Hãng tin nhà nước Ukraine Ukrinform ngày 5/8 đưa tin, lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do các nước NATO cung cấp đã đến Ukraine. Cùng lúc đó, tin từ Ukraine tiết lộ, các máy bay F-16 xuất hiện trên bầu trời Lviv và Odessa, thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình của Nga.Được biết, một sở chỉ huy quân sự của Nga ở khu vực Kherson do Nga kiểm soát đã bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác JDAM-ER, được phóng đi từ máy bay F-16. Nga cũng xác nhận F-16 đã tới chiến trường Ukraine và tham gia chiến đấu.Với những radar cảnh giới tầm xa cực mạnh, lực lượng phòng không Nga đã phát hiện dấu vết của chiếc F-16 và xác nhận nó cất cánh từ một quốc gia “thuộc NATO” và bay vào không phận Ukraine. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tấn công, F-16 đã không dừng lại ở sân bay Ukraine.Sở dĩ máy bay F-16 không dám triển khai ở trên lãnh thổ Ukraine, liên quan đến 2 biện pháp đối phó chủ yếu của Nga. Thứ nhất: Theo tiết lộ của truyền thông Mỹ, Quân đội Nga có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, được trang bị đạn chùm để tấn công các sân bay quân sự Ukraine.Đầu đạn chùm tiêu chuẩn của tên lửa Iskander chứa 54 đầu đạn nhỏ, có thể tạo ra vùng sát thương rộng hơn 100.000 m2 khi thả ở độ cao dưới 1.000 m. Thứ hai: Quân đội Nga sử dụng UAV trinh sát tầm xa để xâm nhập sâu vào nội địa của Ukraine, để phát hiện việc triển khai các căn cứ không quân của Ukraine. Theo tình hình, khi phát hiện một máy bay chiến đấu đang đậu, máy bay không người lái sẽ truyền thông tin mục tiêu trở lại trung tâm chỉ huy phía sau của Nga và lực lượng tên lửa Nga, sẽ nhanh chóng phóng một tên lửa tấn công.Máy bay chiến đấu khác với xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, vì máy bay chiến đấu rất đắt tiền và bất kỳ tổn thất nào cũng sẽ có tác động tiêu cực lớn. Vì vậy, để tránh bị Quân đội Nga nhắm tới, Quân đội Ukraine đã phải triển khai F-16 ở nước ngoài.Hành động này của Quân đội Ukraine đã mang lại vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và phức tạp cho Quân đội Nga. Quân đội Nga tấn công F-16 cất cánh từ các nước NATO thế nào? Liệu Nga có dám “vượt lằn ranh đỏ” như tuyên bố của Tổng thống Putin? Theo Điều 5 trong điều khoản phòng thủ tập thể của NATO, một khi bất kỳ quốc gia thành viên nào bị tấn công, các quốc gia thành viên khác sẽ phản ứng ngay lập tức. Hiện một số nước tiếp giáp Ukraine ở phía tây là các nước NATO. Nếu Quân đội Nga trực tiếp phóng tên lửa tấn công các sân bay ở những nước này, tình thế có thể sẽ thay đổi đột ngột.Không thể tấn công trực tiếp các sân bay nước ngoài, Quân đội Nga chỉ có thể tính đến việc bắn hạ F-16 bay trong không phận Ukraine. Nhưng một vấn đề khác đã nảy sinh, khi Mỹ và phương Tây đã chuyển giao nhiều hệ thống phòng không, trong đó có hệ thống Patriot cho Ukraine, một số hệ thống này đã được triển khai ở các khu vực hậu phương phía tây Ukraine. Nếu tiêm kích của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga xâm nhập sâu vào không phận miền tây Ukraine để săn lùng F-16, chúng sẽ gặp mối đe dọa lớn và có thể bị tên lửa Patriot bắn hạ, trước khi có cơ hội giao chiến với F-16.Hiện Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga còn đang sở hữu một vũ khí bí mật, đó là chiến đấu cơ Su-57, loại máy bay này được xếp vào loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, với khả năng bị phát hiện thấp và có thể xuyên thủng mạng lưới phòng không Ukraine.Nhưng trước hệ thống trinh sát dày đặc của NATO ở phía tây Ukraine, có thể Su-57 bị phát hiện và bắn rơi trên chiến trường, thì chắc chắn sẽ là đòn chí mạng đối với Nga. Su-57 là máy bay quý giá với số lượng sản xuất hạn chế, khó có khả năng Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ không mạo hiểm đưa Su-57 tới không phận phía tây Ukraine.Vậy Quân đội Nga sẽ truy lùng F-16 như thế nào? Cách đáp trả khả thi nhất của Quân đội Nga là triển khai ngày càng nhiều hệ thống phòng không tiên tiến ở khu vực miền đông Ukraine do Nga kiểm soát. Trong số đó, hệ thống phòng không S-400 được trang bị tên lửa đánh chặn 40N6 với tầm bắn 400 km có thể bảo vệ lực lượng mặt đất ở tiền tuyến.Sau khi triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến hơn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể điều Su-35 truy lùng F-16 trong vùng an toàn phòng không. Su-35 được mệnh danh là đỉnh cao của máy bay thế hệ thứ 4, còn F-16 được mệnh danh là máy bay chiến đấu thành công nhất thế giới. Hãy cùng chờ xem ai sẽ chiến thắng trong cuộc đọ sức giữa hai máy bay chiến đấu tiên tiến. (Nguồn ảnh: Ukrinform, CNN, RIA Novosti, Wikipedia).
Hãng tin nhà nước Ukraine Ukrinform ngày 5/8 đưa tin, lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do các nước NATO cung cấp đã đến Ukraine. Cùng lúc đó, tin từ Ukraine tiết lộ, các máy bay F-16 xuất hiện trên bầu trời Lviv và Odessa, thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình của Nga.
Được biết, một sở chỉ huy quân sự của Nga ở khu vực Kherson do Nga kiểm soát đã bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác JDAM-ER, được phóng đi từ máy bay F-16. Nga cũng xác nhận F-16 đã tới chiến trường Ukraine và tham gia chiến đấu.
Với những radar cảnh giới tầm xa cực mạnh, lực lượng phòng không Nga đã phát hiện dấu vết của chiếc F-16 và xác nhận nó cất cánh từ một quốc gia “thuộc NATO” và bay vào không phận Ukraine. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tấn công, F-16 đã không dừng lại ở sân bay Ukraine.
Sở dĩ máy bay F-16 không dám triển khai ở trên lãnh thổ Ukraine, liên quan đến 2 biện pháp đối phó chủ yếu của Nga. Thứ nhất: Theo tiết lộ của truyền thông Mỹ, Quân đội Nga có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, được trang bị đạn chùm để tấn công các sân bay quân sự Ukraine.
Đầu đạn chùm tiêu chuẩn của tên lửa Iskander chứa 54 đầu đạn nhỏ, có thể tạo ra vùng sát thương rộng hơn 100.000 m2 khi thả ở độ cao dưới 1.000 m. Thứ hai: Quân đội Nga sử dụng UAV trinh sát tầm xa để xâm nhập sâu vào nội địa của Ukraine, để phát hiện việc triển khai các căn cứ không quân của Ukraine.
Theo tình hình, khi phát hiện một máy bay chiến đấu đang đậu, máy bay không người lái sẽ truyền thông tin mục tiêu trở lại trung tâm chỉ huy phía sau của Nga và lực lượng tên lửa Nga, sẽ nhanh chóng phóng một tên lửa tấn công.
Máy bay chiến đấu khác với xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, vì máy bay chiến đấu rất đắt tiền và bất kỳ tổn thất nào cũng sẽ có tác động tiêu cực lớn. Vì vậy, để tránh bị Quân đội Nga nhắm tới, Quân đội Ukraine đã phải triển khai F-16 ở nước ngoài.
Hành động này của Quân đội Ukraine đã mang lại vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và phức tạp cho Quân đội Nga. Quân đội Nga tấn công F-16 cất cánh từ các nước NATO thế nào? Liệu Nga có dám “vượt lằn ranh đỏ” như tuyên bố của Tổng thống Putin?
Theo Điều 5 trong điều khoản phòng thủ tập thể của NATO, một khi bất kỳ quốc gia thành viên nào bị tấn công, các quốc gia thành viên khác sẽ phản ứng ngay lập tức. Hiện một số nước tiếp giáp Ukraine ở phía tây là các nước NATO. Nếu Quân đội Nga trực tiếp phóng tên lửa tấn công các sân bay ở những nước này, tình thế có thể sẽ thay đổi đột ngột.
Không thể tấn công trực tiếp các sân bay nước ngoài, Quân đội Nga chỉ có thể tính đến việc bắn hạ F-16 bay trong không phận Ukraine. Nhưng một vấn đề khác đã nảy sinh, khi Mỹ và phương Tây đã chuyển giao nhiều hệ thống phòng không, trong đó có hệ thống Patriot cho Ukraine, một số hệ thống này đã được triển khai ở các khu vực hậu phương phía tây Ukraine.
Nếu tiêm kích của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga xâm nhập sâu vào không phận miền tây Ukraine để săn lùng F-16, chúng sẽ gặp mối đe dọa lớn và có thể bị tên lửa Patriot bắn hạ, trước khi có cơ hội giao chiến với F-16.
Hiện Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga còn đang sở hữu một vũ khí bí mật, đó là chiến đấu cơ Su-57, loại máy bay này được xếp vào loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, với khả năng bị phát hiện thấp và có thể xuyên thủng mạng lưới phòng không Ukraine.
Nhưng trước hệ thống trinh sát dày đặc của NATO ở phía tây Ukraine, có thể Su-57 bị phát hiện và bắn rơi trên chiến trường, thì chắc chắn sẽ là đòn chí mạng đối với Nga. Su-57 là máy bay quý giá với số lượng sản xuất hạn chế, khó có khả năng Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ không mạo hiểm đưa Su-57 tới không phận phía tây Ukraine.
Vậy Quân đội Nga sẽ truy lùng F-16 như thế nào? Cách đáp trả khả thi nhất của Quân đội Nga là triển khai ngày càng nhiều hệ thống phòng không tiên tiến ở khu vực miền đông Ukraine do Nga kiểm soát. Trong số đó, hệ thống phòng không S-400 được trang bị tên lửa đánh chặn 40N6 với tầm bắn 400 km có thể bảo vệ lực lượng mặt đất ở tiền tuyến.
Sau khi triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến hơn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể điều Su-35 truy lùng F-16 trong vùng an toàn phòng không. Su-35 được mệnh danh là đỉnh cao của máy bay thế hệ thứ 4, còn F-16 được mệnh danh là máy bay chiến đấu thành công nhất thế giới. Hãy cùng chờ xem ai sẽ chiến thắng trong cuộc đọ sức giữa hai máy bay chiến đấu tiên tiến. (Nguồn ảnh: Ukrinform, CNN, RIA Novosti, Wikipedia).