Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi một bên sử dụng một loại vũ khí nào đó, có thể gây ra mối đe dọa lớn cho bên kia, thì bên kia sẽ cố gắng hết sức để tìm cách phản công. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc bên nào có vận may hơn và nhiều phương tiện hơn.Đối với Quân đội Ukraine, khi bắt đầu cuộc chiến, họ đã dựa vào vũ khí của Liên Xô để chiến đấu với Quân đội Nga. Sau đó, khi vũ khí kiểu phương Tây được đưa vào chiến đấu, chúng ta có thể thấy cuộc đọ sức giữa vũ khí kiểu phương Tây và vũ khí của Nga.Nhìn chung, trong số hàng loạt vũ khí kiểu phương Tây mà Quân đội Ukraine có được, các bệ phóng tên lửa cơ động dòng M142 HIMARS (bánh hơi) và M270 (bánh xích), luôn là mối đe dọa đáng kể nhất đối với Quân đội Nga.Lý do chủ yếu là do tên lửa dẫn đường như M31 và ATACMS, được phóng bằng loại bệ phóng tên lửa này, có tầm bắn từ 80 km tới 300km. Với tầm bắn này, cho phép các bệ phóng tên lửa trên của Ukraine có thể phóng đạn ở một “khoảng cách an toàn” nhất định, cách xa chiến tuyến.Do trước kia, Quân đội Nga chưa thể thực hiện trinh sát các mục tiêu có độ sâu vượt quá 40 km (tính từ khu vực giới tuyến) vào trong hậu phương Ukraine, nên Quân đội Ukraine chủ yếu sử dụng loại bệ phóng tên lửa trên để “tấn công nhanh và rút lui nhanh”. Do vậy Quân đội Nga không thể phá hủy các bệ phóng trên trong thời gian dài.Nhưng theo thời gian, có một thực tế không thể chối cãi là năng lực “trinh sát-tấn công” tầm xa của Quân đội Nga đang dần được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt kể từ nửa cuối năm ngoái, năng lực tình báo, trinh sát, giám sát, truyền tin theo thời gian thực của Quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể.Vì vậy, trong tầm bắn của bệ phóng tên lửa HIMARS và M270, UAV trinh sát của Nga thường xuyên xuất hiện và Quân đội Ukraine cũng biết rằng, các hoạt động của họ đã bị UAV trinh sát Nga giám sát. UAV trinh sát của Nga đã phát hiện nhiều mục tiêu có giá trị cao của Quân đội Ukraine trong thời gian gần đây. Trong số các mục tiêu bị tấn công, đương nhiên có bệ phóng tên lửa HIMARS và M270. Hiện nay Quân đội Ukraine có loại tên lửa chiến thuật ATACMS, tầm bắn tới 300km. Nếu các bệ phóng tên lửa của Quân đội Ukraine có thể phóng đạn cách xa tiền tuyến vài trăm km và thực hiện cơ động nhanh, thì Quân đội Nga vẫn khó có thể tấn công các mục tiêu cơ động của Quân đội Ukraine trong phạm vi này.Nhưng mấu chốt của vấn đề là Quân đội Ukraine không có nhiều tên lửa chiến thuật ATACMS, điều đó không có nghĩa là họ không thể sử dụng tên lửa loại này thường xuyên, mà chỉ có thể lựa chọn các mục tiêu quan trọng trên Bán đảo Crimea hoặc ở sâu phía sau. Nhưng để có thể tấn công sâu hơn vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Nga, thì bệ phóng tên lửa HIMARS và M270 cũng không thể ở quá xa chiến tuyến. Trên thực tế, các hoạt động của các bệ phóng tên lửa này vẫn diễn ra trong phạm vi từ 40-50 km tính từ chiến tuyến, thậm chí có khi ở phạm vi gần hơn. Trong phạm vi này, mức độ an toàn là không cao.Mới đây, Quân đội Nga đã phá hủy thêm một bệ phóng tên lửa M270 ở tiền tuyến khu vực Donetsk. Kíp pháo thủ của khẩu đội M270 này đã “dũng cảm” đến mức, cơ động bố trí trận địa phóng cách chiến tuyến chỉ 20 km. Điểm phóng cụ thể là trên con đường cách thành phố Kulakhovo, khoảng 6 km về phía tây bắc.Theo hướng bắn của bệ phóng tên lửa M270 này, nó sẽ tấn công các mục tiêu của Nga xung quanh thành phố Donetsk. Tất nhiên, ở gần tiền tuyến rất nguy hiểm, nên khẩu đội vẫn áp dụng chiến thuật “tấn công nhanh, rút nhanh”, phóng đạn xong liền di chuyển về phía bắc. Nhưng thật không may cho kíp pháo thủ của chiếc M270 này, thực tế đã bị UAV trinh sát của Nga phát hiện ngay và thực hiện giám sát liên tục bệ phóng tên lửa này. Bệ phóng M270 di chuyển về phía bắc hơn 16 km, rồi ẩn nấp trong hàng cây gần đó. Đây chắc chắn không phải là trạm dừng cố định của bệ phóng M270 này. Theo ước tính thông thường, hàng cây ở đây chỉ được dùng làm chỗ ẩn nấp để phóng đạn về hướng Ocheretine rồi rút nhanh. Có thể căn cứ thường trực của nó là thành phố Pokrovsk gần đó, hoặc thậm chí xa hơn nữa, vì Pokrovsk hiện không còn an toàn nữa.Nhưng nơi này quá gần tiền tuyến. Ở khoảng cách hơn 20 km, mật độ UAV trinh sát của Nga khá nhiều, nên việc bệ phóng M270 này bị lộ là rất cao. Trong thời gian giám sát bệ phóng M270 này di chuyển, Quân đội Nga đã khởi động bệ phóng tên lửa Iskander. Khi thời cơ đến, tên lửa phóng chính xác, phá hủy bệ phóng tên lửa M270 quý giá và toàn bộ kíp chiến đấu.Điều chúng ta cần biết là số lượng M270 trong tay Quân đội Ukraine thực tế không nhiều, kém xa so với số lượng bệ phóng HIMARS. Kết quả là Quân đội Ukraine đã đặt M270 vào tình thế nguy hiểm, khi thực hiện các nhiệm vụ thường ngày và cuối cùng gây ra tổn thất thực sự không đáng có.Do khả năng cơ động chậm của bệ phóng M270 (do sử dụng khung gầm bánh xích) sẽ hợp lý hơn nếu bố trí bệ phóng M270 sâu ở phía sau để phóng tên lửa chiến thuật ATACMS. Nhưng Quân đội Ukraine không có nhiều tên lửa loại này, mà họ có nhiều tên lửa không điều khiển M30, có tầm bắn chỉ 30km, nên việc phải mạo hiểm tiếp cận chiến tuyến cũng là điều dễ hiểu. Nhưng như vậy, đồng nghĩa với việc Ukraine chấp nhận tổn thất. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Wikipedia).Video tên lửa đạn đạo Iskander của Nga phá hủy nhà kho chứa pháo phản lực phóng loạt M270 của Ukraine. Nguồn: Voenhronika.ru.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi một bên sử dụng một loại vũ khí nào đó, có thể gây ra mối đe dọa lớn cho bên kia, thì bên kia sẽ cố gắng hết sức để tìm cách phản công. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc bên nào có vận may hơn và nhiều phương tiện hơn.
Đối với Quân đội Ukraine, khi bắt đầu cuộc chiến, họ đã dựa vào vũ khí của Liên Xô để chiến đấu với Quân đội Nga. Sau đó, khi vũ khí kiểu phương Tây được đưa vào chiến đấu, chúng ta có thể thấy cuộc đọ sức giữa vũ khí kiểu phương Tây và vũ khí của Nga.
Nhìn chung, trong số hàng loạt vũ khí kiểu phương Tây mà Quân đội Ukraine có được, các bệ phóng tên lửa cơ động dòng M142 HIMARS (bánh hơi) và M270 (bánh xích), luôn là mối đe dọa đáng kể nhất đối với Quân đội Nga.
Lý do chủ yếu là do tên lửa dẫn đường như M31 và ATACMS, được phóng bằng loại bệ phóng tên lửa này, có tầm bắn từ 80 km tới 300km. Với tầm bắn này, cho phép các bệ phóng tên lửa trên của Ukraine có thể phóng đạn ở một “khoảng cách an toàn” nhất định, cách xa chiến tuyến.
Do trước kia, Quân đội Nga chưa thể thực hiện trinh sát các mục tiêu có độ sâu vượt quá 40 km (tính từ khu vực giới tuyến) vào trong hậu phương Ukraine, nên Quân đội Ukraine chủ yếu sử dụng loại bệ phóng tên lửa trên để “tấn công nhanh và rút lui nhanh”. Do vậy Quân đội Nga không thể phá hủy các bệ phóng trên trong thời gian dài.
Nhưng theo thời gian, có một thực tế không thể chối cãi là năng lực “trinh sát-tấn công” tầm xa của Quân đội Nga đang dần được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt kể từ nửa cuối năm ngoái, năng lực tình báo, trinh sát, giám sát, truyền tin theo thời gian thực của Quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể.
Vì vậy, trong tầm bắn của bệ phóng tên lửa HIMARS và M270, UAV trinh sát của Nga thường xuyên xuất hiện và Quân đội Ukraine cũng biết rằng, các hoạt động của họ đã bị UAV trinh sát Nga giám sát. UAV trinh sát của Nga đã phát hiện nhiều mục tiêu có giá trị cao của Quân đội Ukraine trong thời gian gần đây. Trong số các mục tiêu bị tấn công, đương nhiên có bệ phóng tên lửa HIMARS và M270.
Hiện nay Quân đội Ukraine có loại tên lửa chiến thuật ATACMS, tầm bắn tới 300km. Nếu các bệ phóng tên lửa của Quân đội Ukraine có thể phóng đạn cách xa tiền tuyến vài trăm km và thực hiện cơ động nhanh, thì Quân đội Nga vẫn khó có thể tấn công các mục tiêu cơ động của Quân đội Ukraine trong phạm vi này.
Nhưng mấu chốt của vấn đề là Quân đội Ukraine không có nhiều tên lửa chiến thuật ATACMS, điều đó không có nghĩa là họ không thể sử dụng tên lửa loại này thường xuyên, mà chỉ có thể lựa chọn các mục tiêu quan trọng trên Bán đảo Crimea hoặc ở sâu phía sau.
Nhưng để có thể tấn công sâu hơn vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Nga, thì bệ phóng tên lửa HIMARS và M270 cũng không thể ở quá xa chiến tuyến. Trên thực tế, các hoạt động của các bệ phóng tên lửa này vẫn diễn ra trong phạm vi từ 40-50 km tính từ chiến tuyến, thậm chí có khi ở phạm vi gần hơn. Trong phạm vi này, mức độ an toàn là không cao.
Mới đây, Quân đội Nga đã phá hủy thêm một bệ phóng tên lửa M270 ở tiền tuyến khu vực Donetsk. Kíp pháo thủ của khẩu đội M270 này đã “dũng cảm” đến mức, cơ động bố trí trận địa phóng cách chiến tuyến chỉ 20 km. Điểm phóng cụ thể là trên con đường cách thành phố Kulakhovo, khoảng 6 km về phía tây bắc.
Theo hướng bắn của bệ phóng tên lửa M270 này, nó sẽ tấn công các mục tiêu của Nga xung quanh thành phố Donetsk. Tất nhiên, ở gần tiền tuyến rất nguy hiểm, nên khẩu đội vẫn áp dụng chiến thuật “tấn công nhanh, rút nhanh”, phóng đạn xong liền di chuyển về phía bắc.
Nhưng thật không may cho kíp pháo thủ của chiếc M270 này, thực tế đã bị UAV trinh sát của Nga phát hiện ngay và thực hiện giám sát liên tục bệ phóng tên lửa này. Bệ phóng M270 di chuyển về phía bắc hơn 16 km, rồi ẩn nấp trong hàng cây gần đó.
Đây chắc chắn không phải là trạm dừng cố định của bệ phóng M270 này. Theo ước tính thông thường, hàng cây ở đây chỉ được dùng làm chỗ ẩn nấp để phóng đạn về hướng Ocheretine rồi rút nhanh. Có thể căn cứ thường trực của nó là thành phố Pokrovsk gần đó, hoặc thậm chí xa hơn nữa, vì Pokrovsk hiện không còn an toàn nữa.
Nhưng nơi này quá gần tiền tuyến. Ở khoảng cách hơn 20 km, mật độ UAV trinh sát của Nga khá nhiều, nên việc bệ phóng M270 này bị lộ là rất cao. Trong thời gian giám sát bệ phóng M270 này di chuyển, Quân đội Nga đã khởi động bệ phóng tên lửa Iskander. Khi thời cơ đến, tên lửa phóng chính xác, phá hủy bệ phóng tên lửa M270 quý giá và toàn bộ kíp chiến đấu.
Điều chúng ta cần biết là số lượng M270 trong tay Quân đội Ukraine thực tế không nhiều, kém xa so với số lượng bệ phóng HIMARS. Kết quả là Quân đội Ukraine đã đặt M270 vào tình thế nguy hiểm, khi thực hiện các nhiệm vụ thường ngày và cuối cùng gây ra tổn thất thực sự không đáng có.
Do khả năng cơ động chậm của bệ phóng M270 (do sử dụng khung gầm bánh xích) sẽ hợp lý hơn nếu bố trí bệ phóng M270 sâu ở phía sau để phóng tên lửa chiến thuật ATACMS. Nhưng Quân đội Ukraine không có nhiều tên lửa loại này, mà họ có nhiều tên lửa không điều khiển M30, có tầm bắn chỉ 30km, nên việc phải mạo hiểm tiếp cận chiến tuyến cũng là điều dễ hiểu. Nhưng như vậy, đồng nghĩa với việc Ukraine chấp nhận tổn thất. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Wikipedia).
Video tên lửa đạn đạo Iskander của Nga phá hủy nhà kho chứa pháo phản lực phóng loạt M270 của Ukraine. Nguồn: Voenhronika.ru.