Bên cạnh các hoạt động tổ chức cho các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đón Tết Nguyên đán 2018, thì nhiệm vụ trực chiến và sẵn sàng chiến đấu để tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống vẫn được Quân đội ta đặt lên hàng đầu. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó, có sự góp phần không nhỏ của các trang thiết bị, khí tài quân sự được Quân ta đưa vào trang bị trong năm vừa qua. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.Nổi bật nhất trong số khí tài trên có thể nói đến là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung Spyder, được Quân chủng Phòng không-Không quân đưa vào trang bị trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Deagel.com.Hệ thống phòng không Spyder được đánh giá là sự bổ sung phù hợp cho các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 Việt Nam đang sử dụng. Tăng cường đáng kể “độ dày” hệ thống phòng không của ta ở các tầng cao khác nhau. Nguồn ảnh: QĐND.Mỗi hệ thống phóng di động của Spyder được trang bị cụm ống phóng mang theo tối đa 4 tên lửa đất đối không, với các loại đạn tên lửa từ tầm ngắn tới tầm có tầm bắn hiệu quả từ 15km đến 35km với độ cao có thể đánh chặn mục tiêu là từ 9.000m đến 16.000m. Nguồn ảnh: gov.sg.Nếu các hệ thống phòng không Spyder hay S-300, bảo vệ vùng trời tổ quốc từ dưới mặt đất thì trên không là các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2 của ba trung đoàn không quân 935, 923 và 927 cũng thuộc biên chế Quân chủng Phòng không-Không quân. Nguồn ảnh: QĐND.Su-30MK2 hiện là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tổng số lượng hiện có là 31 chiếc, ngoài ra còn có 4 chiếc thuộc phiên bản Su-30MK có tính năng tác chiến tương đương MK2. Nguồn ảnh: Báo Đồng Nai.Tiêm kích Su-30MK2 được thiết kế đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải. Vì thế, nó có khả năng mang rất nhiều loại vũ khí, tất nhiên là tổng tải trọng rất lớn, lên tới 8 tấn cùng 12 điểm treo ở cánh và thân máy bay. Nguồn ảnh: QĐND.Còn tham gia trực chiến ở Quân chủng Hải quân, không thể không nhắc đến biên đội tàu ngầm Kilo thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong năm 2017, Lữ đoàn 189 cũng đã hoàn tất việc trang bị 6 tàu ngầm Kilo đặt mua từ Nga trước đó. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức biên chế các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo đầu tiên thuộc Project 636 từ năm 2014, và lần lượt sau đó đến năm 2017 ta mới chính thức biên chế đầy đủ cả 6 tàu ngầm loại này. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.Sau 6 năm thành lập đến nay, cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân đã tiếp nhận, huấn luyện làm chủ 6 tàu ngầm Kilo. sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.Trong khi các tàu ngầm Kilo hoạt động bên dưới mặt nước thì trên không hỗ trợ chúng là các trực thăng Ka-28 thuộc các đơn vị Không quân Hải quân, đây là trực thăng chống ngầm hiện đại nhất của Quân đội ta hiện nay. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.Và hỗ trợ cho Ka-28 hiệp đồng tác chiến với tàu ngầm Kilo trên biển không ai khác chính là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Lữ đoàn 162. Có thể nói bộ ba vũ khí này tạo nên sức mạnh mới cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa trang bị. Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.Các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 là lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam, chúng có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.Tàu được trang bị hệ thống hỏa lực hiện đại gồm tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Uran-E (8 quả), tổ hợp phòng không Palma-SU, pháo hạm AK-176M, pháo phòng không 6 nòng AK-630. Đặc biệt, trên cặp tàu thứ 2 sắp bàn giao sẽ tích hợp bệ phóng ngư lôi để tăng khả năng tác chiến chống tàu ngầm bên cạnh việc sử dụng trực thăng Ka-28. Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.Cũng trong đầu năm 2018, Quân chủng Hải quân cũng đã đưa vào biên chế chính thức cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cuối cùng mua từ Nga là 015 -Trần Hưng Đạo và 016 - Quang Trung sở hữu năng lực chống ngầm mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Hình ảnh ấn tượng về sức mạnh Hải quân, Không quân Việt Nam. (Nguồn QPVN)
Bên cạnh các hoạt động tổ chức cho các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đón Tết Nguyên đán 2018, thì nhiệm vụ trực chiến và sẵn sàng chiến đấu để tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống vẫn được Quân đội ta đặt lên hàng đầu. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó, có sự góp phần không nhỏ của các trang thiết bị, khí tài quân sự được Quân ta đưa vào trang bị trong năm vừa qua. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.
Nổi bật nhất trong số khí tài trên có thể nói đến là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung Spyder, được Quân chủng Phòng không-Không quân đưa vào trang bị trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Deagel.com.
Hệ thống phòng không Spyder được đánh giá là sự bổ sung phù hợp cho các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 Việt Nam đang sử dụng. Tăng cường đáng kể “độ dày” hệ thống phòng không của ta ở các tầng cao khác nhau. Nguồn ảnh: QĐND.
Mỗi hệ thống phóng di động của Spyder được trang bị cụm ống phóng mang theo tối đa 4 tên lửa đất đối không, với các loại đạn tên lửa từ tầm ngắn tới tầm có tầm bắn hiệu quả từ 15km đến 35km với độ cao có thể đánh chặn mục tiêu là từ 9.000m đến 16.000m. Nguồn ảnh: gov.sg.
Nếu các hệ thống phòng không Spyder hay S-300, bảo vệ vùng trời tổ quốc từ dưới mặt đất thì trên không là các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2 của ba trung đoàn không quân 935, 923 và 927 cũng thuộc biên chế Quân chủng Phòng không-Không quân. Nguồn ảnh: QĐND.
Su-30MK2 hiện là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tổng số lượng hiện có là 31 chiếc, ngoài ra còn có 4 chiếc thuộc phiên bản Su-30MK có tính năng tác chiến tương đương MK2. Nguồn ảnh: Báo Đồng Nai.
Tiêm kích Su-30MK2 được thiết kế đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải. Vì thế, nó có khả năng mang rất nhiều loại vũ khí, tất nhiên là tổng tải trọng rất lớn, lên tới 8 tấn cùng 12 điểm treo ở cánh và thân máy bay. Nguồn ảnh: QĐND.
Còn tham gia trực chiến ở Quân chủng Hải quân, không thể không nhắc đến biên đội tàu ngầm Kilo thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong năm 2017, Lữ đoàn 189 cũng đã hoàn tất việc trang bị 6 tàu ngầm Kilo đặt mua từ Nga trước đó. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức biên chế các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo đầu tiên thuộc Project 636 từ năm 2014, và lần lượt sau đó đến năm 2017 ta mới chính thức biên chế đầy đủ cả 6 tàu ngầm loại này. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.
Sau 6 năm thành lập đến nay, cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân đã tiếp nhận, huấn luyện làm chủ 6 tàu ngầm Kilo. sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.
Trong khi các tàu ngầm Kilo hoạt động bên dưới mặt nước thì trên không hỗ trợ chúng là các trực thăng Ka-28 thuộc các đơn vị Không quân Hải quân, đây là trực thăng chống ngầm hiện đại nhất của Quân đội ta hiện nay. Nguồn ảnh: chinhphu.vn.
Và hỗ trợ cho Ka-28 hiệp đồng tác chiến với tàu ngầm Kilo trên biển không ai khác chính là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Lữ đoàn 162. Có thể nói bộ ba vũ khí này tạo nên sức mạnh mới cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa trang bị. Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.
Các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 là lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam, chúng có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.
Tàu được trang bị hệ thống hỏa lực hiện đại gồm tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Uran-E (8 quả), tổ hợp phòng không Palma-SU, pháo hạm AK-176M, pháo phòng không 6 nòng AK-630. Đặc biệt, trên cặp tàu thứ 2 sắp bàn giao sẽ tích hợp bệ phóng ngư lôi để tăng khả năng tác chiến chống tàu ngầm bên cạnh việc sử dụng trực thăng Ka-28. Nguồn ảnh:Hải quân Việt Nam.
Cũng trong đầu năm 2018, Quân chủng Hải quân cũng đã đưa vào biên chế chính thức cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cuối cùng mua từ Nga là 015 -Trần Hưng Đạo và 016 - Quang Trung sở hữu năng lực chống ngầm mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Hình ảnh ấn tượng về sức mạnh Hải quân, Không quân Việt Nam. (Nguồn QPVN)