Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm 23/2 đưa tin 10 máy bay ném bom thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam tham gia cuộc diễn tập ở Biển Đông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.Những máy bay này sau đó được Global Times xác định là máy bay ném bom H-6J, có thể mang tới 6 tên lửa hành trình chống hạm và mẫu oanh tạc cơ H-6G cũ hơn có thể mang 4 tên lửa hành trình.Cuộc diễn tập gồm các bài tập tấn công đường dài và tăng cường phối hợp giữa phi công mới và phi công kỳ cựu, theo CCTV.Một ngày sau, CCTV cho biết một lữ đoàn không quân hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam đã diễn tập chiến thuật đối đầu trên không để nâng cao khả năng thực chiến.Ông Yue Gang, một đại tá Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nghỉ hưu, cho rằng các cuộc tập trận nhằm phản ứng với hoạt động gần đây của Mỹ ở biển Đông. Trong tháng này, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là Theodore Roosevelt và Nimitz đã diễn tập ở biển Đông"PLA cũng có thể triển khai các nguồn lực khác, gồm lực lượng tên lửa, để tăng cường khả năng răn đe chống lại Mỹ, nếu cần thiết", ông Yue nói.Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở biển Đông cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.Trong khi đó giới phân tích cho rằng dù Trung Quốc điều hàng loạt máy bay ném bom chiến lược H-6 tập trận nhằm "lên gân" với Mỹ, nhưng năng lực của loại máy bay này không đủ khiến Mỹ lo sợ.H-6K/J/G là phiên bản mới của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô vốn ra đời cách đây khoảng 70 năm.Những chiếc oanh tạc cơ H-6 cải tiến được nâng cấp với động cơ D-30KP-2 mới từ Nga, cho tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn so với trước đây.Bên cạnh đó nó còn được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử bao gồm cả hệ thống radar mới.H-6K/J/G được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.Mỗi chiếc H-6 phiên bản mới chỉ có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/hLượng vũ khí này thậm chí còn ít hơn cả chiến đấu cơ F-15E của Mỹ vốn có thể mang theo tới 11 tấn vũ khí.So với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3, Tu-160M2 của Nga, thì H-6 Trung Quốc hoàn toàn lép vế cả về tầm bay, khả năng tải trọng bom đạn cũng như tốc độ bay.Nổi trội nhất trong số vũ khí mà H-6 phiên bản mới được trang bị là tên lửa hành trình CJ-10. Nó có thể mang theo tới 6 quả tên lửa loại này.Tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500km, được trang bị một đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân.Bộ đôi H-6K và CJ-10 dù được đánh giá sẽ giúp Trung Quốc nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến tầm xa.Tuy nhiên với hệ thống vũ khí Mỹ bao gồm tàu sân bay hạt nhân, tàu đổ bộ mang chiến đấu cơ tàng hình đang triển khai ở biển Đông, họ có thể tạo ra đòn đánh chặn bất ngờ với lực lượng tác chiến tầm xa của không quân Trung Quốc.Mặt khác năng lực tác chiến của phi công Trung Quốc thua xa Mỹ về khả năng thực chiến, phối hợp hiệp đồng tác chiến, đây là điều khó khăn cho không quân Trung Quốc.Trung Quốc có lợi thế gần biển Đông, tuy nhiên Mỹ lại có lợi thế về mặt công nghệ vũ khí, cũng như các đồng minh rải rác trong khu vực.Dù cực lực lên án Mỹ, thậm chí đe dọa sẽ có hành động thích đáng tại biển Đông, nhưng giới phân tích cho rằng sẽ khó có khả năng đối đầu trực diện giữa Mỹ và Trung Quốc tại biển Đông, đơn giản vì Bắc Kinh hiểu rõ sức mạnh của họ đang ở mức độ nào.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm 23/2 đưa tin 10 máy bay ném bom thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam tham gia cuộc diễn tập ở Biển Đông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Những máy bay này sau đó được Global Times xác định là máy bay ném bom H-6J, có thể mang tới 6 tên lửa hành trình chống hạm và mẫu oanh tạc cơ H-6G cũ hơn có thể mang 4 tên lửa hành trình.
Cuộc diễn tập gồm các bài tập tấn công đường dài và tăng cường phối hợp giữa phi công mới và phi công kỳ cựu, theo CCTV.
Một ngày sau, CCTV cho biết một lữ đoàn không quân hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam đã diễn tập chiến thuật đối đầu trên không để nâng cao khả năng thực chiến.
Ông Yue Gang, một đại tá Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nghỉ hưu, cho rằng các cuộc tập trận nhằm phản ứng với hoạt động gần đây của Mỹ ở biển Đông. Trong tháng này, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là Theodore Roosevelt và Nimitz đã diễn tập ở biển Đông
"PLA cũng có thể triển khai các nguồn lực khác, gồm lực lượng tên lửa, để tăng cường khả năng răn đe chống lại Mỹ, nếu cần thiết", ông Yue nói.
Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở biển Đông cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó giới phân tích cho rằng dù Trung Quốc điều hàng loạt máy bay ném bom chiến lược H-6 tập trận nhằm "lên gân" với Mỹ, nhưng năng lực của loại máy bay này không đủ khiến Mỹ lo sợ.
H-6K/J/G là phiên bản mới của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô vốn ra đời cách đây khoảng 70 năm.
Những chiếc oanh tạc cơ H-6 cải tiến được nâng cấp với động cơ D-30KP-2 mới từ Nga, cho tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó nó còn được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử bao gồm cả hệ thống radar mới.
H-6K/J/G được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.
Mỗi chiếc H-6 phiên bản mới chỉ có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h
Lượng vũ khí này thậm chí còn ít hơn cả chiến đấu cơ F-15E của Mỹ vốn có thể mang theo tới 11 tấn vũ khí.
So với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3, Tu-160M2 của Nga, thì H-6 Trung Quốc hoàn toàn lép vế cả về tầm bay, khả năng tải trọng bom đạn cũng như tốc độ bay.
Nổi trội nhất trong số vũ khí mà H-6 phiên bản mới được trang bị là tên lửa hành trình CJ-10. Nó có thể mang theo tới 6 quả tên lửa loại này.
Tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500km, được trang bị một đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân.
Bộ đôi H-6K và CJ-10 dù được đánh giá sẽ giúp Trung Quốc nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến tầm xa.
Tuy nhiên với hệ thống vũ khí Mỹ bao gồm tàu sân bay hạt nhân, tàu đổ bộ mang chiến đấu cơ tàng hình đang triển khai ở biển Đông, họ có thể tạo ra đòn đánh chặn bất ngờ với lực lượng tác chiến tầm xa của không quân Trung Quốc.
Mặt khác năng lực tác chiến của phi công Trung Quốc thua xa Mỹ về khả năng thực chiến, phối hợp hiệp đồng tác chiến, đây là điều khó khăn cho không quân Trung Quốc.
Trung Quốc có lợi thế gần biển Đông, tuy nhiên Mỹ lại có lợi thế về mặt công nghệ vũ khí, cũng như các đồng minh rải rác trong khu vực.
Dù cực lực lên án Mỹ, thậm chí đe dọa sẽ có hành động thích đáng tại biển Đông, nhưng giới phân tích cho rằng sẽ khó có khả năng đối đầu trực diện giữa Mỹ và Trung Quốc tại biển Đông, đơn giản vì Bắc Kinh hiểu rõ sức mạnh của họ đang ở mức độ nào.