Theo giới truyền thông quốc tế, Thủy quân Lục chiến Mỹ gần đây đã đưa ra quyết định tăng hạn sử dụng các máy bay AV-8B Harrier II tới năm 2028. "Chúng tôi sẽ kéo dài thời gian sử dụng các máy bay AV-8B tới năm 2028 và F/A-18 tới năm 2030-2031", Phó tư lệnh hàng không Thủy quân Lục chiến - tướng Steven R. Rudder cho hay. Nguồn ảnh: WikipediaQuyết định tăng hạn sử dụng các máy bay AV-8B Harrier II có thể là nhằm đối phó với tình hình các máy bay F-35B chưa sẵn sàng, cũng như chưa đủ số lượng cần và đủ cho các hoạt động tác chiến của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng như Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaTuy vậy quyết định này “một lần nữa” khiến giới phi công Hải quân Mỹ “khóc trong lòng” thêm chục năm nữa. Bởi AV-8B Harrier II hiện được xem là máy bay “mất an toàn nhất, nhiều tai nạn nhất” của Quân đội Mỹ. Nó là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục phi công Mỹ suốt mấy chục năm phục vụ. Nguồn ảnh: WikipediaThật vậy, theo thống kê của TQLC Mỹ, kể từ khi đi vào phục vụ năm 1985 và tính tới tháng 7/2013, loại máy bay này là "tác giả" của 110 vụ tai nạn thảm khốc. Còn theo mạng Los Angeles Times, tính tới năm 2003 đã có 148 vụ tai nạn liên quan tới AV-8B Harrier khiến 45 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, nguyên nhân các vụ tai nạn liên quan tới AV-8B Harrier chủ yếu xảy ra trong quá trình máy bay cất và hạ cánh – hai thời điểm quan trọng nhất của một chuyến bay. Nguồn ảnh: WikipediaMà với AV-8B Harrier II thì lại càng quan trọng hơn nếu so với các loại máy chiến đấu khác bởi đơn giản hệ thống động cơ của chiếc máy bay này vô cùng đặc biệt. Nguồn ảnh: WikipediaAV-8B Harrier chỉ được trang bị một động cơ turbofan nhưng lại thiết kế tới 4 vòi phun tạo lực đẩy khi cất hạ cánh và khi bay. Sở dĩ lạ như vậy vì vốn dĩ nó được thiết kế để có khả năng cất hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như máy bay trực thăng là cất cánh đường băng cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: WikipediaVới thiết kế như vậy cho phép AV-8B Harrier II triển khai dễ dàng trên các tàu sân bay hạng nhẹ (cỡ 10-20.000 tấn) hoặc là các tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ với boong phóng máy bay hạn chế. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, AV-8B Harrier II cất cánh “nhẹ nhàng” từ tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ mà không cần tới hệ thống máy phóng thủy lực. Vòi phun đặc biệt của nó sẽ giúp máy bay bay lên dễ dàng… Nguồn ảnh: Wikipedia…bức hình chụp trong đêm cho thấy rõ các vòi phun của động cơ Rolls-Royce Pegasus F402-RR-408 đang chiếu phụt thẳng xuống để giúp máy bay hạ cánh như một chiếc trực thăng. Nguồn ảnh: WikipediaĐộc đáo là thế, tiện dụng là vậy, nhưng mà đây cũng chính là điểm yếu của dòng máy bay AV-8B Harrier. Việc hạ cánh thẳng đứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với máy bay phản lực chiến đấu, đó là chưa kể động cơ này cũng không phải là đáng tin cậy. Bằng chứng là không chỉ ở Mỹ mà hầu hết các quốc gia khác sử dụng dòng máy bay này như Anh và Tây Ban Nha cũng gặp nhiều vụ tai nạn tương tự. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài việc mất an toàn, với việc sử dụng động cơ dạng này cũng khiến dòng AV-8B Harrier mất đi hai thứ quan trọng nhất là tốc độ và vũ khí. Tốc độ của máy bay chỉ đạt mức cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km, tốc độ leo cao rất chậm 75m/s. Nguồn ảnh: WikipediaVũ khí máy bay cũng không mang được nhiều với chỉ 4,2 tấn vũ khí trên 6 điểm cánh. Ở dưới thân có thể lắp một pod pháo 25mm 5 nòng với 300 viên đạn. Máy bay không được tích hợp pháo trong thân. Nguồn ảnh: WikipediaTốc độ kém, khả năng cơ động thấp nên máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ cường kích tấn công mặt đất. Nó có thể mang tối đa 6 tên lửa chống tăng Maverick hoặc 2 tên lửa chống radar Harm kèm với các loại bom thông minh JDAM, Paveway... Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay cũng có khả năng không đối không khi cần với việc mang được 2-4 tên lửa tầm nhiệt AIM-9 hoặc đến 6 quả AIM-120 với phiên bản AV-8B Plus của Hải quân Mỹ (tích hợp radar AN/APG-65). Tuy vậy, nhìn chung với động cơ không tin cậy, tốc độ bay chậm thì AV-8B không nên “solo” với bất kỳ loại tiêm kích nào. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video AV-8B hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Nguồn: Youtube
Theo giới truyền thông quốc tế, Thủy quân Lục chiến Mỹ gần đây đã đưa ra quyết định tăng hạn sử dụng các máy bay AV-8B Harrier II tới năm 2028. "Chúng tôi sẽ kéo dài thời gian sử dụng các máy bay AV-8B tới năm 2028 và F/A-18 tới năm 2030-2031", Phó tư lệnh hàng không Thủy quân Lục chiến - tướng Steven R. Rudder cho hay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quyết định tăng hạn sử dụng các máy bay AV-8B Harrier II có thể là nhằm đối phó với tình hình các máy bay F-35B chưa sẵn sàng, cũng như chưa đủ số lượng cần và đủ cho các hoạt động tác chiến của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng như Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy quyết định này “một lần nữa” khiến giới phi công Hải quân Mỹ “khóc trong lòng” thêm chục năm nữa. Bởi AV-8B Harrier II hiện được xem là máy bay “mất an toàn nhất, nhiều tai nạn nhất” của Quân đội Mỹ. Nó là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục phi công Mỹ suốt mấy chục năm phục vụ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, theo thống kê của TQLC Mỹ, kể từ khi đi vào phục vụ năm 1985 và tính tới tháng 7/2013, loại máy bay này là "tác giả" của 110 vụ tai nạn thảm khốc. Còn theo mạng Los Angeles Times, tính tới năm 2003 đã có 148 vụ tai nạn liên quan tới AV-8B Harrier khiến 45 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, nguyên nhân các vụ tai nạn liên quan tới AV-8B Harrier chủ yếu xảy ra trong quá trình máy bay cất và hạ cánh – hai thời điểm quan trọng nhất của một chuyến bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mà với AV-8B Harrier II thì lại càng quan trọng hơn nếu so với các loại máy chiến đấu khác bởi đơn giản hệ thống động cơ của chiếc máy bay này vô cùng đặc biệt. Nguồn ảnh: Wikipedia
AV-8B Harrier chỉ được trang bị một động cơ turbofan nhưng lại thiết kế tới 4 vòi phun tạo lực đẩy khi cất hạ cánh và khi bay. Sở dĩ lạ như vậy vì vốn dĩ nó được thiết kế để có khả năng cất hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như máy bay trực thăng là cất cánh đường băng cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với thiết kế như vậy cho phép AV-8B Harrier II triển khai dễ dàng trên các tàu sân bay hạng nhẹ (cỡ 10-20.000 tấn) hoặc là các tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ với boong phóng máy bay hạn chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, AV-8B Harrier II cất cánh “nhẹ nhàng” từ tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ mà không cần tới hệ thống máy phóng thủy lực. Vòi phun đặc biệt của nó sẽ giúp máy bay bay lên dễ dàng… Nguồn ảnh: Wikipedia
…bức hình chụp trong đêm cho thấy rõ các vòi phun của động cơ Rolls-Royce Pegasus F402-RR-408 đang chiếu phụt thẳng xuống để giúp máy bay hạ cánh như một chiếc trực thăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Độc đáo là thế, tiện dụng là vậy, nhưng mà đây cũng chính là điểm yếu của dòng máy bay AV-8B Harrier. Việc hạ cánh thẳng đứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với máy bay phản lực chiến đấu, đó là chưa kể động cơ này cũng không phải là đáng tin cậy. Bằng chứng là không chỉ ở Mỹ mà hầu hết các quốc gia khác sử dụng dòng máy bay này như Anh và Tây Ban Nha cũng gặp nhiều vụ tai nạn tương tự. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài việc mất an toàn, với việc sử dụng động cơ dạng này cũng khiến dòng AV-8B Harrier mất đi hai thứ quan trọng nhất là tốc độ và vũ khí. Tốc độ của máy bay chỉ đạt mức cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km, tốc độ leo cao rất chậm 75m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vũ khí máy bay cũng không mang được nhiều với chỉ 4,2 tấn vũ khí trên 6 điểm cánh. Ở dưới thân có thể lắp một pod pháo 25mm 5 nòng với 300 viên đạn. Máy bay không được tích hợp pháo trong thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tốc độ kém, khả năng cơ động thấp nên máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ cường kích tấn công mặt đất. Nó có thể mang tối đa 6 tên lửa chống tăng Maverick hoặc 2 tên lửa chống radar Harm kèm với các loại bom thông minh JDAM, Paveway... Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay cũng có khả năng không đối không khi cần với việc mang được 2-4 tên lửa tầm nhiệt AIM-9 hoặc đến 6 quả AIM-120 với phiên bản AV-8B Plus của Hải quân Mỹ (tích hợp radar AN/APG-65). Tuy vậy, nhìn chung với động cơ không tin cậy, tốc độ bay chậm thì AV-8B không nên “solo” với bất kỳ loại tiêm kích nào. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video AV-8B hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Nguồn: Youtube