Hiện nay, chiếm phần lớn trong lực lượng Không quân Hàn Quốc là số máy bay chiến đấu đa năng F-16C; trong khi đó, Không quân Triều Tiên cũng sở hữu một số lượng tương đối lớn MiG-23; đây đều là những máy bay chiến đấu một động cơ, được thiết kế vào thập niên 1970.Khi mới ra đời, cả tiêm kích F-16A và MiG-23 Flogger-A đều không được đánh giá cao về tính năng theo những tiêu chuẩn hiện nay. Tuy nhiên qua thời gian, cả hai loại máy bay đều được hiện đại hóa đáng kể (nhất là F-16), giúp chúng vẫn có thể đáp ứng yêu cầu không chiến hiện đại.Các biến thể nâng cấp sau này của cả chiến đấu cơ MiG-23 và F-16, đều có tính năng vượt trội hơn đáng kể so với phiên bản ban đầu, như khả năng quan sát ngoài tầm nhìn, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, radar mới, máy thu cảnh báo radar và khả năng sử dụng tên lửa không đối không tiên tiến như AIM-120C của Mỹ và R-27 của Nga.Một số phiên bản của MiG-23 đã được sửa đổi để có thể sử dụng tên lửa tầm xa R-77, được dẫn đường bằng radar chủ động của Nga, có tính năng hiện đại hơn tên lửa R-27. Tuy nhiên chưa có thông tin nào cho thấy, số máy bay MiG-23 của Triều Tiên đã tích hợp các tên lửa này.Những phiên bản MiG-23 hoặc F-16, mà Liên Xô và Mỹ, bán cho một số khách hàng thuộc thế giới thứ ba, như Iraq, Libya và Indonesia, đều bị cắt giảm mạnh nhiều tính năng. Trong khi đó, những phiên bản xuất khẩu cho Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, đều có tính năng gần tương đương với phiên bản gốc.Mặc dù MiG-23 đã bị "tai tiếng" trong các lực lượng không quân của Syria và Iraq, trong các cuộc chiến tranh ở Trung Đông; nhưng máy bay chiến đấu MiG-23 vẫn tỏ ra rất đáng gờm, khi các biến thể vượt trội được Không quân Cuba sử dụng để chống lại các lực lượng Nam Phi tại Angola. Và Không quân Triều Tiên, ít nhất cũng sẽ thể hiện tốt như vậy, nếu không muốn nói là hơn thế nữa.So sánh hiệu suất của MiG-23 với F-16, MiG-23 có bán kính chiến đấu 600 km và F-16 là 550 km; với bán kính hoạt động như vậy, thoải mái cho cả hai loại máy bay, phủ tầm bao quát trên phần lớn Bán đảo Triều Tiên.Cả hai động cơ phản lực R-35-300 của MiG-23 và phản lực cánh quạt F110 của F-16C đều cho lực đẩy 127 kN; tuy nhiên trọng lượng của MiG-23 chỉ bằng khoảng 80% so với F-16, nghĩa là MiG-23 vẫn giữ được một tỷ lệ lực đẩy/ trọng lượng vượt trội đáng kể.Lực quá tải tối đa (G) của MiG-23 là 5,5 so với F-16 là 9, lý do là khung thân của F-16 có cấu tạo vững chắc hơn; cùng với phần mềm điều khiển bay, cho phép F-16 có những pha cơ động "cực đoan", mà phi công không phải có trình độ quá cao.Còn MiG-23 do hai cánh chính có thể thay đổi góc cánh (cánh cụp- cánh xòe), mặc dù khá phức tạp trong bảo dưỡng, nhưng cho MiG-23 có khả năng cơ động ở những góc hẹp hơn, nên đặc biệt hữu ích trong giao tranh cận chiến.Trên một số khía cạnh khác của hiệu suất bay, MiG-23 dường như vẫn giữ được một số lợi thế so với F-16, do trần bay cao hơn (18,5 km), mang lại lợi thế đáng kể so với tiêm kích F-16C có giới hạn độ cao xấp xỉ 15,5km.MiG-23 có thể là máy bay chiến đấu một động cơ nhanh nhất từng được thiết kế, tốc độ và có thể đạt Mach 2,35; trong đó F-16 chỉ có thể đạt tốc độ Mach 2 trở xuống. Mặc dù F-16 gặp bất lợi về tốc độ và trần bay, nhưng bù lại, F-16 được bù đắp rất nhiều, trong các tính năng khác.Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Triều Tiên không có cơ hội tiếp cận rộng rãi với các công nghệ mới nhất của Nga, để nâng cấp số MiG-23 của họ; trong khi đó, số F-16 của Hàn Quốc đã được nâng cấp mạnh về các hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến và vũ khí dẫn đường.Một trong những nâng cấp đáng chú ý nhất của F-16, là sử dụng tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120C; đây là loại tên lửa không đối không, tầm bắn 105 km, có khả năng "bắn và quên" rất tiên tiến. Với AIM-120C, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Syria.Mặc dù theo một số thông tin cho rằng, số MiG-23 của Bình Nhưỡng được trang bị các biến thể cũ hơn của tên lửa R-27ER, có tầm bắn đến 130km và đầu đạn nặng hơn, nhưng khả năng dẫn đường kém hơn của AIM-120C; có nghĩa là F-16 sẽ giữ được lợi thế hơn một chút trong phạm vi 105 km.Theo các phân tích quân sự của Liên Xô, từ những năm 1980, Liên Xô tự tin vào khả năng của MiG-23, hoàn toàn có thể đủ sức đương đầu F-16; họ chỉ khuyến cáo MiG-23 không nên giao chiến với những chiếc F-15 hạng nặng, và có tính năng vượt trội, so với tất cả các chiến đấu cơ hạng nhẹ một động cơ khi đó.Minh chứng cho quan điểm này, Không quân Syria được cho là đã bắn rơi 5 chiếc F-16 của không quân Israel, trong các cuộc đụng độ với Không quân Israel, chỉ riêng vào tháng 6/1982; mặc dù Syria chỉ được trang bị những chiếc MiG-23, kém tính năng hơn hẳn phiên bản gốc. Tuy nhiên MiG-23 của Syria, cũng thua đau trước F-15 của Israel.Với thiết kế cánh xuôi đơn giản, khiến F-16 dễ điều khiển, chi phí khai thác và bảo dưỡng thấp, thuận lợi trong huấn luyện phi công so với MiG-23. Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên nếu nổ ra, sân bay sẽ là mục tiêu đánh phá của tên lửa Triều Tiên, nên các yêu cầu bảo dưỡng thấp như F-16 vẫn là lợi thế rất lớn.Nhưng nhược điểm trên của MiG-23 lại được bù đắp phần nào, nhờ khả năng cất và hạ cánh từ các đường băng ngắn và dã chiến; tính năng mà F-16 không bao giờ được thiết kế.Mặc dù lợi thế của F-16 không áp đảo so với MiG-23, nhưng F-16 của Hàn Quốc có khả năng chiếm ưu thế so với MiG-23 của Triều Tiên, do số F-16 của Hàn Quốc được thường xuyên nâng cấp; đồng thời trong chiến đấu, F-16 của Hàn Quốc, được hỗ trợ tốt hơn từ các phương tiện như máy bay cảnh báo sớm và các radar công suất lớn.Bên cạnh đó, phi công chiến đấu của Hàn Quốc được huấn luyện tốt hơn phi công chiến đấu Triều Tiên; đó cũng là một lợi thế tăng thêm của F-16. Tuy nhiên sự bất lợi về công nghệ, lại là lý do để Triều Tiên đầu tư mạnh vào lĩnh vực "phi đối xứng", nhằm đấu lại các phương tiện trên không của Hàn Quốc.Triều Tiên đã phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo, để vô hiệu hóa các căn cứ không quân trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến. Nếu không có những hầm cất dấu tốt, thì số F-16 của Hàn Quốc, dẫu vượt trội tính năng, cũng khó "còn cơ hội", để đương đầu với máy bay chiến đấu Triều Tiên. Nguồn ảnh: Flickr. Cận cảnh chiến đấu cơ MiG-23 của Không quân Triều Tiên. Nguồn: KCNA.
Hiện nay, chiếm phần lớn trong lực lượng Không quân Hàn Quốc là số máy bay chiến đấu đa năng F-16C; trong khi đó, Không quân Triều Tiên cũng sở hữu một số lượng tương đối lớn MiG-23; đây đều là những máy bay chiến đấu một động cơ, được thiết kế vào thập niên 1970.
Khi mới ra đời, cả tiêm kích F-16A và MiG-23 Flogger-A đều không được đánh giá cao về tính năng theo những tiêu chuẩn hiện nay. Tuy nhiên qua thời gian, cả hai loại máy bay đều được hiện đại hóa đáng kể (nhất là F-16), giúp chúng vẫn có thể đáp ứng yêu cầu không chiến hiện đại.
Các biến thể nâng cấp sau này của cả chiến đấu cơ MiG-23 và F-16, đều có tính năng vượt trội hơn đáng kể so với phiên bản ban đầu, như khả năng quan sát ngoài tầm nhìn, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, radar mới, máy thu cảnh báo radar và khả năng sử dụng tên lửa không đối không tiên tiến như AIM-120C của Mỹ và R-27 của Nga.
Một số phiên bản của MiG-23 đã được sửa đổi để có thể sử dụng tên lửa tầm xa R-77, được dẫn đường bằng radar chủ động của Nga, có tính năng hiện đại hơn tên lửa R-27. Tuy nhiên chưa có thông tin nào cho thấy, số máy bay MiG-23 của Triều Tiên đã tích hợp các tên lửa này.
Những phiên bản MiG-23 hoặc F-16, mà Liên Xô và Mỹ, bán cho một số khách hàng thuộc thế giới thứ ba, như Iraq, Libya và Indonesia, đều bị cắt giảm mạnh nhiều tính năng. Trong khi đó, những phiên bản xuất khẩu cho Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, đều có tính năng gần tương đương với phiên bản gốc.
Mặc dù MiG-23 đã bị "tai tiếng" trong các lực lượng không quân của Syria và Iraq, trong các cuộc chiến tranh ở Trung Đông; nhưng máy bay chiến đấu MiG-23 vẫn tỏ ra rất đáng gờm, khi các biến thể vượt trội được Không quân Cuba sử dụng để chống lại các lực lượng Nam Phi tại Angola. Và Không quân Triều Tiên, ít nhất cũng sẽ thể hiện tốt như vậy, nếu không muốn nói là hơn thế nữa.
So sánh hiệu suất của MiG-23 với F-16, MiG-23 có bán kính chiến đấu 600 km và F-16 là 550 km; với bán kính hoạt động như vậy, thoải mái cho cả hai loại máy bay, phủ tầm bao quát trên phần lớn Bán đảo Triều Tiên.
Cả hai động cơ phản lực R-35-300 của MiG-23 và phản lực cánh quạt F110 của F-16C đều cho lực đẩy 127 kN; tuy nhiên trọng lượng của MiG-23 chỉ bằng khoảng 80% so với F-16, nghĩa là MiG-23 vẫn giữ được một tỷ lệ lực đẩy/ trọng lượng vượt trội đáng kể.
Lực quá tải tối đa (G) của MiG-23 là 5,5 so với F-16 là 9, lý do là khung thân của F-16 có cấu tạo vững chắc hơn; cùng với phần mềm điều khiển bay, cho phép F-16 có những pha cơ động "cực đoan", mà phi công không phải có trình độ quá cao.
Còn MiG-23 do hai cánh chính có thể thay đổi góc cánh (cánh cụp- cánh xòe), mặc dù khá phức tạp trong bảo dưỡng, nhưng cho MiG-23 có khả năng cơ động ở những góc hẹp hơn, nên đặc biệt hữu ích trong giao tranh cận chiến.
Trên một số khía cạnh khác của hiệu suất bay, MiG-23 dường như vẫn giữ được một số lợi thế so với F-16, do trần bay cao hơn (18,5 km), mang lại lợi thế đáng kể so với tiêm kích F-16C có giới hạn độ cao xấp xỉ 15,5km.
MiG-23 có thể là máy bay chiến đấu một động cơ nhanh nhất từng được thiết kế, tốc độ và có thể đạt Mach 2,35; trong đó F-16 chỉ có thể đạt tốc độ Mach 2 trở xuống. Mặc dù F-16 gặp bất lợi về tốc độ và trần bay, nhưng bù lại, F-16 được bù đắp rất nhiều, trong các tính năng khác.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Triều Tiên không có cơ hội tiếp cận rộng rãi với các công nghệ mới nhất của Nga, để nâng cấp số MiG-23 của họ; trong khi đó, số F-16 của Hàn Quốc đã được nâng cấp mạnh về các hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến và vũ khí dẫn đường.
Một trong những nâng cấp đáng chú ý nhất của F-16, là sử dụng tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120C; đây là loại tên lửa không đối không, tầm bắn 105 km, có khả năng "bắn và quên" rất tiên tiến. Với AIM-120C, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Syria.
Mặc dù theo một số thông tin cho rằng, số MiG-23 của Bình Nhưỡng được trang bị các biến thể cũ hơn của tên lửa R-27ER, có tầm bắn đến 130km và đầu đạn nặng hơn, nhưng khả năng dẫn đường kém hơn của AIM-120C; có nghĩa là F-16 sẽ giữ được lợi thế hơn một chút trong phạm vi 105 km.
Theo các phân tích quân sự của Liên Xô, từ những năm 1980, Liên Xô tự tin vào khả năng của MiG-23, hoàn toàn có thể đủ sức đương đầu F-16; họ chỉ khuyến cáo MiG-23 không nên giao chiến với những chiếc F-15 hạng nặng, và có tính năng vượt trội, so với tất cả các chiến đấu cơ hạng nhẹ một động cơ khi đó.
Minh chứng cho quan điểm này, Không quân Syria được cho là đã bắn rơi 5 chiếc F-16 của không quân Israel, trong các cuộc đụng độ với Không quân Israel, chỉ riêng vào tháng 6/1982; mặc dù Syria chỉ được trang bị những chiếc MiG-23, kém tính năng hơn hẳn phiên bản gốc. Tuy nhiên MiG-23 của Syria, cũng thua đau trước F-15 của Israel.
Với thiết kế cánh xuôi đơn giản, khiến F-16 dễ điều khiển, chi phí khai thác và bảo dưỡng thấp, thuận lợi trong huấn luyện phi công so với MiG-23. Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên nếu nổ ra, sân bay sẽ là mục tiêu đánh phá của tên lửa Triều Tiên, nên các yêu cầu bảo dưỡng thấp như F-16 vẫn là lợi thế rất lớn.
Nhưng nhược điểm trên của MiG-23 lại được bù đắp phần nào, nhờ khả năng cất và hạ cánh từ các đường băng ngắn và dã chiến; tính năng mà F-16 không bao giờ được thiết kế.
Mặc dù lợi thế của F-16 không áp đảo so với MiG-23, nhưng F-16 của Hàn Quốc có khả năng chiếm ưu thế so với MiG-23 của Triều Tiên, do số F-16 của Hàn Quốc được thường xuyên nâng cấp; đồng thời trong chiến đấu, F-16 của Hàn Quốc, được hỗ trợ tốt hơn từ các phương tiện như máy bay cảnh báo sớm và các radar công suất lớn.
Bên cạnh đó, phi công chiến đấu của Hàn Quốc được huấn luyện tốt hơn phi công chiến đấu Triều Tiên; đó cũng là một lợi thế tăng thêm của F-16. Tuy nhiên sự bất lợi về công nghệ, lại là lý do để Triều Tiên đầu tư mạnh vào lĩnh vực "phi đối xứng", nhằm đấu lại các phương tiện trên không của Hàn Quốc.
Triều Tiên đã phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo, để vô hiệu hóa các căn cứ không quân trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến. Nếu không có những hầm cất dấu tốt, thì số F-16 của Hàn Quốc, dẫu vượt trội tính năng, cũng khó "còn cơ hội", để đương đầu với máy bay chiến đấu Triều Tiên. Nguồn ảnh: Flickr.
Cận cảnh chiến đấu cơ MiG-23 của Không quân Triều Tiên. Nguồn: KCNA.