tin của trang Overclockers, được biết tên lửa không đối không tầm xa R-37M với tầm hoạt động vượt trội, đã được Không quân Nga trang bị trên MiG-31. MiG-31 đặc biệt trở nên lợi hại khi kết hợp với tên R-37M; sự kết hợp này đã mang đến nhiều ưu thế cho không quân Nga. Theo thông tin của Nga, chiếc MiG-29 của Ukraine đã bị MiG-31 bắn hạ, nhưng phi công vẫn có thể nhảy dù ra ngoài an toàn. Như Overclockers đã mô tả, chiếc MiG-29 bị bốc cháy, nhưng không gây thiệt hại về người và tài sản trên mặt đất.Hiện Không quân Ukraine đang rất thiếu máy bay chiến đấu, trong bối cảnh số lượng máy bay chiến đấu của họ hiện đã cạn kiệt, Không quân Ukraine chỉ còn mong chờ nguồn cung cấp máy bay chiến đấu F-16 từ phương Tây,Theo Hãng tin Anh Reuters, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa thông báo trên mạng xã hội X vào ngày 22/12: "Hôm nay tôi đã thông báo với Tổng thống Zelensky về quyết định của chính phủ chúng tôi, trong việc chuẩn bị chuyển giao 18 tiêm kích F-16 cho Ukraine". Tuy nhiên, mốc thời gian cụ thể về việc chuyển giao chưa được phía Hà Lan tiết lộ.Tháng trước, Hà Lan đã đưa máy bay F-16 của họ tới một cơ sở huấn luyện phi công mới ở Romania. Đây là nơi sẽ đào tạo phi công F-16 cho các nước đồng minh và đối tác khác của Romania, trong đó có Ukraine.Đan Mạch, Na Uy và Bỉ cũng tuyên bố sẽ cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, sau khi Mỹ chấp thuận việc gửi loại tiêm kích này cho Kiev ngay sau khi khóa đào tạo phi công F-16 hoàn tất.Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh thuộc Bộ Quốc phòng Anh (RUSI) công bố trong thời gian gần đây, các cuộc tuần tra của Không quân Nga bằng MiG-31 đã chứng minh hiệu quả cao trong việc đối phó với máy bay chiến đấu của Ukraine. Theo RUSI, tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ không phải là đối thủ của MiG-31BM kết hợp với tên lửa tầm xa R-37M. Báo cáo của RUSI nói rằng, F-16 không thể sánh được với MiG-31 về độ cao, tốc độ hoặc tầm hoạt động. MiG-31 có thể di chuyển với tốc độ Mach 2,5 trong thời gian ngắn và bay ở độ cao khoảng 18 km, tầm hoạt động hơn 700 km.Còn tên lửa Vympel R-37, còn được NATO gọi với tên mã AA-13 Axehead, là một tên lửa không đối không siêu thanh do Nga sản xuất, nổi tiếng với tầm bắn đặc biệt xa. Tên lửa R-37M còn được biết đến với một số tên khác như K-37, Izdeliye 610 (Sản phẩm 610) và RVV-BD (viết tắt của từ “Tên lửa không đối không tầm xa"). Điều thú vị là tên lửa tầm xa này được phát triển từ mẫu tên lửa R-33 tương đối nổi tiếng.Nhiệm vụ của tên lửa R-37M là tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa, đó là các mục tiêu máy bay tiếp dầu trên không, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) và các máy bay trinh sát, giám sát (C4ISTAR) khác.Với tầm bắn siêu xa, tên lửa R-37M bảo đảm an toàn cho máy bay mang phóng nằm ngoài tầm bắn của bất kỳ máy bay chiến đấu nào được giao nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. Janes, một nguồn thông tin quốc phòng rất đáng tin cậy, đã xác định được hai phiên bản của tên lửa này là R-37 và R-37M. Điều thú vị là thiết kế tên lửa R-37M sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, đốt một lần. Tính năng này cho phép tăng phạm vi hoạt động một cách ấn tượng, lên tới con số khổng lồ 300-400 km.Vào năm 2023, Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga, đã tung ra phiên bản xuất khẩu R-37M, được đặt tên là RVV-BD. Tên lửa này có tầm bắn đạt cực đại khoảng 200 kilômét và độ cao bay tối đa của nó là 25 kilômét. Đầu đạn mà nó mang theo nặng khoảng 60 kg.Để tăng tính linh hoạt, tên lửa R-37M được thiết kế để tương thích với nhiều loại máy bay, bao gồm MiG-31, MiG-35, Su-35 và Su-57. Trong khi đó, loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của F-16 là AIM-120D có tầm bắn 180 km, nhưng Ukraine không thể được trang bị loại tên lửa này, mà chỉ là AIM-120, có tầm bắn tối đa 120km.
Theo thông tin từ trang web Bulgarian Military dẫn nguồn từ kênh Telegram thân Nga cho biết, một chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Tên lửa được cho phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31 của Không quân Nga.
Overclockers, một cơ quan truyền thông Nga, cũng đã đưa tin về sự kiện này, lấy nguồn thông tin từ kênh Telegram thân Nga có tên “War History”. Mặc dù thời gian của vụ việc không rõ ràng, cả phương tiện truyền thông Nga lẫn kênh Telegram đều không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.
Do vậy độ tin cậy của những thông tin về việc MiG-31 của Nga bắn hạ MiG-29 của Ukraine là không chắc chắn, vì gần đây Bộ Quốc phòng Nga không đề cập chi tiết về loại máy bay nào và vũ khí nào của họ bắn rơi chiến đấu cơ của Ukraine; các thông tin chỉ là chung chung.
Vậy thông tin về cuộc đối đầu đã được xác nhận giữa MiG-31 và MiG-29 có hợp lý không? Theo giới phân tích quân sự độc lập, thông tin như vậy là đúng. Vì từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, đã có rất nhiều thông tin về việc chiến đấu cơ MiG-31 tham gia chiến đấu tại chiến trường Ukraine.
Một sự kiện đáng chú ý được trang Bulgarian Military ghi lại vào tháng 10/2022, thông tin chi tiết một chiếc tiêm kích bom Su-24 của Ukraine, bị một chiếc MiG-31 bắn hạ. Theo các nguồn tin của Nga, tên lửa không đối không RVV-SD (hoặc biến thể R-77) đã được sử dụng trong cuộc không chiến này.
Các thông tin từ nguồn của Nga cho biết, phi đội MiG-31 của Không quân Nga thực hiện tuần tra ở khu vực miền Đông Ukraine (do Nga kiểm soát), một phi công của MiG-31 đã phát hiện một máy bay MiG-29 của Ukraine trên radar của mình và phóng một tên lửa không đối không R-37M; mục tiêu bị tiêu diệt.
Theo thông tin của trang Overclockers, được biết tên lửa không đối không tầm xa R-37M với tầm hoạt động vượt trội, đã được Không quân Nga trang bị trên MiG-31. MiG-31 đặc biệt trở nên lợi hại khi kết hợp với tên R-37M; sự kết hợp này đã mang đến nhiều ưu thế cho không quân Nga.
Theo thông tin của Nga, chiếc MiG-29 của Ukraine đã bị MiG-31 bắn hạ, nhưng phi công vẫn có thể nhảy dù ra ngoài an toàn. Như Overclockers đã mô tả, chiếc MiG-29 bị bốc cháy, nhưng không gây thiệt hại về người và tài sản trên mặt đất.
Hiện Không quân Ukraine đang rất thiếu máy bay chiến đấu, trong bối cảnh số lượng máy bay chiến đấu của họ hiện đã cạn kiệt, Không quân Ukraine chỉ còn mong chờ nguồn cung cấp máy bay chiến đấu F-16 từ phương Tây,
Theo Hãng tin Anh Reuters, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa thông báo trên mạng xã hội X vào ngày 22/12: "Hôm nay tôi đã thông báo với Tổng thống Zelensky về quyết định của chính phủ chúng tôi, trong việc chuẩn bị chuyển giao 18 tiêm kích F-16 cho Ukraine". Tuy nhiên, mốc thời gian cụ thể về việc chuyển giao chưa được phía Hà Lan tiết lộ.
Tháng trước, Hà Lan đã đưa máy bay F-16 của họ tới một cơ sở huấn luyện phi công mới ở Romania. Đây là nơi sẽ đào tạo phi công F-16 cho các nước đồng minh và đối tác khác của Romania, trong đó có Ukraine.
Đan Mạch, Na Uy và Bỉ cũng tuyên bố sẽ cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, sau khi Mỹ chấp thuận việc gửi loại tiêm kích này cho Kiev ngay sau khi khóa đào tạo phi công F-16 hoàn tất.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh thuộc Bộ Quốc phòng Anh (RUSI) công bố trong thời gian gần đây, các cuộc tuần tra của Không quân Nga bằng MiG-31 đã chứng minh hiệu quả cao trong việc đối phó với máy bay chiến đấu của Ukraine.
Theo RUSI, tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ không phải là đối thủ của MiG-31BM kết hợp với tên lửa tầm xa R-37M. Báo cáo của RUSI nói rằng, F-16 không thể sánh được với MiG-31 về độ cao, tốc độ hoặc tầm hoạt động. MiG-31 có thể di chuyển với tốc độ Mach 2,5 trong thời gian ngắn và bay ở độ cao khoảng 18 km, tầm hoạt động hơn 700 km.
Còn tên lửa Vympel R-37, còn được NATO gọi với tên mã AA-13 Axehead, là một tên lửa không đối không siêu thanh do Nga sản xuất, nổi tiếng với tầm bắn đặc biệt xa.
Tên lửa R-37M còn được biết đến với một số tên khác như K-37, Izdeliye 610 (Sản phẩm 610) và RVV-BD (viết tắt của từ “Tên lửa không đối không tầm xa"). Điều thú vị là tên lửa tầm xa này được phát triển từ mẫu tên lửa R-33 tương đối nổi tiếng.
Nhiệm vụ của tên lửa R-37M là tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa, đó là các mục tiêu máy bay tiếp dầu trên không, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) và các máy bay trinh sát, giám sát (C4ISTAR) khác.
Với tầm bắn siêu xa, tên lửa R-37M bảo đảm an toàn cho máy bay mang phóng nằm ngoài tầm bắn của bất kỳ máy bay chiến đấu nào được giao nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. Janes, một nguồn thông tin quốc phòng rất đáng tin cậy, đã xác định được hai phiên bản của tên lửa này là R-37 và R-37M.
Điều thú vị là thiết kế tên lửa R-37M sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, đốt một lần. Tính năng này cho phép tăng phạm vi hoạt động một cách ấn tượng, lên tới con số khổng lồ 300-400 km.
Vào năm 2023, Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga, đã tung ra phiên bản xuất khẩu R-37M, được đặt tên là RVV-BD. Tên lửa này có tầm bắn đạt cực đại khoảng 200 kilômét và độ cao bay tối đa của nó là 25 kilômét. Đầu đạn mà nó mang theo nặng khoảng 60 kg.
Để tăng tính linh hoạt, tên lửa R-37M được thiết kế để tương thích với nhiều loại máy bay, bao gồm MiG-31, MiG-35, Su-35 và Su-57. Trong khi đó, loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của F-16 là AIM-120D có tầm bắn 180 km, nhưng Ukraine không thể được trang bị loại tên lửa này, mà chỉ là AIM-120, có tầm bắn tối đa 120km.