Đến cuối những năm 1970, quân đội Pháp biết rằng, xe tăng chủ lực AMX-30 của họ, không thể đánh bại các loại xe tăng mới nhất của Liên Xô như T-72. Người Pháp muốn độc lập phát triển một mẫu xe tăng, có khả năng tấn công mạnh như xe tăng M1 Abrams, nhưng cũng nhẹ hơn và được bảo vệ tốt hơn xe tăng Mỹ. Ảnh: Xe tăng AMX-30.AMX-56 Leclerc, được lấy tên của vị tướng Pháp, chỉ huy sư đoàn thiết giáp đã giải phóng Paris vào năm 1944. Vào thời điểm đó, đây là xe tăng đắt nhất thế giới, có giá 9,3 triệu USD/chiếc. Để so sánh, một chiếc M-1A2 mới có giá 7,56 triệu USD và chiếc T-90 của Nga có giá chỉ 4 triệu USD. Ảnh Xe tăng chủ lực AMX-56 Leclerc.Ba xe tăng chiến đấu chủ lực chính của phương Tây là Abrams, Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh, đều có chung thiết kế như pháo 120 mm, kíp lái 4 người và giáp composite. Mặc dù tương tự về các thông số hiệu suất chính, nhưng xe tăng Leclerc chứa nhiều “cái riêng” của Pháp. Ảnh: Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams.Thay vì nạp đạn pháo bằng sức người, Leclerc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, nên cho tốc độ bắn rất cao, đến 12 viên/phút. Bộ nạp đạn tự động cũng giúp giảm kíp lái xuống chỉ còn ba người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ). Leclerc có một súng máy cỡ nòng 12,7 mm ở vị trí đồng trục với pháo tăng, thay vì trên nóc tháp pháo, như cấu tạo cổ điển.Pháo của xe tăng Leclerc có nòng dài hơn một chút so với pháo tăng Abrams, nghĩa là về lý thuyết, nó có khả năng xuyên giáp mạnh hơn; Leclerc cũng đi tiên phong trong chế tạo các loại đạn pháo có thể lập trình. Tuy nhiên lợi thế chính của Leclerc nằm ở khả năng phòng thủ và tính cơ động của nó.Rất khó để so sánh hiệu quả của giáp tăng hiện đại, nhưng Leclerc và M1 dường như có giáp trước tương tự nhau. Thay vì chỉ dùng giáp composite Chobham như của M1, Leclerc còn kết hợp giữa giáp composite và giáp phản ứng nổ (ERA), nên có hiệu quả hơn, khi chống lại đạn xuyên động năng.Qua thực chiến tại chiến trường Trung Đông, giáp bên hông của Leclerc rõ ràng là vượt trội hơn so với M1. Các mẫu xe tăng AMX-56 Leclerc mới hơn, cũng có các miếng đệm giáp bằng titan và các hộp giáp phản ứng nổ ở bên hông, có thể kích nổ sớm tên lửa và đạn pháo bắn vào xe.Một khác biệt nữa là, Leclerc được trang bị hệ thống súng phóng lựu Galix trên nóc tháp pháo, để tiêu diệt các mục tiêu quá gần xe; súng có thể phóng nhiều loại đạn bao gồm, đạn nổ phá sát thương, đạn khói và mồi nhử hồng ngoại, để đánh lừa tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hồng ngoại và laser.Leclerc cũng có tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Abrams, khiến nó khó bị bắn trúng hơn các mẫu xe tăng khác của phương Tây. Tuy nhiên, tháp pháo nhỏ hơn, thì có ít không gian hơn, cho các nâng cấp và bố trí các thiết bị bên trong.Với trọng lượng 60 tấn, AMX-56 Leclerc nhẹ hơn 10 tấn so với hầu hết các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây. Trọng lượng nhẹ, giúp xe có tốc độ cao hơn (tối đa 70 km/h), đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn các loại xe tăng khác. Leclerc có dự trữ hành trình đến 550 km, trong khi chiếc Abrams chỉ là 400 km; yếu tố này giảm gánh nặng hậu cần cho Leclerc.UAE là khách hàng nước ngoài duy nhất mua xe tăng Leclerc. UAE đã mua 390 chiếc Leclerc (phiên bản "nhiệt đới hóa"), sử dụng động cơ V12 và 46 chiếc cho các cấu hình khác (cứu kéo, chỉ huy). Điều kỳ lạ là, những chiếc Leclerc của UAE, có hệ thống và cảm biến vượt trội so với Leclerc trang bị trong Quân đội Pháp.Ngoài ra, UAE còn có 13 chiếc Leclerc, phiên bản Azure, được trang bị giáp lồng, có thể kích nổ các loại đạn chống tăng như PRG-7 (B-41), trước khi đạn này chạm vào giáp chính của xe; ngoài ra phiên bản Leclerc Azure còn được trang bị một súng máy điều khiển từ xa, gắn trên nóc tháp pháo.Từ năm 2015, UAE đã triển khai từ 70 đến 80 chiếc Leclerc tại chiến trường Yemen; được bố trí tại đường cao tốc N-1 và yểm trợ cho lực lượng liên quân thoát khỏi Thủ đô Aden, trong sự bao vây của lực lượng nổi dậy Hauthi.Hiện chưa có thông tin nào về các cuộc giao tranh của lữ đoàn xe tăng Leclerc của UAE tham chiến tại Yemen, nên chưa rõ hiệu quả chiến đấu như thế nào? Không rõ, liệu các xe tăng Leclerc có màn “tăng đấu tăng”, với số xe tăng của phiến quân Houthis hay không?.Nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có một chiếc Leclerc nào bị phá hủy. Phiến quân Houthi đã quay được cảnh họ tiêu diệt ít nhất 9 xe tăng M1A2 của Saudi Arabi bằng tên lửa chống tăng. Ít nhất 5 chiếc M-60 Pattons và 2 chiếc AMX-30 cũng đã bị phá hủy. Ngoài ra, Houthis đã tàn phá một xe kháng mìn M-ATV của UAE, trong một cuộc phục kích.Các nguồn tin ở UAE cho biết, một chiếc Leclercs đã 4 lần bị vũ khí chống tăng làm hư hại. Có hai sự cố liên quan đến IED, một sự cố thứ ba liên quan đến một quả đạn chống tăng, đã phá tan lớp giáp Azure của xe tăng và vụ thứ tư liên quan đến một tên lửa chống tăng, nhưng chiếc xe tăng này vẫn “sống sót”.Những chiếc xe tăng Leclerc của UAE, được liên minh chống Hauthi tại Yemen đánh giá là có “ấn tượng mạnh mẽ”, bởi hiệu suất của nó. Vì vậy, vào tháng 1/2016, chính phủ Ả Rập Xê-út đã tiếp cận nhà sản xuất xe tăng Leclerc là Nexter, để bày tỏ sự quan tâm đến việc mua vài trăm chiếc Leclerc. Nguồn ảnh: Elite. Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực Leclerc đắt nhất thế giới do Pháp sản xuất.
Đến cuối những năm 1970, quân đội Pháp biết rằng, xe tăng chủ lực AMX-30 của họ, không thể đánh bại các loại xe tăng mới nhất của Liên Xô như T-72. Người Pháp muốn độc lập phát triển một mẫu xe tăng, có khả năng tấn công mạnh như xe tăng M1 Abrams, nhưng cũng nhẹ hơn và được bảo vệ tốt hơn xe tăng Mỹ. Ảnh: Xe tăng AMX-30.
AMX-56 Leclerc, được lấy tên của vị tướng Pháp, chỉ huy sư đoàn thiết giáp đã giải phóng Paris vào năm 1944. Vào thời điểm đó, đây là xe tăng đắt nhất thế giới, có giá 9,3 triệu USD/chiếc. Để so sánh, một chiếc M-1A2 mới có giá 7,56 triệu USD và chiếc T-90 của Nga có giá chỉ 4 triệu USD. Ảnh Xe tăng chủ lực AMX-56 Leclerc.
Ba xe tăng chiến đấu chủ lực chính của phương Tây là Abrams, Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh, đều có chung thiết kế như pháo 120 mm, kíp lái 4 người và giáp composite. Mặc dù tương tự về các thông số hiệu suất chính, nhưng xe tăng Leclerc chứa nhiều “cái riêng” của Pháp. Ảnh: Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams.
Thay vì nạp đạn pháo bằng sức người, Leclerc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, nên cho tốc độ bắn rất cao, đến 12 viên/phút. Bộ nạp đạn tự động cũng giúp giảm kíp lái xuống chỉ còn ba người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ). Leclerc có một súng máy cỡ nòng 12,7 mm ở vị trí đồng trục với pháo tăng, thay vì trên nóc tháp pháo, như cấu tạo cổ điển.
Pháo của xe tăng Leclerc có nòng dài hơn một chút so với pháo tăng Abrams, nghĩa là về lý thuyết, nó có khả năng xuyên giáp mạnh hơn; Leclerc cũng đi tiên phong trong chế tạo các loại đạn pháo có thể lập trình. Tuy nhiên lợi thế chính của Leclerc nằm ở khả năng phòng thủ và tính cơ động của nó.
Rất khó để so sánh hiệu quả của giáp tăng hiện đại, nhưng Leclerc và M1 dường như có giáp trước tương tự nhau. Thay vì chỉ dùng giáp composite Chobham như của M1, Leclerc còn kết hợp giữa giáp composite và giáp phản ứng nổ (ERA), nên có hiệu quả hơn, khi chống lại đạn xuyên động năng.
Qua thực chiến tại chiến trường Trung Đông, giáp bên hông của Leclerc rõ ràng là vượt trội hơn so với M1. Các mẫu xe tăng AMX-56 Leclerc mới hơn, cũng có các miếng đệm giáp bằng titan và các hộp giáp phản ứng nổ ở bên hông, có thể kích nổ sớm tên lửa và đạn pháo bắn vào xe.
Một khác biệt nữa là, Leclerc được trang bị hệ thống súng phóng lựu Galix trên nóc tháp pháo, để tiêu diệt các mục tiêu quá gần xe; súng có thể phóng nhiều loại đạn bao gồm, đạn nổ phá sát thương, đạn khói và mồi nhử hồng ngoại, để đánh lừa tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hồng ngoại và laser.
Leclerc cũng có tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Abrams, khiến nó khó bị bắn trúng hơn các mẫu xe tăng khác của phương Tây. Tuy nhiên, tháp pháo nhỏ hơn, thì có ít không gian hơn, cho các nâng cấp và bố trí các thiết bị bên trong.
Với trọng lượng 60 tấn, AMX-56 Leclerc nhẹ hơn 10 tấn so với hầu hết các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây. Trọng lượng nhẹ, giúp xe có tốc độ cao hơn (tối đa 70 km/h), đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn các loại xe tăng khác. Leclerc có dự trữ hành trình đến 550 km, trong khi chiếc Abrams chỉ là 400 km; yếu tố này giảm gánh nặng hậu cần cho Leclerc.
UAE là khách hàng nước ngoài duy nhất mua xe tăng Leclerc. UAE đã mua 390 chiếc Leclerc (phiên bản "nhiệt đới hóa"), sử dụng động cơ V12 và 46 chiếc cho các cấu hình khác (cứu kéo, chỉ huy). Điều kỳ lạ là, những chiếc Leclerc của UAE, có hệ thống và cảm biến vượt trội so với Leclerc trang bị trong Quân đội Pháp.
Ngoài ra, UAE còn có 13 chiếc Leclerc, phiên bản Azure, được trang bị giáp lồng, có thể kích nổ các loại đạn chống tăng như PRG-7 (B-41), trước khi đạn này chạm vào giáp chính của xe; ngoài ra phiên bản Leclerc Azure còn được trang bị một súng máy điều khiển từ xa, gắn trên nóc tháp pháo.
Từ năm 2015, UAE đã triển khai từ 70 đến 80 chiếc Leclerc tại chiến trường Yemen; được bố trí tại đường cao tốc N-1 và yểm trợ cho lực lượng liên quân thoát khỏi Thủ đô Aden, trong sự bao vây của lực lượng nổi dậy Hauthi.
Hiện chưa có thông tin nào về các cuộc giao tranh của lữ đoàn xe tăng Leclerc của UAE tham chiến tại Yemen, nên chưa rõ hiệu quả chiến đấu như thế nào? Không rõ, liệu các xe tăng Leclerc có màn “tăng đấu tăng”, với số xe tăng của phiến quân Houthis hay không?.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có một chiếc Leclerc nào bị phá hủy. Phiến quân Houthi đã quay được cảnh họ tiêu diệt ít nhất 9 xe tăng M1A2 của Saudi Arabi bằng tên lửa chống tăng. Ít nhất 5 chiếc M-60 Pattons và 2 chiếc AMX-30 cũng đã bị phá hủy. Ngoài ra, Houthis đã tàn phá một xe kháng mìn M-ATV của UAE, trong một cuộc phục kích.
Các nguồn tin ở UAE cho biết, một chiếc Leclercs đã 4 lần bị vũ khí chống tăng làm hư hại. Có hai sự cố liên quan đến IED, một sự cố thứ ba liên quan đến một quả đạn chống tăng, đã phá tan lớp giáp Azure của xe tăng và vụ thứ tư liên quan đến một tên lửa chống tăng, nhưng chiếc xe tăng này vẫn “sống sót”.
Những chiếc xe tăng Leclerc của UAE, được liên minh chống Hauthi tại Yemen đánh giá là có “ấn tượng mạnh mẽ”, bởi hiệu suất của nó. Vì vậy, vào tháng 1/2016, chính phủ Ả Rập Xê-út đã tiếp cận nhà sản xuất xe tăng Leclerc là Nexter, để bày tỏ sự quan tâm đến việc mua vài trăm chiếc Leclerc. Nguồn ảnh: Elite.
Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực Leclerc đắt nhất thế giới do Pháp sản xuất.