Giống như các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay, tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam vẫn cần tới sự bảo vệ của tổ hợp phòng không tầm thấp để chúng thể rảnh tay đối phó với những mục tiêu tầm cao, đồng thời tạo nên hệ thống phòng không đa tầng để tổ quốc không bị bất ngờ trước mọi mối đe dọa từ trên không. Còn hai “hộ vệ” đặc biệt của S-300 Việt Nam không ai khác ngoài Strela-10 và ZSU-23-4. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Theo đó 9K35 Strela-10 và ZSU-23-4 Shilka là hai tổ hợp phòng không tầm thấp có nhiệm vụ bảo vệ S-300, kể từ khi tổ hợp phòng không tiên tiến này được Quân đội ta đưa vào trang. Phạm vi tác chiến hiệu quả của các tổ hợp này là từ 2.500-5.000m và có vai trò tương tự như Pantsir-S1 đối với S-400 của Nga. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Dù ra đời đã được gần 60 năm, tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka là một trong những hệ thống vũ khí không tự hành uy lực nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay tầm thấp như máy bay chiến đầu, trực thăng trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Vũ khí chính của Shilka là bốn pháo tự động bắn nhanh 2A7 cỡ nòng 23mm kèm cơ cấu giảm giật thủy lực, đặt trên tháp pháo bọc thép dày 9,2mm, có khả năng xoay 360 độ. 5 Radar RPK- 2 "Tobol" là trái tim của tổ hợp với chức năng cảnh giới nhìn vòng, có cự ly trinh sát tới 20km kiêm đài điều khiển hỏa lực diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Mỗi nòng pháo có hộp tiếp đạn riêng biệt với cơ số 480-520 viên, đưa tổng cơ số đạn của pháo phòng không ZSU-23-4 lên đến 2.000 viên. Ngoài nhiệm vụ chính là phòng không, nó có thể được dùng để chống bộ binh hoặc các phương tiện bọc thép nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Uy lực của ZSU-23-4 thể hiện ở tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, tạo màn đạn dày đặc, mật độ cao, đủ sức tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay với tốc độ tới 450m/s, trong tầm bắn hiệu quả 2.500m.Để diệt các "vỏ thép di động" hạng nhẹ, Shilka sử dụng đạn BZT xuyên được 15 mm giáp thép đồng nhất với góc chạm 30 độ từ cự ly 100 m, hoặc lên tới 25 mm nếu bắn từ xa 400 m ở góc 0 độ. Kíp chiến đấu của Shilka gồm 4 binh sĩ: lái xe, trưởng xe, xạ thủ và trắc thủ radar. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Nếu ZSU-23-4 Shilka có tầm bắn từ vài trăm đến hơn 2.000m, thì ở tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 phạm vi tác chiến được nâng lên gấp đôi. Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam từ năm 1989. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89 trong biên Quân chủng Phòng không – Không quân của ta. Nguồn ảnh: QPVN.Về thiết kế Tổ hợp Strela-10 gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB, có khả năng cơ động cao trên nhiều loại địa hình. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa. Nguồn ảnh: QPVN.Mỗi tổ hợp tên lửa Strela-10 mang 4 đạn tên lửa 9M37 hoặc 9M37M có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn. Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Nguồn ảnh: QPVN.Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến. Nguồn ảnh: QPVN.Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái... Nguồn ảnh: QPVN.Từ các tính năng kỹ chiến thuật của Strela-10 và ZSU-23-4, bộ đôi vũ khí phòng không này kết hợp với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung khác của Quân đội ta như S-75 và S-125 tạo nên hệ thống phòng không đa tầng vừa bảo vệ quân át chủ bài S-300, vừa có thể tác chiến độc lập trong nhiều tình huống khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Hé lộ hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 của Việt Nam. (nguồn QPVN)
Giống như các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay, tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam vẫn cần tới sự bảo vệ của tổ hợp phòng không tầm thấp để chúng thể rảnh tay đối phó với những mục tiêu tầm cao, đồng thời tạo nên hệ thống phòng không đa tầng để tổ quốc không bị bất ngờ trước mọi mối đe dọa từ trên không. Còn hai “hộ vệ” đặc biệt của S-300 Việt Nam không ai khác ngoài Strela-10 và ZSU-23-4. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Theo đó 9K35 Strela-10 và ZSU-23-4 Shilka là hai tổ hợp phòng không tầm thấp có nhiệm vụ bảo vệ S-300, kể từ khi tổ hợp phòng không tiên tiến này được Quân đội ta đưa vào trang. Phạm vi tác chiến hiệu quả của các tổ hợp này là từ 2.500-5.000m và có vai trò tương tự như Pantsir-S1 đối với S-400 của Nga. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Dù ra đời đã được gần 60 năm, tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka là một trong những hệ thống vũ khí không tự hành uy lực nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay tầm thấp như máy bay chiến đầu, trực thăng trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Vũ khí chính của Shilka là bốn pháo tự động bắn nhanh 2A7 cỡ nòng 23mm kèm cơ cấu giảm giật thủy lực, đặt trên tháp pháo bọc thép dày 9,2mm, có khả năng xoay 360 độ. 5 Radar RPK- 2 "Tobol" là trái tim của tổ hợp với chức năng cảnh giới nhìn vòng, có cự ly trinh sát tới 20km kiêm đài điều khiển hỏa lực diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Mỗi nòng pháo có hộp tiếp đạn riêng biệt với cơ số 480-520 viên, đưa tổng cơ số đạn của pháo phòng không ZSU-23-4 lên đến 2.000 viên. Ngoài nhiệm vụ chính là phòng không, nó có thể được dùng để chống bộ binh hoặc các phương tiện bọc thép nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Uy lực của ZSU-23-4 thể hiện ở tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, tạo màn đạn dày đặc, mật độ cao, đủ sức tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay với tốc độ tới 450m/s, trong tầm bắn hiệu quả 2.500m.
Để diệt các "vỏ thép di động" hạng nhẹ, Shilka sử dụng đạn BZT xuyên được 15 mm giáp thép đồng nhất với góc chạm 30 độ từ cự ly 100 m, hoặc lên tới 25 mm nếu bắn từ xa 400 m ở góc 0 độ. Kíp chiến đấu của Shilka gồm 4 binh sĩ: lái xe, trưởng xe, xạ thủ và trắc thủ radar. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Nếu ZSU-23-4 Shilka có tầm bắn từ vài trăm đến hơn 2.000m, thì ở tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 phạm vi tác chiến được nâng lên gấp đôi. Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam từ năm 1989. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89 trong biên Quân chủng Phòng không – Không quân của ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Về thiết kế Tổ hợp Strela-10 gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB, có khả năng cơ động cao trên nhiều loại địa hình. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa. Nguồn ảnh: QPVN.
Mỗi tổ hợp tên lửa Strela-10 mang 4 đạn tên lửa 9M37 hoặc 9M37M có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn. Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Nguồn ảnh: QPVN.
Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến. Nguồn ảnh: QPVN.
Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái... Nguồn ảnh: QPVN.
Từ các tính năng kỹ chiến thuật của Strela-10 và ZSU-23-4, bộ đôi vũ khí phòng không này kết hợp với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung khác của Quân đội ta như S-75 và S-125 tạo nên hệ thống phòng không đa tầng vừa bảo vệ quân át chủ bài S-300, vừa có thể tác chiến độc lập trong nhiều tình huống khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Hé lộ hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 của Việt Nam. (nguồn QPVN)