Truyền thông mạng xã hội Syria mới đây đăng tải hình ảnh tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E tại căn cứ bí mật của Quân đội Syria. Đó là điều rất may mắn với Quân đội Syria nói chung và không quân Syria nói riêng khi mà các tên lửa Buk-M2E rất nguy hiểm vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Trong khi đó, vô số các tổ hợp tên lửa vác vai, tên lửa tầm thấp Osa, thậm chí cả loại tầm trung S-125 Pechora đã rơi vào tay phiến quân. Nguồn ảnh: Armies and WeaponTrong ảnh, một binh sĩ Syria đang vận hành trên đài điều khiển tổ hợp tên lửa Buk-M2E. Nguồn ảnh: Armies and WeaponTheo tài liệu của SIPRI, năm 2011, Liên bang Nga đã chuyển giao 8 tổ hợp tên lửa đất đối không 9K317E Buk-M2E cho Quân đội Syria. Với hợp đồng này, Syria trở thành quốc gia sở hữu nhiều tên lửa Buk-M2E nhất, đứng thứ 2 là Venezuela với 3 tổ hợp. Nguồn ảnh: OryxBuk-M2E đem lại sức mạnh mới cho lực lượng phòng không Syria ứng phó với mối đe dọa từ Israel, mặc dù nó chưa được sử dụng thành công trên chiến trường lần nào. Buk-M2E được quảng cáo có thể bắn hạ hầu hết mục tiêu trên không gồm các loại máy bay chiến đấu, máy bay cường kích, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và bom thông minh. Nguồn ảnh: OryxTheo nhà sản xuất, một tổ hợp tên lửa Buk-M2E có thể tấn công cùng lúc 24 mục tiêu trên không, tầm bắn từ 3-45km, độ cao đánh chặn từ 15 tới 25km. Nguồn ảnh: OryxBuk-M2E được trang bị đạn tên lửa đất đối không 9M317 nặng 581kg, mang đầu đổ phá mảnh 62kg với ngòi nổ cận tiếp xúc. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động cho pha cuối tiếp cận mục tiêu và dẫn đường vô tuyến trong hành trình bay pha giữa. Nguồn ảnh: OryxNgoài việc tiết lộ vẫn còn nguyên bộ tên lửa 9K317E Buk-M2E, Quân đội Syria còn cho thấy nước nay vẫn sở hữu một phần các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6). Trước đó, đã có nhiều hình ảnh cho thấy các xe phóng 2K12 Kub tại một số căn cứ Quân đội Syria bị phiến quân chiếm giữ, phá tan tành trong nội chiến tàn khốc. Nguồn ảnh: Armies and WeaponƯớc tính ban đầu, Quân đội Syria có khoảng 195 bệ phóng tên lửa 2K12 Kub. Tuy nhiên, con số này hiện nay là không còn chính xác khi có rất nhiều bệ phóng đã bị phiến quân phá hủy. Thế nhưng, không rõ hiện thời Quân đội Syria còn nắm bao nhiêu bệ. Nguồn ảnh: OryxTên lửa Kub có tầm bắn tiêu diệt mục tiêu từ 6-22km, độ cao đánh chặn từ 100m tới 14km. Nguồn ảnh: OryxCùng với Buk, Kub, Quân đội Syria vẫn giữ trong tay các bệ phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora-2M – phiên bản nâng cấp trên cơ sở tên lửa S-125 Pechora cố định. Ước tính, Quân đội Syria hiện chỉ có 12 bệ phóng Pechora-2M. Nguồn ảnh: Armies and WeaponSo với phiên bản Pechora cố định, Pechora-2M đã chuyển bệ phóng và các thành phần radar lên khung gầm xe vận tải đem lại khả năng cơ động cao, bắn nhanh rút gọn hơn so với trước. Nó được đánh giá là đem lại sự an toàn, sống sót cao cho tổ hợp tên lửa Pechora. Nguồn ảnh: OryxCác thành phần đài radar và tên lửa cũng được nâng cấp trên Pechora-2M cho phép tấn công bắn hạ cả tên lửa hành trình. Tầm bắn hiệu quả từ 2,5-32km, độ cao đánh chặn từ 20m tới 20km. Nguồn ảnh: Oryx
Truyền thông mạng xã hội Syria mới đây đăng tải hình ảnh tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E tại căn cứ bí mật của Quân đội Syria. Đó là điều rất may mắn với Quân đội Syria nói chung và không quân Syria nói riêng khi mà các tên lửa Buk-M2E rất nguy hiểm vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Trong khi đó, vô số các tổ hợp tên lửa vác vai, tên lửa tầm thấp Osa, thậm chí cả loại tầm trung S-125 Pechora đã rơi vào tay phiến quân. Nguồn ảnh: Armies and Weapon
Trong ảnh, một binh sĩ Syria đang vận hành trên đài điều khiển tổ hợp tên lửa Buk-M2E. Nguồn ảnh: Armies and Weapon
Theo tài liệu của SIPRI, năm 2011, Liên bang Nga đã chuyển giao 8 tổ hợp tên lửa đất đối không 9K317E Buk-M2E cho Quân đội Syria. Với hợp đồng này, Syria trở thành quốc gia sở hữu nhiều tên lửa Buk-M2E nhất, đứng thứ 2 là Venezuela với 3 tổ hợp. Nguồn ảnh: Oryx
Buk-M2E đem lại sức mạnh mới cho lực lượng phòng không Syria ứng phó với mối đe dọa từ Israel, mặc dù nó chưa được sử dụng thành công trên chiến trường lần nào. Buk-M2E được quảng cáo có thể bắn hạ hầu hết mục tiêu trên không gồm các loại máy bay chiến đấu, máy bay cường kích, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và bom thông minh. Nguồn ảnh: Oryx
Theo nhà sản xuất, một tổ hợp tên lửa Buk-M2E có thể tấn công cùng lúc 24 mục tiêu trên không, tầm bắn từ 3-45km, độ cao đánh chặn từ 15 tới 25km. Nguồn ảnh: Oryx
Buk-M2E được trang bị đạn tên lửa đất đối không 9M317 nặng 581kg, mang đầu đổ phá mảnh 62kg với ngòi nổ cận tiếp xúc. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động cho pha cuối tiếp cận mục tiêu và dẫn đường vô tuyến trong hành trình bay pha giữa. Nguồn ảnh: Oryx
Ngoài việc tiết lộ vẫn còn nguyên bộ tên lửa 9K317E Buk-M2E, Quân đội Syria còn cho thấy nước nay vẫn sở hữu một phần các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6). Trước đó, đã có nhiều hình ảnh cho thấy các xe phóng 2K12 Kub tại một số căn cứ Quân đội Syria bị phiến quân chiếm giữ, phá tan tành trong nội chiến tàn khốc. Nguồn ảnh: Armies and Weapon
Ước tính ban đầu, Quân đội Syria có khoảng 195 bệ phóng tên lửa 2K12 Kub. Tuy nhiên, con số này hiện nay là không còn chính xác khi có rất nhiều bệ phóng đã bị phiến quân phá hủy. Thế nhưng, không rõ hiện thời Quân đội Syria còn nắm bao nhiêu bệ. Nguồn ảnh: Oryx
Tên lửa Kub có tầm bắn tiêu diệt mục tiêu từ 6-22km, độ cao đánh chặn từ 100m tới 14km. Nguồn ảnh: Oryx
Cùng với Buk, Kub, Quân đội Syria vẫn giữ trong tay các bệ phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora-2M – phiên bản nâng cấp trên cơ sở tên lửa S-125 Pechora cố định. Ước tính, Quân đội Syria hiện chỉ có 12 bệ phóng Pechora-2M. Nguồn ảnh: Armies and Weapon
So với phiên bản Pechora cố định, Pechora-2M đã chuyển bệ phóng và các thành phần radar lên khung gầm xe vận tải đem lại khả năng cơ động cao, bắn nhanh rút gọn hơn so với trước. Nó được đánh giá là đem lại sự an toàn, sống sót cao cho tổ hợp tên lửa Pechora. Nguồn ảnh: Oryx
Các thành phần đài radar và tên lửa cũng được nâng cấp trên Pechora-2M cho phép tấn công bắn hạ cả tên lửa hành trình. Tầm bắn hiệu quả từ 2,5-32km, độ cao đánh chặn từ 20m tới 20km. Nguồn ảnh: Oryx