Như chúng ta đã biết, năm 2015, KQND Việt Nam đã chào tạm biệt toàn bộ các máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại có trong biên chế sau 50 năm tích cực hoạt động và giúp phi công không quân ta lập nên nhiều chiến công vang dội khắp thế giới.MiG-21 ra đi để lại khoảng trống rất lớn về lực lượng tiêm kích phòng không bảo vệ bầu trời đất nước. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng, MiG-21 đã hết hạn sử dụng, bên cạnh đó linh kiện của dòng máy bay này khan hiếm dần khi Nga không còn sản xuất phụ kiện cũ.Đặc biệt, một trong những mấu chốt nâng cánh MiG-21 lên trời là động cơ turbojet Tumansky R-25-300 (phiên bản MiG-21bis, trong khi MiG-21MF sử dụng loại R-13-300) đã không còn được sản xuất trên thế giới, không còn linh kiện thay thế. Chưa kể tuổi thọ động cơ chỉ có 500 giờ bay, quá ít.Có thể khung thân máy bay, các trang bị điện tử vẫn còn thời hạn và sử dụng tốt, nhưng nếu động cơ hết hạn thì coi như cũng bỏ máy bay. Không loại trừ khả năng một phần số MiG-21 của chúng ta nằm ở trường hợp nay.Giải pháp duy nhất để đưa MiG-21 trở lại bầu trời là thay động cơ mới cho chúng. Vấn đề là kích hoạt dây chuyền R-25-300 là hoàn toàn không khả thi. Vậy, liệu có loại động cơ hiện đại nào phù hợp với MiG-21?Thật may, câu trả lời là có, và nước Nga đã làm được, họ có phương án để giúp MiG-21 kéo dài thời gian phục vụ thêm ít nhất 20 năm nữa, tính từ bây giờ. Mọi thứ hoàn toàn có thể, vấn đề còn lại chỉ là kinh phí mà thôi.Đó là phương án nâng cấp MiG-21-97 – một bước cải tiến sâu hơn và mạnh hơn từ phương án MiG-21-93 nổi tiếng do Nga thực hiện. Ấn Độ đã từng hiện đại hóa hơn trăm chiếc MiG-21 lên chuẩn 93 (tên gọi khác là Bison) nhưng không thay động cơ mới mà vẫn giữ R-25-300.Cụ thể, MiG-21-97 sẽ được tái trang bị động cơ Turbofan Klimov RD-33 của dòng máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG-29. Động cơ này được phát triển từ năm 1968, sản xuất hàng loạt năm 1981, các phiên bản hiện đại của chúng vẫn còn sản xuất đến ngày nay cho cả thế hệ MiG-35 tối tân.Động cơ được thử nghiệm trong môi các trường khác nhau từ -60 đến 60 °C và thậm chí có khi nhiệt độ lên tới 200 °C, tiêu chuẩn của động cơ là 1500 km/h ở độ cao 11.000 m, tốc độ tối thiểu 350 km/h ở độ cao 15000 m và 300 km/h ở độ cao thấp hơn 15000 m. Động cơ có thể hoạt động ở tốc độ 1700 km/h và đạt độ cao 20000 m và trần để động cơ vẫn hoạt động là 21500 m.Phiên bản mới nhất là động cơ RD-33MK có thời gian sử dụng lên tới 4.000 giờ bay (so với 1.000 giờ bay thế hệ đầu tiên), lực đẩy cơ bản tăng thêm 1.145 kg và khi đốt sau thêm 9.000 kg. RD-33MK giảm khả năng phát xạ hồng ngoại, ánh sáng và không tạo khói khi hoạt động cũng như hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng điện tử. Đặc biệt, kích thước và trọng lượng RD-33MK giữ nguyên so với nguyên bản.Với trọng lượng nhẹ hơn MiG-29, trong khi trang bị động cơ khỏe hơn R-25-300, MiG-21 thừa khả năng giữ nguyên tham số kỹ thuật ban đầu của chúng. Thậm chí, khả năng cơ động có khi còn được tăng hơn thế nữa.Sau nâng cấp động cơ, khách hàng có thể tùy chọn các phương án hiện có để hồi sinh các bộ phận còn lại của MiG-21, biến chúng thành tiêm kích thế hệ 4 thực thụ.Đầu tiên là hệ thống điện tử analog sẽ được thay thế bằng công nghệ kỹ thuật số, các màn hình LCD màu sẽ thay thế hoàn toàn đồng hồ cơ học.Radar RP-21/22 cự ly “từ mắt tới mũi” sẽ được thay bởi radar Kopyo – phiên bản của loại Zhuk trang bị cho MiG-29. Kopyo có khả năng theo dõi 8 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 2 mục tiêu cùng lúc bằng tên lửa tầm xa.Về vũ khí, trong nhiệm vụ không đối không MiG-21 thế hệ 4 mang tối đa 4 tên lửa dẫn đường radar chủ động RVV-AE (R-77, tầm bắn 80-100km) hoặc 4 tên lửa tầm nhiệt siêu nhạy R-73E. Trong nhiệm vụ đối đất, MiG-21 từ nay không chỉ mang được "bom ngu" mà còn bom thông minh KAB-500Kr (tối đa 2 quả), hoặc tên lửa chống radar Kh-25MP (2 quả) hoặc tên lửa chống hạm Kh-31A, Kh-35 (tối đa 1 quả). Video MiG-17 Việt Nam hạ gục Thần Sấm F-105 Mỹ năm 1965 như thế nào? - Nguồn: QPVN
Như chúng ta đã biết, năm 2015, KQND Việt Nam đã chào tạm biệt toàn bộ các máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại có trong biên chế sau 50 năm tích cực hoạt động và giúp phi công không quân ta lập nên nhiều chiến công vang dội khắp thế giới.
MiG-21 ra đi để lại khoảng trống rất lớn về lực lượng tiêm kích phòng không bảo vệ bầu trời đất nước. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng, MiG-21 đã hết hạn sử dụng, bên cạnh đó linh kiện của dòng máy bay này khan hiếm dần khi Nga không còn sản xuất phụ kiện cũ.
Đặc biệt, một trong những mấu chốt nâng cánh MiG-21 lên trời là động cơ turbojet Tumansky R-25-300 (phiên bản MiG-21bis, trong khi MiG-21MF sử dụng loại R-13-300) đã không còn được sản xuất trên thế giới, không còn linh kiện thay thế. Chưa kể tuổi thọ động cơ chỉ có 500 giờ bay, quá ít.
Có thể khung thân máy bay, các trang bị điện tử vẫn còn thời hạn và sử dụng tốt, nhưng nếu động cơ hết hạn thì coi như cũng bỏ máy bay. Không loại trừ khả năng một phần số MiG-21 của chúng ta nằm ở trường hợp nay.
Giải pháp duy nhất để đưa MiG-21 trở lại bầu trời là thay động cơ mới cho chúng. Vấn đề là kích hoạt dây chuyền R-25-300 là hoàn toàn không khả thi. Vậy, liệu có loại động cơ hiện đại nào phù hợp với MiG-21?
Thật may, câu trả lời là có, và nước Nga đã làm được, họ có phương án để giúp MiG-21 kéo dài thời gian phục vụ thêm ít nhất 20 năm nữa, tính từ bây giờ. Mọi thứ hoàn toàn có thể, vấn đề còn lại chỉ là kinh phí mà thôi.
Đó là phương án nâng cấp MiG-21-97 – một bước cải tiến sâu hơn và mạnh hơn từ phương án MiG-21-93 nổi tiếng do Nga thực hiện. Ấn Độ đã từng hiện đại hóa hơn trăm chiếc MiG-21 lên chuẩn 93 (tên gọi khác là Bison) nhưng không thay động cơ mới mà vẫn giữ R-25-300.
Cụ thể, MiG-21-97 sẽ được tái trang bị động cơ Turbofan Klimov RD-33 của dòng máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG-29. Động cơ này được phát triển từ năm 1968, sản xuất hàng loạt năm 1981, các phiên bản hiện đại của chúng vẫn còn sản xuất đến ngày nay cho cả thế hệ MiG-35 tối tân.
Động cơ được thử nghiệm trong môi các trường khác nhau từ -60 đến 60 °C và thậm chí có khi nhiệt độ lên tới 200 °C, tiêu chuẩn của động cơ là 1500 km/h ở độ cao 11.000 m, tốc độ tối thiểu 350 km/h ở độ cao 15000 m và 300 km/h ở độ cao thấp hơn 15000 m. Động cơ có thể hoạt động ở tốc độ 1700 km/h và đạt độ cao 20000 m và trần để động cơ vẫn hoạt động là 21500 m.
Phiên bản mới nhất là động cơ RD-33MK có thời gian sử dụng lên tới 4.000 giờ bay (so với 1.000 giờ bay thế hệ đầu tiên), lực đẩy cơ bản tăng thêm 1.145 kg và khi đốt sau thêm 9.000 kg. RD-33MK giảm khả năng phát xạ hồng ngoại, ánh sáng và không tạo khói khi hoạt động cũng như hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng điện tử. Đặc biệt, kích thước và trọng lượng RD-33MK giữ nguyên so với nguyên bản.
Với trọng lượng nhẹ hơn MiG-29, trong khi trang bị động cơ khỏe hơn R-25-300, MiG-21 thừa khả năng giữ nguyên tham số kỹ thuật ban đầu của chúng. Thậm chí, khả năng cơ động có khi còn được tăng hơn thế nữa.
Sau nâng cấp động cơ, khách hàng có thể tùy chọn các phương án hiện có để hồi sinh các bộ phận còn lại của MiG-21, biến chúng thành tiêm kích thế hệ 4 thực thụ.
Đầu tiên là hệ thống điện tử analog sẽ được thay thế bằng công nghệ kỹ thuật số, các màn hình LCD màu sẽ thay thế hoàn toàn đồng hồ cơ học.
Radar RP-21/22 cự ly “từ mắt tới mũi” sẽ được thay bởi radar Kopyo – phiên bản của loại Zhuk trang bị cho MiG-29. Kopyo có khả năng theo dõi 8 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 2 mục tiêu cùng lúc bằng tên lửa tầm xa.
Về vũ khí, trong nhiệm vụ không đối không MiG-21 thế hệ 4 mang tối đa 4 tên lửa dẫn đường radar chủ động RVV-AE (R-77, tầm bắn 80-100km) hoặc 4 tên lửa tầm nhiệt siêu nhạy R-73E. Trong nhiệm vụ đối đất, MiG-21 từ nay không chỉ mang được "bom ngu" mà còn bom thông minh KAB-500Kr (tối đa 2 quả), hoặc tên lửa chống radar Kh-25MP (2 quả) hoặc tên lửa chống hạm Kh-31A, Kh-35 (tối đa 1 quả).
Video MiG-17 Việt Nam hạ gục Thần Sấm F-105 Mỹ năm 1965 như thế nào? - Nguồn: QPVN